Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình

Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình

Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình có diện tích: 10.000 HA- thời hạn: 2047. Khu kinh tế (KKT) Hòn La được thành lập theo quyết định số 79/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Khu kinh tế Hòn La có quy mô diện tích 10.000 ha, trong đó phần đất liền khoảng 8.900 ha, phần đảo và biển khoảng 1.100 ha.

Khu kinh tế Hòn La là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa; dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện.

KKT Hòn La là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phụ trợ theo Quy hoạch Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình. Khu kinh tế Hòn La là nơi tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Bình như công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện năng, đóng tàu, công nghiệp xi măng, sản xuất thủy tinh, cùng các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Đầu tư trên 1.350 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình thiết yếu

KKT Hòn La đã được đầu tư trên 1.350 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình thiết yếu, như: KCN Cảng Biển Hòn La; KCN Hòn La II; hệ thống các đường trục kết nối trong KKT với các tuyến giao thông huyết mạch bên ngoài; nhà máy xử lý nước thải; đường nối KKT Hòn La với KCN Xi Măng tập trung Tiến Hóa – Châu Hóa – Văn Hóa…

Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình đang từng bước xúc tiến đầu tư xây dựng cảng Hòn La giai đoạn 2 với quy mô đầu tư xây dựng cho tàu 50.000 – 70.000 tấn neo đậu và bốc xếp hàng hóa. Hứa hẹn trong tương lai khi hoàn thành, dự án sẽ là cú “huých” mạnh mẽ cho nền kinh tế của tỉnh.

Về ranh giới:

Khu kinh tế Hòn La bao gồm 6 xã ven biển của huyện Quảng Trạch là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân; khu hạt nhân của khu kinh tế Hòn La là Quảng Đông, Quảng phú;

KKT được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh

+ Phía Nam giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch

+ Phía Tây giáp các xã: Quảng Kim, Quảng Tiến và Quảng Châu huyện Quảng Trạch

+ Phía Đông giáp biển Đông

Vị trí đắc địa:

KKT Hòn La sở hữu nhiều lợi thế do nằm trong khu vực quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kết nối với KKT Vũng Áng tạo động lực phát triển cho toàn khu vực.

KKT Hòn La còn bao gồm những quần thể du lịch nổi bật, như: khu lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, đền thánh mẫu Liễu Hạnh… Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các khu du lịch tại Hòn La.

Cơ sở hạ tầng

Cầu Hữu Nghị III nối liền Thái Lan – Lào với tuyến đường 12A, nhu cầu vận tải từ Thái Lan qua lào đến cảng Hòn La đi ra biển ngày càng lớn, góp phần tạo thành khu vực kinh tế năng động, hoàn chỉnh hạ tầng hành lang kinh tế Đông – Tây từ Cha Lo về đến Hòn La.

Giao thông nội bộ

Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đối ngoại của Khu kinh tế Hòn La với các tuyến trọng điểm đúng các cấp bậc kỹ thuật quy định; nâng cấp quốc lộ 1A đi qua khu kinh tế Hòn La; cải tạo nâng cấp quốc lộ 12A trở thành một trục đường mang tính chất xuyên Á; hoàn thiện hệ thống đường trong khu kinh tế Hòn La, đường ra cảng và các tuyến đường khác theo quy hoạch khu kinh tế Hòn La; nâng cấp và duy tu bảo dưỡng các tuyến đường liên xã.

Xây dựng tuyến đường sắt nối từ nhà máy xi măng Sông Gianh tới cảng Hòn La

Nâng cấp, hiện đại hóa cảng hàng không Đồng Hới nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không trong khu vực.

Hệ thống điện

Đầu tư phát triển hệ thống đường dây và trạm biến áp trung gian để đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải điện cho sản xuất công nghiệp, thủy lợi, các ngành sản xuất khác và nhu cầu điện sinh hoạt cho dân cư khu vực Hòn La.

Hệ thống nước

Hoàn thành dự án cấp nước, cải tạo và đổi mới hệ thống cấp nước hiện có, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nước cho sản xuất và sinh hoạt của khu vực.

Triển khai xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn phù hợp với tiến độ đầu tư phát triển trong khu kinh tế Hòn La. Cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu kinh tế Hòn La:

  • Khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình, khu vực Bắc Trung Bộ và cả miền Trung nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước.
  • Xây dựng và phát triển khu kinh tế Hòn La thành khu kinh tế tổng hợp với các ngành chủ chốt là công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện năng, đóng tàu biển, tàu đánh ca, công nghiệp xi măng, sản xuất thủy tinh cùng với các ngành công nghiệp bổ trợ khác; dịch vụ cảng biển Hòn La, phát triển du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến, khu đô thị và một số ngành kinh tế khác.
  • Xây dựng và kinh doanh khu phi thuế quan gắn với việc đầu tư khai thác có hiệu quả cảng Hòn la để cùng với quốc lộ 1A, 12A, của khẩu Cha Lo, Cầu Treo, Lao Bảo tạo thành cửa ngõ quan trọng thông ra biển Đông của Nam Lào, Đông Bắc Thải Lan và Tiểu vùng sông Mê Kông.
  • Tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng, nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
  • Mục tiêu của giai đoạn 5 năm trước mắt là:

Tiếp tục đầu tư xây dựng cảng biển Hòn La; xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp cảng biển Hòn La với hệ số “lấp đầy” cao. Hình thành một số hạng mục cơ bản theo quy hoạch của khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến. Phát triển các điểm dân cư đô thị, từng bước hình thành khu đô thị mới hiện đại, văn minh phù hợp với khu kinh tế mang tính động lực.

  • Hoàn thành xây dựng các trục giao thông liên vùng và nội vùng, các khu chức năng theo quy hoạch chi tiết được duyệt, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển tại khu hạt nhân (Quảng Đông, Quảng Phú) của khu kinh tế Hòn La, bước đầu khai thác cảng, khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu du lịch…
  • Trong các giai đoạn tiếp theo; phát triển theo hướng từ Quảng Đông tới Quảng Xuân với các bước đi thích hợp. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chuẩn bị các điều kiện tiền đề để phát triển theo quy hoạch khu vực 4 xã Cảnh Dương, Quảng Tùng, Quảng Hưng, Quảng Xuân. Tiếp tục xây dựng và đầu tư phát triển hạ tầng của khu kinh tế Hòn La. Thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt và tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu phi thuế quan.

Các khu chức năng của KKT

  1. Khu phi thuế quan: diện tích 200ha, phát triển các hoạt động sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại và dịch vụ, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác.
  2. Khu thuế quan: diện tích 9.800 ha gồm:
    • Khu công nghiệp phát triển với các ngành công nghiệp như nhiệt điện, đóng tàu, chế biến khoáng sản, luyện cán thép, vật liệu xây dựng, lọc hóa dầu và các ngành công nghiệp bổ trợ khác
    • Khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng được đầu tư với công suất cho tàu đến 10 vạn tấn và trong tương lai cảng Hòn La sẽ là một cảng trung chuyển lớn của khu vực
    • Ngoài ra trong khu chức năng này phát triển các khu du lịch, dịch vụ, khu dân cư, khu đô thị, khu hành chính…

Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu trong khu kinh tế Hòn La

1. Phát triển công nghiệp

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp gắn với các thế mạnh của khu kinh tế Hòn La như các ngành công nghiệp gắn với khai thác biển và cảng biển, công nghiệp sản xuất điện năng, các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu, các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến. Hình thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tầm ảnh hưởng lớn, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế nhằm tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài.

Tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn chỉnh khu công nghiệp cảng biển Hòn La; hình thành trung tâm nhiệt điện và công nghiệp đóng tàu, các cụm – điểm công nghiệp trong khu kinh tế Hòn La. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường.

2. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ và hình thành khu phi thuế quan

Tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực; sản phẩm dịch vụ chủ yếu như dịch vụ cảng và vận tải biển du lịch, thương mại, tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông…

a) Phát triển dịch cảng và vận tải biển:
    • Về dịch vụ cảng; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như: đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; lai dắt tàu biển; đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; cung ứng tàu biển, thủy thủ; giao nhận và kiểm đếm hàng hóa; bốc dỡ hàng hóa, kho bãi, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh; sửa chữa tàu biển tại cảng; vệ sinh môi trường biển; cứu hộ trên biển…
    • Về vận tải biển: nghiên cứu phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng từng bước xây dựng đội tàu vận tải phù hợp để tham gia vào vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hòn La.
b) Phát triển ngành du lịch

Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngành du lịch; ưu tiên phát triển một số khu du lịch hiện đại, quy mô lớn; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch; tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ du lịch; ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào phát triển du lịch; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội; phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch; (du lịch núi, thăm quan danh lam thắng cảnh, thám hiểm; du lịch biển, thể thao giải trí, nghĩ dưỡng, tắm biển…); gắn phát triển du lịch của khu kinh tế Hòn La với Phong Nha – Kẻ Bàng; và các điểm du lịch khác trong vùng.

c) Phát triển thương mại

Hình thành khu thương mại trong khu đô thị mới. Cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ ở các xã, chợ đầu mối, bến xe;… Ưu tiên phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất;… Quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; (chợ, trung tâm thương mại, kho ngoại quan, trung tâm hội trợ, triễn lãm, xúc tiến thương mại…)

d) Phát triển các dịch vụ khác

Phát triển các ngành dịch vụ khác như tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bưu chính – viễn thông; tư vấn pháp lý, tư vấn kinh doanh, dịch vụ khoa học – công nghệ, công chứng, giám định; bán đấu giá tài sản…

e) Định hướng phát triển của khu phi thuế quan

Hình thành khu phi thuế quan gắn với một phần cảng Hòn La; có quy mô 200-250ha thuộc xã Quảng Đông, ở phía Đông Bắc của khu kinh tế Hòn La. Trong khu phi thuế quan sẽ phát triển các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu; và hàng phục vụ tại chỗ (cả gia công, tái chế), thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu; nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, siêu thị bán lẻ); thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh; bảo quản kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí; nhà hàng ăn uống), xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác.

3. Phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn

a) Phát triển nông – lâm nghiệp

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vật nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho khu kinh tế Hòn La; gắn sản xuất hàng hóa nông nghiệp với du lịch. Phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm để tạo ra; hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, cải tạo giống cây trồng; vật nuôi nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trồng rừng phòng hộ ven biển; nghiên cứu và phát triển rừng thông theo quy hoạch; thực hiện trồng rừng theo các dự án hợp tác…

b) Phát triển thủy sản:

Tập trung vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ nghề cá. Hình thành cụm kinh tế – kỹ thuật phục vụ đánh bắt, chế biến hải sản tại cửa Lạch Roòn. Chuyển đổi nghề nghiệp cho lực lượng lao động khai thác ven bờ sang các ngành nghề khác như; nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch…

Tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện và tăng cường đánh bắt hải sản xa bờ; trên cơ sở củng cố, nâng cao hiệu quả của các đội tàu đánh bắt xa bờ. Tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản; chuyên canh, phục vụ nhu cầu khu kinh tế Hòn La; và tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook