Khu kinh tế (KKT) Thái Bình tỉnh Thái Bình có diện tích: 150,48HA, thời hạn: 2062
Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1486/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Khu kinh tế Thái Bình là Khu kinh tế ven biển, có diện tích tự nhiên 30.583ha và bãi biển lớn, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biền. Theo quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu kinh tế Thái Bình có 5 khu chức năng chính: Trung tâm điện lực (853ha); các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp (8.020ha); khu cảng biển và các khu bến (khoảng 500ha); các khu du lịch và dịch vụ tập trung (3.110ha); các đô thị; các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp tập trung.
Dân số đến năm 2040 là 300.000 người, trong đó đô thị là 210.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.Khu kinh tế có địa hình bằng phẳng, hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như cồn Vành, cồn Đen, Đồng Châu lại nằm gần với các di sản thiên nhiên thế giới: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An Ninh Bình)… là điều kiện lý tưởng cho các dự án phát triển kinh tế, du lịch, thương mại.
-
Tài nguyên, năng lượng tại chỗ dồi dào
Nguồn tài nguyên, năng lượng tại chỗ dồi dào với trữ lượng lớn khí mỏ, than nâu đã và đang được nghiên cứu khai thác của Khu kinh tế Thái Bình cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Với khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển với bãi triều trên 16.000ha, tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản phát triển.
Ngoài 4 cảng cá, bến cá hiện có, Dự án xây dựng cảng cá Thụy Tân (xã An Tân, huyện Thái Thụy) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là cảng cá loại 1, đáp ứng 120 lượt chiếc tàu/ngày ra – vào cảng, loại tàu lớn nhất có khả năng cập cảng là 400CV, lượng thủy sản qua cảng đạt 15.000 tấn/năm.
Khu kinh tế Thái Bình hiện đã có một số khu chức năng đang hoạt động với các công trình trọng điểm lớn như Trung tâm điện lực Thái Bình có 2 nhà máy nhiệt điện, tổng công suất 1.800MW, cung cấp khoảng 10,8 tỷ kWh/năm; dự án dẫn khí từ biển vào bờ, đang khai thác với sản lượng 200 triệu m3 khí/năm; Nhà máy sản xuất Amon Nitrat, Nhà máy Amoniac; cảng Diêm Điền… Đây là nguồn cung năng lượng tại chỗ mà ít có khu kinh tế nào có được.
-
Nguồn nhân lực dồi dào
Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo tay nghề từ cơ bản đến trình độ cao; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ; công tác xúc tiến thu hút đầu tư được đẩy mạnh cùng với việc áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư… Khu kinh tế Thái Bình trở thành địa bàn lý tưởng, hấp dẫn các nhà đầu tư lớn ở trong và ngoài nước.
Hiện đã có 29 nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình, trong đó phải kể đến những nhà đầu tư lớn nổi tiếng có uy tín, kinh nghiệm, năng lực tài chính mạnh như Tổng công ty IDICO-CTCP, Công ty Cổ phần SHC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Geleximco, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành, Công ty Capitaland Holding PTE.LTD, Công ty Cổ phần Green i-Park, Công ty Cổ phần Capella, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát, Tập đoàn Sembcorp – Singapore…
Làn sóng đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình đang mở ra cơ hội cho tỉnh bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội và hình thành một khu kinh tế hiện đại, hiệu quả bậc nhất của cả nước trong thời gian tới. Theo tính toán của các chuyên gia, dự báo tăng trưởng kinh tế trong Khu kinh tế Thái Bình, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 125.301 tỷ đồng và đạt khoảng 523.415 tỷ đồng vào năm 2040.
-
Quy hoạch phân khu xây dựng
Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho 23 khu chức năng trong Khu kinh tế bao gồm 18 khu công nghiệp, 2 khu đô thị, du lịch, 2 khu cảng và 1 khu nuôi trồng thủy sản.
Vị trí chiến lược của KKT Thái Bình
Khu kinh tế Thái Bình có vị trí kết nối của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm trên tuyến đường bộ ven biển nối từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và cách sân bay Cát Bi, cảng nước sâu Tân Vũ, Lạch Huyện (Hải Phòng) khoảng 30 km…
Để khu kinh tế sớm đi vào hoạt động, Thái Bình đã và đang xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông, nhất là các tuyến giao thông kết nối giữa trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển đã được đầu tư, triển khai; tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp ven biển. Trong đó, tỉnh quy hoạch và huy động mọi nguồn lực đầu tư để xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình, tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh; với tông nhu cầu vốn đầu tư gần 10.500 tỷ đồng.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế:
KKT Thái Bình phát triển theo hướng thân thiện với môi trường; dịch vụ giao nhận vận chuyển gắn với hệ thống cảng biển; quy hoạch và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có năng suất chất lượng cao, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quỹ đất của khu kinh tế; bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển.
Khu kinh tế tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí cao cấp (golf, casino); kết hợp với du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan rừng ngập mặn và tìm hiểu, khám phá các sản phẩm hàng hóa lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của Khu kinh tế.
Kết nối du lịch Khu kinh tế với các hành trình du lịch nổi tiếng trong vùng bằng đường thủy, đường biển, đường hàng không (thủy phi cơ); hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hiện đại, đẳng cấp tại khu vực Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch.
Khu kinh tế sẽ quy hoạch và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, có năng suất chất lượng cao, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quỹ đất của khu kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Đô, Nam Thịnh, Nam Hưng; đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá và các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội khu kinh tế (KKT) Thái Bình
KKT Thái Bình phát triển hệ thống cơ quan; công sở gắn với các đô thị trong khu kinh tế phù hợp với yêu cầu; xu thế phát triển các tổ chức hành chính mới; và định hướng phát triển không gian tổng thể khu kinh tế, giữ nguyên vị trí hiện tại, nâng cấp; cải tạo các công trình hành chính cấp huyện, xã; xây dựng và phát triển hệ thống các công trình văn hóa hiện đại; gắn với đô thị và các khu dân cư; xây dựng trường đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu dịch vụ tập trung Đông Hoàng.
Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế; cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có; xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp đô thị tại đô thị Đông Minh; nâng cấp hệ thống công trình thể dục thể thao hiện hữu; phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở; đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.
Định hướng phát triển hệ thống giao thông đối ngoại
Đường hàng không
Sẽ sử dụng cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng làm trung tâm vận chuyển hành khách; và kết nối các hoạt động logistic theo đường hàng không, hình thành các điểm đáp sân bay trực thăng; các bãi đáp thủy phi cơ phục vụ du lịch và cứu hộ, cứu nạn.
Đường biển
Sẽ đầu tư xây dựng cảng biển Thái Bình; đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT (phía biên); 5.000DWT (phía trong sông) đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ quá trình hình thành; và phát triển Khu Kinh tế Thái Bình.
Đường thủy nội địa
Tiến hành nạo vét luồng lạch các sông; thực hiện theo Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng; và giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây mới các bến thuyền du lịch; phát triển hệ thống đường thủy kết nối các khu du ịch Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành.
Đường bộ
Xây mới tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; quy mô 6 làn xe; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 39, quốc lộ 37 và quốc lộ 37B; tiếp tục hoàn thiện tuyến đường ven biển lên quy mô 8 làn xe, lộ giới 90m. Xây mới tuyến Thái Bình – Hà Nam; quy mô 4 làn xe, bổ sung tuyến Thái Bình – Nam Định, quy mô 4 làn xe; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh. Đối với đường sắt, thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải; đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.
Giao thông đối nội
Quy hoạch các tuyến đường trục Khu kinh tế như tuyến trục dọc phía Tây, tuyến trục dọc phía Đông; tuyến trục ngang phía Bắc, trục trung tâm phía Bắc sông Trà Lý; trục trung tâm phía Nam sông Trà Lý…
Các dự án thu tiền đầu tư; xây dựng đợt đầu gồm dự án đầu tư hạ tầng công cộng cảng biển; (nạo vét luồng vào cảng, kè chắn sóng) để cảng biển Thái Bình; đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT; và hoàn thiện dự án trung tâm nhiệt điện Thái Bình. Ngoài ra sẽ tiếp tục triển khai dự án hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Thái Bình; và Hàm Rồng lô 102 và 106 giai đoạn 1; hoàn thiện dự án hệ thống phân phối khí thấp áp; triển khai tuyến cao tốc Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình; các tuyến đường trục khu kinh tế.
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế; tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696