Khu công nghiệp TP Thái Bình tỉnh Thái Bình

Khu công nghiệp TP Thái Bình tỉnh Thái Bình

Khu công nghiệp TP Thái Bình tỉnh Thái Bình | Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng… của tỉnh và cũng là một trong 8 thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km, đồng thời là đầu mối giao thông của tỉnh, thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố trong vùng như Hải Phòng, Nam Định, động bằng sông Hồng qua quốc lộ 10.

Những năm gần đây, thành phố Thái Bình có tốc độ đô thị hóa nhanh. UBND thành phố xác định tu tiên thực hiện các lĩnh vực quy hoạch xây dựng – giao thông – đô thị và xử lý các vấn đề trong phát triển đô thị như ngâm hóa, giao thông, môi trường, xử lý nước thải, rác thải.

Đồng thời, phối hợp triển khai xây dụng chính quyền điện tử, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai lắp đặt hệ thống camera trên các trục chính giao thông, bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông; tổ chức trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp… góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng thành công thành phố thông minh trong tương lai.

Thành phố thông minh sẽ cho phép sự chia sẻ đầy đủ về thông tin dữ liệu giữa các ngành, giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền, đáp ứng và hỗ trợ các nhu cầu hiện nay của thành phố.Thành phố đã hoàn thành quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Vị trí địa lý

Thành phố Thái Bình nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông nam và phía nam giáp huyện Kiến Xương
  • Phía tây và phía tây nam giáp huyện Vũ Thư Phía bắc giáp huyện Đông Hưng.

Đơn vị hành chính

Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: 10 phường: Bố Xuyên, Đề Thám, Hoàng Diệu, Kỳ Bá, Lê Hồng Phong, Phú Khánh, Quang Trung, Tiên Phong, Trần Hưng Đạo, Trần Lãm; 9 xã: Đông Hoà, Đông Mỹ, Đông Thọ, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Chính, Vũ Đông, Vũ Lạc, Vũ Phúc.

Dân số

Dân số TP năm 2019 là 206.037 người, trong đó hơn 60% là dân thành thị. Có trên 63 ngàn lao động làm việc trong ngành công nghiệp, tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,19%.

Y tế

Trên địa bàn thành phố Thái Bình có hệ thống y tế phát triển, gồm: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 200 giường, trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Tinh, Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Tâm thân; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện da liễu; Bệnh viện Lao và bệnh phổi; Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng: Bệnh viện Y học cổ truyên Thái Bình. Ngoài ra có 5 bệnh viện tư nhân với tổng số giường bệnh là hơn 1.695 giường. Bệnh viện đa khoa thành phố; Trung tâm y tế thành phố, với 100 giường. Các địa phương có tổng 19 trạm y tế trong các phường, xã với gần 100 giường.

Dự án Khu Trung tâm Y tế Thái Bình rộng 42ha có các dự án như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 1.000 giường bệnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, Trung tâm giám định Y khoa, Bệnh viện đa khoa tư nhân Lâm Hoa (cơ sở II), Bệnh viện phụ sản tư nhân, Bệnh viện đa khoa cộng đồng và Trung tâm xét nghiệm – chẩn đoán chất lượng cao, Phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe và Vận chuyển cấp cứu… đang được triển khai nhưng công tác xây dựng khá là chậm so với tiến độ đề ra.

Giáo dục

Hệ thống cơ sở giáo dục toàn diện với các trường Đại học, Cao đẳng, THPT và nhiều trường tiểu học & THCS, bao gồm: Có 2 trường Đại học và 4 trường Cao đẳng, 5 trường THPT.

Hạ tầng giao thông

TP Thái Bình có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ.

Đường bộ

QL10 mở rộng với mặt cắt 45m; QL39 mở rộng với mặt cắt là 32m; QL39B đoạn từ cầu Thái Bình đi huyện Kiến Xương mở rộng với mặt cắt là 45m; TL454 mở rộng với mặt cắt là 36m.

Vành đai I: Hình thành trên cơ sở kết nối khép kín một số tuyến đường chính gồm: Trần Thái Tông – Long Hưng – Quang Trung – Hai Bà Trưng.

Vành đai II: Hình thành do kết nối tuyến đường vành đai phía Bắc (tuyến tránh Quốc lộ 10) với tuyến đường vành đai phía Nam (đang thi công). Đường xây dựng mới & đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng với tốc độ thiết kế là 80km/h.

Vành đai III: định hướng có cự ly từ 3 – 5 km so với vành đai I, đi qua địa phận của các huyện lân cận. Tuyên này nhằm gia tăng năng lực của hệ thống giao thông Thành phố, các khu vực phụ cận, đồng thời gia tăng năng lực của các tuyến giao thông cấp vùng đi như cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, đường sắt, đường QL10, QL39, ĐT 39B, ĐT 454.

Đường sông

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sông qua Thành phố đảm bảo cho các phương tiện đi lại phục vụ du lịch, giải trí, sản xuất và chuyên chở vật liệu. Trong đó sông Trà Lý đạt tiêu chuẩn đường thuỷ nội địa cấp II.

Kinh tế TP Thái Bình năm 2021

Năm 2021, đại dịch Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của TP. Thái Bình.

Trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với những giải pháp quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”, năm 2021, kinh tế Thành phố vẫn tiếp đà tăng trưởng:

  • Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 44.049,7 tỷ đồng, tăng 12,74% so với cùng kỳ.
  • Công nghiệp – xây dựng đạt 34.711,7 tỷ đồng, tăng 15,88%; – Thương mại – dịch vụ đạt 8.520 tỷ đồng, tăng 2,65%;
  • Nông nghiệp – thủy sản đạt 818 tỷ đồng;
  • Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.777,9 tỷ đồng, bằng 115,1% dự toán; – Xuất khẩu đạt 1.256,5 triệu USD, tăng 18,36%;
  • Tạo việc làm mới cho 31.700 người, trong đó, lao động đi làm việc ở tinh ngoài 7.170 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.230 người.
  • Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố năm 2021 đạt 11.425 tỷ đồng tăng 5,81% so với năm 2020.

Quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng cơ bản đạt nhiều kết quả; hoàn thiện các điều kiện cần thiết (về quy hoạch, cơ chế, chính sách…) làm cơ sở để phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đô thị năm 2021, giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 2021 – 2025

Thành phố phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 12,7%/năm, thu ngân sách tăng 12,0%/năm trở lên, kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%/năm trở lên. Đến năm 2025, quy mô kinh tế chiếm tỷ trọng trên 25% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt 93 triệu đồng/năm trở lên; 2/3 số đơn vị hành chính cấp xã là phường; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 80%; cơ bản hoàn thành phát triển không gian đô thị hai bên sông Trà Lý và các tuyến giao thông đối ngoại kết nối với Thành phố.

Phấn đấu đến năm 2025, TP. Thái Bình trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh; đến năm 2030 ở trong nhóm các đô thị phát triển khá; đến năm 2045 trong nhóm các đô thị dẫn đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong những đầu mối trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của cả nước.

8 chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu cuta TP Thái Bình giai đoạn 2021-2025
  • Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất 12,7%/năm trở lên (công nghiệp – xây dựng 12,8%/năm; thương mại – dịch vụ 13,2%/năm; nông nghiệp – thủy sản 0,1%/năm).
  • Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 10,5%/năm.
  • Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước 8,5%/năm (không tính thu từ sử dụng đất)
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025 là 111.680 tỷ đồng.
  • Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: công nghiệp – xây dựng 66,5%, thương mại – dịch vụ 33,5%, nông nghiệp – thủy sản 1%.
  • Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 80% trở lên.
  • Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 93 triệu đồng năm.
  • Tỷ lệ lao động nông nghiệp, thủy sản so với tổng lao động đến năm 2025 là 12,5%.

Phát triển khu – cụm công nghiệp TP Thái Bình

TP Thái Bình không ngừng xây dựng, hoàn thiện, bổ sung các nhiệm vụ; giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả. Đề án tái cơ cấu các ngành kinh tế; trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại gắn với đầy mạnh chuyển dịch tăng tỷ trọng; các ngành có kỹ thuật, hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm năng lượng; thân thiện với môi trường. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí chế tạo…

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các khu, cụm công nghiệp; song song với tái cấu trúc các cụm công nghiệp trong nội thành, phát triển sản xuất; nhưng đảm bảo môi trường trong sạch, không ô nhiễm. Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp tái cơ cấu; chuyển sang kinh doanh dịch vụ, thương mại.

Hiện TP Thái Bình quy hoạch những khu, cụm công nghiệp sau:

KCN Nguyễn Đức Cảnh; diện tích 102 ha (xã Phú Xuân – phường Trần Hưng Đạo – phường Tiền Phong)

Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình
Khu công nghiệp TP Thái Bình tỉnh Thái Bình

KCN Phúc Khánh; diện tích 300 ha (xã Phú Xuân – phường Phúc Khánh)

Khu công nghiệp (KCN) Phúc Khánh- Thái Bình
Khu công nghiệp TP Thái Bình tỉnh Thái Bình

KCN Tiên Phong: diện tích 56 ha (phường Tiên Phong)

KCN Sông Trà; diện tích 250 ha (xã Tân Bình)

KCN Gia Lễ; diện tích 85 ha (xã Đông Thọ – xã Đông Mỹ; thành phố Thái Bình & xã Đông Dương – xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng)

CCN Phong Phú, diện tích 78 ha (phường Tiên Phong)

CCN Trần Lãm; diện tích 9,33 ha (phường Trần Lãm)

Các KCN và CCN trên; đã thu hút hàng trăm dự án với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng; và tạo việc làm cho trên 50.000 lao động.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook