Khu công nghiệp TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh | TP Hạ Long là một trong 04 thành phố của tỉnh Quảng Ninh. TP Hạ Long là trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây cũng là trung tâm du dịch quốc gia, mang tầm vóc quốc tế với di sản thiên nhiên thế giới Hạ Lọng. Đây còn là trung tâm thương mai, dịch vụ công nghiệp cảng biển nước sâu. Nó giũ vai trò là một trong những đô thị hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nơi đây có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đông Bắc..
Hạ Long có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần 2 đô thị lớn là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tương đối gần biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Thành phố Hạ Long còn gần các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, cùng với 2 vùng phát triển chiến lược khác là Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế Vân Đồn. Thành phố Hạ Long có đường bờ biển trải dài trên Vịnh Bắc Bộ gần 50km.
Chính vì thế, Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quan hệ thương mại và đản bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm du lịch, đầu mối về công nghiệp, thương mai và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN – Việt Nam – Trung Quốc.
-
Thành phố du lịch
Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch, trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Năm 2015 số du khách đến Hạ Long đạt trên 6 triệu lượt người. Hạ Long nổi tiếng với Vịnh Hạ Long, được Unesco lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Ngày 12 tháng 11 năm 2012, vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hạ Long đã được nhận Cúp quốc gia về môi trường là Thành phố xanh – sạch – đẹp.
Ngày 10/10/2013, Thành phố Hạ Long được thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 1838/QĐ-TTg.
Đến nay thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế – xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đường bộ và hiện tại, là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn
Phía tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Phái nam giáp huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng và vịnh Bắc Bộ
Phía bắc giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và huyện Ba Chẽ.
Đơn vị hành chính
Ngày 17/12/2019, sau khi sát nhập với huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long mới có diện tích tự nhiên 1.119,36km2, quy mô dân số năm 2019 là 322.710 người.
Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long có 33 đơn vị cấp xã, bao gồm:
21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu;
12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai,
Hạ tầng giao thông phát triển đột phá
Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển, TP Hạ Long luôn khẳng định vị trí chiến lược quan trọng khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ
Đường bộ:
Hiện nay màng lưới giao thông đến thành phố Hạ Long chủ yếu gồm 3 tuyến đường QL18, QL 279, đường tỉnh 337 với tổng chiều dài trên 50km. Mạng lưới giao thông nội thị của TP Hạ Long có tổng chiều dài trên 380 km, trong đó gồm các đường trục chính, phố chính và các đường ngõ.
Hạ Long nằm chính giữa QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Điểm đầu của tuyến QL 279 thuộc thành phố Hạ Long.
Các tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn, Hạ Long – Nội Bài (Hà Nội); nâng cấp và mở rộng QL 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương đã được thành phố Hạ Long hoàn thành.
Đường sắt
Tp Hạ Long có 65km đường sắt quốc gia nhánh Yên Viên – Cái Lân chạy qua. Ngoài ra, còn khoảng 200km đường sắt chuyên dùng của ngành Than ở khu vực Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả. TP cũng đã hoàn thành cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.
Đường hàng không
Thành phố có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thủy phi cơ. Hiện nay có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy và cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.
Từ tháng 9/2014, Hàng không Hải Âu bắt đầu cung cấp dịch vụ bay thủy phi cơ 45 phút từ bến cảng Tuần Châu đến sân bay Nội Bài.
Từ cuối năm 2018 đã có Sân bay quốc tế Vân Đồn đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố.
Đường thủy
Thành phố có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thủy.
Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Cảng xăng dầu B12 là cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sau bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta.
Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh.
Việc phát triển về giao thông đường thủy cũng giúp giảm tải đối với giao thông đường bộ, vì vậy thành phố đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một số cảng, bến du lịch trên địa bàn gồm: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng Quốc tế và cảng tàu du lịch Hồng Gai để tăng cường vận tải đường biển, thu hút nhiều du khách của các nước trên thế giới; đầu tư, xây mới, cảng tàu khách du lịch Bến Đoan để khai thác tiền năng du lịch và giữ chân du khách lưu trú lại thành phố; đầu tư hệ thống bến thuyền phục vụ du lịch. . .
Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040
Tại Quyết định số 1959/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành đã đưa ra mục tiêu: Xây dựng, phát triển thành phố Hạ Long trở thành đô thị dịch vụ, du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ, du lịch quốc gia mang quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại và đồng bộ gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững đi sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.
Quy mô lập quy hoạch: Diện tích tự nhiên khoảng 1.121.322 km2(113.32 ha). Dân số thường trú năm 2020 khoảng 327.400 người.
Dự báo quy mô phát triển dân số đến năm 2030 khoảng 620.000-650.000 người; đến năm 2040 khoảng 800.000-830.000 người.
Mục tiêu phát triển thành phố Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc. Nâng cao vai trò, vị thế của thành phố Hạ Long, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, tạo giá trị phát triển mới để tăng sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Lộ trình thực hiện:
+ Giai đoạn 2019-2020: thành phố hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị; xây dựng đề án phát triển đô thị xanh gắn với mô hình đô thị thông minh.
+ Giai đoạn 2021-2030 sẽ phát triển và nâng cao chất lượng không gian ven biển; xây dựng hoàn thiện các tuyến đường ven biển, không gian công cộng và dịch vụ công cộng ven biển.
+ Giai đoạn 2031-2040 sẽ mở rộng kết nối ra các khu vực lân cận, như Quảng Yên, Cẩm Phả để tạo không gian phát triển hài hòa, dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long.
Phát triển kinh tế 9 tháng đầu năm 2021
Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; nhưng theo số liệu thống kê của UBND TP Hạ Long; tình hình phát triển KT-XH trong 9 tháng năm 2021 vẫn đạt những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu cơ bản trong phát triển KT-XH của thành phố cơ bản đều đạt kế hoạch đề ra. Nổi bật như:
+ Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 1.200 tỷ đồng;
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25.320 tỷ đồng;
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt 87%;
+ Tạo việc làm mới cho gần 5.000 lao động;
+ Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,5%.
TP Hạ Lọng đạt mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng GRDP năm 2021 là 15,6%.
Phát triển khu công nghiệp TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Để phát triển công nghiệp; TP Hạ Long đã quan tâm đầu tư nguồn lực, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đây chính là tiền đề để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư; đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất; kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Thành phố định hướng phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch hoạt động sản xuất công nghiệp; và dịch vụ cảng sang sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ hậu cần và kho bãi; với diện tích khoảng 1.416ha, bao gồm: Khu công nghiệp sạch, công nghệ cáo Việt Hương; chuyển đổi Khu công nghiệp Cái Lân sang công nghiệp sạch; dài hạn có thể chuyển đổi thành khu vực phức hợp dịch vụ đô thị và dịch vụ cảng.
Năm 2020, TP Hạ Long đã thực hiện giải phóng mặt bằng đối với 105 dự án; đảm bảo đúng tiến độ, không có dự án nào vì vướng mặt bằng; mà ảnh hưởng đến việc triển khai dự án của các doanh nghiệp và chủ đầu tư; trong đó nhiều dự án trọng điểm như: Cải tạo, nâng cấp QL18A; đoạn từ nút giao đường Hoàng Quốc Việt đến cầu Bãi Cháy; tuyến đường nối Khu Công nghiệp Cái Lân qua; Khu Công nghiệp Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; cầu Cửa Lục 1; tuyến đường kết nối từ điểm đầu cầu Cửa Lục 1 đến ngã ba Kênh Đồng; hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Việt Hưng…
Thu hút đầu tư hiệu quả
Với những giải pháp tích cực; TP Hạ Long đã tạo đà cho các khu công nghiệp trên địa bàn phát triển, thu hút đầu tư hiệu quả.
Hiện, TP Hạ Long đang có 2 KCN là KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng. Ngoài ra còn có cụm công nghiệp Hà Khánh, diện tích 50,01 ha.
KCN Cái Lân là KCN đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh. Nhà đầu tư chính của KCN Cái Lân là Công ty Cổ phần xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997; KCN Cái Lân là KCN duy nhất của tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ lấp đầy 100%.
Khu công nghiệp Việt Hưng tại Xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; có quy mô 301 ha. KCN có vị trí vô cùng thuận lợi cho việc lưu thông; kết nối với các KCN trong tỉnh cũng như với các tỉnh thành trên cả nước; bằng cả hệ thống đường bộ – đường sắt – đường thủy – đường hàng không. Khu Công nghiệp Việt Hưng giai đoạn 1 hiện đã thu hút được 10 dự án đầu tư thứ cấp; vào sản xuất, kinh doanh (6 dự án FDI, 4 dự án trong nước); với tổng vốn đăng ký trên 2.100 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho 2.400 lao động.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696