Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình | Thái Bình là một miền quê sông nước, được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; Phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương Phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng: Phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biến trong vịnh Bắc Bộ. Cùng với ba con sông lớn bao quanh, được thông nguôn với gần 70 km con sông lớn nhỏ, mảnh đất Thái Bình như một hòn đảo nổi và lại một chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Với vị trí đó, Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.
Thái Bình có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ, đường sông, đường biển thuận tiện cho phát triển kinh tế.
-
Đô thị hóa nhanh
Thái Bình đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 đạt 21,4%, cao gấp 1,65 lần so với năm 2015. Đặc biệt trong vùng khu kinh tế Thái Bình, ước tính đến năm 2025 dân số vùng sẽ đạt 227.000 người (trong đó đô thị là 94.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%), đến năm 2040 dân số là 300.000 người (đô thị là 210.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%).
Thái Bình có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, trong độ tuổi lao động trên 1 triệu người, trong đó, đã qua đào tạo 643.000 người. Có Trung tâm điện lực công suất 1.800 MW đã hòa lưới điện quốc gia. Đặc biệt, Thái Bình đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình, diện tích hơn 30.583 ha, cách thành phố Hải Phòng 35 km, kết nối tới các nước thông qua sân bay Cát Bi và cảng Lạch Huyện.
Thái Bình có tiềm năng, lợi thế về khí tự nhiên, năng lượng mặt trời, gió, có nguồn khí mỏ tự nhiên (với trữ lượng khoảng trên 10 tỷ m3) đã được khai thác, dẫn vào khu vực ven biển, sản lượng bình quân 200 triệu m3 khí/năm. Nếu kết hợp các yếu tố này, hướng đến khu kinh tế của Thái Bình và nêu đưa các năng lượng này vào lưới điện thông minh sẽ thu hút được những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thu hút được các công ty của Mỹ và cả những doanh nghiệp đến từ Nhật, Hàn Quốc…
Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Bình có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, Biển Đông
Đơn vị hành chính
Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm:
1 thành phố : TP Thái Bình
7 huyện: Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Hưng, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Vũ Thư, Thái Thuỵ với 260 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 9 thị trấn và 241 xã.
Dân số
Thái Bình là tỉnh thuần nông với tổng số nhân khẩu thường trú toàn tỉnh là: 2.056.670 người, là đơn vị hành chính Việt Nam đứng thứ 11. GRDP đạt 68.142 tỉ Đông (tương ứng với 2,9595 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,53%. Toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 169.589 người, nhiều nhất là Công giáo có 116.630 người, tiếp theo là Phật giáo có 52.671 người, đạo Tin Lành có 285 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có một người.
Y tế
Tỉnh Thái Bình có hệ thống y tế toàn diện với 22 bệnh viện, 8 trung tâm y tế và 260 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc các Trung tâm y tế huyện, thành phố.
Giáo dục
Ngành Giáo dục – Đào tạo và khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Thái Bình có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 276 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông, 2 trường đại học, 4 trường cao đẳng và 26 cơ sở dạy nghề đào tạo trên 33.500 người/năm.
Hàng năm, Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, là lao động trẻ, có trình đô văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học. Lực lượng này có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặc được đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có các khu công nghiệp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng qua các năm (từ 44,5% (năm 2016) lên 50% (năm 2018), đến năm 2019 đạt 52,5%)đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm. Giai đoạn 2020 – 2025, với mục tiêu bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 34.500 lao động trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 72%.
Du lịch
Đến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hóa lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có | 82 công trình kiến trúc đã được nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo, đến Đông Bằng, đến Tiên Ca, cung Long Hưng, với những gác chuông chạm khắc đá, các di vật quý hiếm và tài nghệ. Thái Bình có gần 30 lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên Ca, Đông Băng, hội Du xuân, hội thi nghề…Nơi đây cũng có nhiều làng nghề thủ công truyền thông như chạm bạc, thêu ren, dệt đũi, dệt chiếu…
Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa, đặc trưng như múa rối nước Nguyên Xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẻ khói Cốc mỏ… nhiều trò chơi độc đáo: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiêu, rước ông Đùng – bà Đà, chọi trâu, chọi gà…Thái Bình còn có các bãi biển Đồng Châu, có các đảo cồn Vành, côn Thủ và có làng vườn Bách Thuận bốn mùa ngát thơm hoa trái. Đó chính là tiềm năng du lịch của tỉnh.
Hạ tầng giao thông
Tại Thái Bình, mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy phát triển sớm và tương đối nhanh. Hệ thống đường bộ được phân bổ khá hợp lý với 5.614km trong đó có 98km đường quốc lộ, 312km đường tỉnh lộ, phần còn lại là đường giao thông nông thôn. Với việc hình thành các cầu Tân Đệ, Triều Dương, Qúy Cao, đã nối liền đường bộ với Nam Định và vùng tam giác tăng trưởng kinh tế.
Đường bộ
Quốc lộ 10 sang Nam Định và đi Hải Phòng: quốc lộ 39 nối Hưng Yên – Hưng Hà – Đông Hưng & Tp. Thái Bình – tt. Diêm Điền; đường 217 sang Hải Dương, Quốc lộ 37 nối Cang Diêm Điền với tỉnh Sơn La.
Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình- Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua Thái Bình…. Hệ thống đường 10 đã hoàn thành, đường 39 đang được nâng cấp. Một số câu đã được xây dựng như câu Tiêu Dương nối với Hưng Yên, cầu Tân Đệ nối với Nam Định, hệ thống đường nông thôn rất phát triển là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, du lịch giữa Thái Bình với các tỉnh bạn.
Đường sông
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân).
Thái Bình còn có nhiều cảng sống tại thành phố và các huyện, cảng quốc gia Diêm Điền đã được đầu tư xây dựng đủ khả năng đón tàu 600 tấn ra vào làm hàng, trong tương lai sẽ tiếp tục nâng cấp để có thể đón tàu đến 1.000 tấn…
Kinh tế tỉnh Thái Bình năm 2021 cất cánh
Dù chịu ảnh hưởng khó khăn do dịch bệnh COVID-19, năm 2021, tỉnh Thái Bình đứng thứ 14/63 tỉnh, thành trong cả nước về tổng sản phẩm (GRDP):
- Tổng thu ngân sách Nhà nước cũng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.
- Chỉ số GRDP trên địa bàn tỉnh Thái Bình đạt 57.112 tỉ đồng. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung gồm:
+ Khu vực Nông Lâm nghiệp và Thủy sản đạt 13.147 tỉ đồng, tăng 2,62%, đóng góp 0,63 điểm phần trăm;
+ Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt 23.388 tỉ đồng, tăng 12,04%, đóng góp 4,69 điểm phần trăm;
+ Khu vực Dịch vụ đạt 16.922 tỉ đồng, tăng 3,17% so với cùng kỳ, đóng góp 0,97 điểm phần trăm…
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% so với năm 2020, trong đó:
+ Khai khoáng tăng 3%;
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,5%;
+ Sản xuất và phân phối điện tăng 4,9%;
+ Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải nước thải tăng 11,0%.
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình đã cấp 828 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số vốn đăng ký đạt 7.974 tỉ đồng.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước là 21.000 tỉ đồng, đạt 143,6% so với dự toán, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 9.900 tỉ đồng, tăng 27,8%; thu thuế xuất, nhập khẩu ước đạt 2.000 tỉ đồng, trợ cấp ngân sách trung ương ước đạt 6.789 tỉ đồng, giảm 0,6%. – Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 17.639 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ (trong đó, chi phát triển kinh tế ước đạt 7.631 tỉ đồng, tăng 43%; chi tiêu dùng thường xuyên ước đạt 8.703 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ).
- Tạo việc làm mới cho 31.700 người (đạt 92% kế hoạch năm; bằng 97% so với cùng kỳ năm 2020); thực hiện chính sách trợ cấp thất nghiệp cho 7.932 trường hợp.
- Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%, đứng thứ 2 toàn quốc.
- Thu hút đầu tư có nhiều đổi mới; đã thu hút 89 dự án với tổng vốn đầu tư trên 20.041 tỷ đồng tăng 4,5 lần; so với năm trước. Đặc biệt đã thu hút 7 dự án FDI, tổng vốn 540 triệu USD; lớn hơn vốn đầu tư FDI của cả giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, đã thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn 440 triệu USD; vào Khu công nghiệp Green IP – 1 – Khu công nghiệp đầu tiên trong Khu kinh tế; đưa Thái Bình xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về thu hút đầu tư nước ngoài, điểm đến mới; hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát triển khu – cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình
-
Khu công nghiệp
Thái Bình đã quy hoạch chi tiết được 10 Khu công nghiệp (KCN); và đang quy lập quy hoạch 2 KCN với tổng diện tích 1.153ha; có 6 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 979,8 ha; diện tích đã cho thuê 373,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 81,8% đất công nghiệp.
Thái Bình đã xác định, đến năm 2025 ngành công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại; tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh và tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp; – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt trên 50%.
Phấn đấu xây dựng Thái Bình trở thành tinh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng; với mục tiêu tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 2025 khoảng 15,9%/năm; xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm; động lực phát triển kinh tế của tinh là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; quan trọng hàng đầu của tỉnh trong cả nhiệm kỳ 2020-2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
-
Cụm công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 44 CCN được thành lập với tổng diện tích 2.253,6ha; trong đó có 41 CCN; đã quy hoạch chi tiết và phê duyệt quy hoạch phân khu với tổng diện tích 1.729,1ha. Ngoài 7 CCN do trung tâm phát triển CCN huyện; thành phố làm chủ đầu tư hạ tầng, từ cơ chế xã hội hóa nguồn lực đầu tư; tỉnh đã thu hút được 21 doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng của 26 CCN. Cơ bản các CCN có nhà đầu tư hạ tầng, tiến độ triển khai dự án nhanh; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp; vào hoạt động thuận lợi hơn.
-
Đăng ký đầu tư
Vẫn có 11 CCN chưa có nhà đầu tư hạ tầng; một số CCN đã thành lập nhưng chưa có hoặc có ít dự án thứ cấp đầu tư như; Minh Tân, Hồng Thái (KiênXương), Tiên Phong (Hưng Hà), Đồng Tiến (Quỳnh Phụ), Cửa Lân (Tiên Hải)…
Thái Bình hiện có 242 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận (Thành phố 10; Hưng Hà 50, Kiến Xương 40, Quỳnh Phụ 35, Vũ Thư 25, Thái Thụy 28, Tiền Hải 27; Đông Hưng 27).
Theo thống kê của Phòng Công nghiệp (Sở Công Thương); đến nay các CCN đã thu hút được 439 dự án đăng ký đầu tư; với tổng số vốn đăng ký 29.112 tỷ đồng. Hiện có 281 dự án đã đi vào sản xuất; 54 dự án đang xây dựng với tổng số vốn thực hiện 20.702 tỷ đồng, sử dụng 50.990 lao động. Qua đánh giá 3 năm (2018 – 2020); giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của các CCN đạt 45,95 tỷ đồng/ha; giá trị xuất khẩu đạt 421.530 USD/ha; lao động bình quân sử dụng hơn 123 người/ha và nộp ngân sách nhà nước đạt 750,72 triệu đồng/ha.
-
Quy hoạch và phát triển các CCN
Việc quy hoạch và phát triển các CCN của tỉnh; thời gian qua đã hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp tập trung; hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của các CCN góp phần đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp của tỉnh; và kích thích sự phát triển của các khu dân cư, đô thị và xây dựng nông thôn. Các nhà đầu tư hạ tầng tham gia xây dựng CCN không chỉ huy động được nguồn lực đầu tư; giảm gánh nặng đầu tư công mà còn thu hút các thành phần kinh tế; cùng xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh hiệu quả.
Mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp trong các CCN phải đạt gần 35.000 tỷ đồng; chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 364 triệu USD; đến năm 2030 giá trị tương ứng là gần 63.000 tỷ đồng; chiếm tỷ lệ 30% và kim ngạch xuất khẩu đạt 595 triệu USD. Các CCN giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 lao động.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696