Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình | Hòa Bình là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình nằm ở phía bắc tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà. Tổng diện tích của thành phố này là 348,65 km.

Thành phố Hòa Bình đang đổi thay mạnh mẽ, từng bước khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Và tương lai không xa, TP Hòa Bình sẽ là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị cửa ngõ, cầu nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.

Hiện nay, KT-XH của thành phố chuyển dịch theo hướng tăng trưởng bền vững gắn bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp ngày càng phát triển với nhiều giải pháp được triển khai. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tập thể, trên địa bàn đã có hơn 50 HTX và gần 20 tổ hợp tác thu hút khoảng 1.000 lao động. Kinh tế tư nhân phát triển với hơn 2.000 DN và trên 7.000 hộ kinh doanh. Trong 2 năm 2020, 2021, khối DN, HTX đóng góp ngân sách trên 205 tỷ đồng, chiêm khoảng 30% tổng thu ngân sách trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 35.000 lao động.

  • Thành phố Hoà Bình

Đến nay, TP Hoà Bình đứng đầu cấp huyện về số dự án đầu tư với 195 dự án, trong đó gần 60 dự án trong khu, cụm công nghiệp. Thành phố có tới 21/33 dự án nhà ở thương mại của cả tỉnh. Nhiều dự án khi hoàn thành sẽ tạo diện mạo, tầm vóc mới cho nơi đây như: khu đô thị (KĐT) mới Hòa Bình – Geleximco, KĐT mới Trung Minh A, Trung Minh B, KĐT Thống Nhất, Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đào Ngọc, Nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm….

Với vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh, TP Hòa Bình được đón nhận nhiều thời cơ, thuận lợi, song cũng đối diện với không ít khó khăn, thách thức trên hành trình phát triển. Cùng với đó, thành phố được xác định là vùng đô thị – công nghiệp, vùng động lực KT-XH của tỉnh, là động lực kéo theo các tiểu vùng khác phát triển. Để xứng tầm là “trái tim” của tỉnh và trọng trách vùng động lực, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã chung sức, đồng lòng để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa và vùng kinh tế năng động.

Vị trí địa lý

Thành phố Hòa Bình nằm ở phía bắc tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km về phía bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Kim Bôi và huyện Lương Sơn
  • Phía tây giáp huyện Đà Bắc
  • Phía nam giáp huyện Cao Phong
  • Phía bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và hai huyện Ba Vì, Thạch Thất thuộc thành phố Hà Nội.

Đơn vị hành chính

Năm 2020 là năm đi vào lịch sử khi sáp nhập toàn bộ huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình.. Sau nhập, thành phố có 10 phường, 9 xã, diện tích tăng lên 348,65 km2, dân số trên 135.000 người.

Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm:

12 phường: Dân Chủ, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Kỳ Sơn, Phương Lâm, Quỳnh Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang, Thống Nhất, Trung Minh;

7 xã: Độc Lập, Hòa Bình, Hợp Thành, Mông Hóa, Quang Tiến, Thịnh Minh, Yên Mông.

Dân số Dân số trung bình của thành phố là 90.920 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608 người/km2 (lớn gấp 3,9 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh). Trong đó số dân đồng nhất là dân tộc Kinh rồi đến các dân tộc: Mường, Dao, Thái, Tày.

Giáo dục

Chất lượng dạy và học của thành phố không ngừng được nâng cao ở các cấp học, 100% số giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. Đến nay toàn thành phố có tổng số 50 trường học trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, 73% số phòng học được xây dựng kiên cố .

Y tế

Trên địa bàn thành phố, tất cả các phường xã đều có trạm y tế cơ sở và phòng tuyên nền giáo dục sức khỏe cộng đồng. Hệ thống bệnh viện được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khám bệnh của nhân dân.

Du lịch

Thành phố Hòa Bình có rất nhiều phong cảnh tráng lệ, dòng sông Đà đã đi vào thơ ca, hồ Hòa Bình ví như một “Vịnh Hạ Long trên núi”, động Tiên Phi với dải nhũ đá tựa bóng dánh nàng tiên trong tư thế bay bổng… và những di tích lịch sử, văn hóa cùng kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của các tộc người. Đó là những tiềm năng nổi bật để thành phố Hòa Bình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Toàn thành phố có 8 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có 2 di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia. Khu sinh thái rừng đầu nguồn Núi cô, Thác Giăng. Đặc biệt là vùng hồ Hòa Bình, gồm 47 hòn đảo lớn, nhỏ tạo ra không gian như Vịnh Hạ Long trên núi với nhiều loài động, thực vật quý hiếm còn được bảo tồn.

Với tiềm năng phát triển du lịch trên, lượng khách du lịch đến thành phố tăng bình quân hằng năm trên 10%.

Hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông được thành phố Lu tiên nguồn lực đầu tư, tạo diện mạo, động lực phát triển; như: Đường Hòa Lạc – TPHB; cầu Hòa Bình 2, 3, các tuyến đường: Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ; Hòa Bình, tỉnh lộ 435… Sắp tới nhiều công trình; dự án quan trọng sẽ được đầu tư như: Các cây cầu Hòa Bình 4, 5, 6; tuyến giao thông liên kết vùng Mông Hóa – Kim Bôi, Hòa Bình – Độc Lập – Kim Bôi..; nhất là dự án đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng; đẩy mạnh giao thương giữa TPHB với Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận; phục vụ thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH…

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 2 cây cầu bắc qua sông Đà; là cầu Hòa Bình và cầu Hòa Bình 3.

Quốc lộ 6 chạy theo hướng đông bắc – tây nam, từ huyện Lương Sơn sang địa phận thành phố; rồi men theo bờ sông Đà xuống phía nam thành phố.

Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6; có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai; thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa.

Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đi qua địa bàn các xã, phường Quang Tiến; Mông Hóa, Kỳ Sơn và kết thúc tại phường Trung Minh.

Kinh tế thành phố Hoà Bình

Năm 2021; sự phát triển của thành phố được ghi dấu bằng những con số ấn tượng: thu NSNN 723,505 tỷ đồng; tăng khoảng 35% chỉ tiêu giao; thu nhập bình quân đạt 75 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,97 %; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 78%;… TP Hoà Bình đang có những bước tiến mới để thực hiện mục tiêu trở thành đô thị văn minh; hiện đại, hài hòa và bền vững.

Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

TP Hoà Bình đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2025; thành phố Hòa Bình hướng tới các mục tiêu như: Đạt tiêu chí của đô thị loại II; tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 19%; thu nhập bình quân đầu người đạt 110 triệu đồng, tổng thu NSNN đạt 1.000 tỷ đồng trở lên; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm đạt 65 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt 80% trở lên, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý trên 95%…

Với quyết tâm chính trị; mục tiêu rõ ràng, cách làm phù hợp; tin rằng thành phố Hòa Bình sẽ có sự phát triển bứt phá; sớm trở thành trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Tây Bắc.

Phát triển khu – cụm công nghiệp TP Hòa Bình

Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được thành phố chú trọng đầu tư. Hiện, thành phố có 6 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 620 ha; chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên. Cơ bản các khu, cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp; hoạt động SX-KD, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Việc quan tâm đầu tư hạ tầng các khu; cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng để đón làn sóng đầu tư.

KCN bờ trái Sông Đà thành phố Hòa Bình
Khu công nghiệp TP Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cà chiều rộng và chiều sâu. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp cao, có ưu thế về nguyên liệu, thị trường; xử lý nước thải, rác thải; năng lượng tái tạo; công nghiệp hỗ trợ và các ngành sử dụng nhiều lao động.

Tính đến đầu năm 2021; trên địa bàn có gần 109 doanh nghiệp; và gần 1.500 hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực công nghiệp; xây dựng, thu hút gần 14.000 lao động. Các sản phẩm tập trung chủ yếu vào hàng may mặc, phụ kiện, linh kiện điện tử. Các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch các loại; sản xuất chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng; gia công cơ khí… tiếp tục được phát triển.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale