Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi

Mua bán bất động sản Hà-Nội chia sẻ từ những nhà đầu tư sành sỏi

Bất động sản Hà Nội | Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế.

Năm 2008. Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ năm thông qua Nghị quyết số 15, hợp nhất tỉnh Hà Tây; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội. Sau khi hợp nhất, diện tích của Hà Nội hiện nay là 3.344,7km2.

Hà Nội không chỉ là trái tim, mà còn là bộ mặt và đầu tàu tăng trưởng chung của cả nước, với nền văn hiến lâu đời, truyền thống văn hóa tiêu biểu, nơi hội tụ nhân tài, là thành viên của Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của thế giới; với tinh thần “Cả nước nhìn về Thủ đô ta – Thế giới trông vào Thủ đô ta”.

  • Thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”

Mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội là thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; đến năm 2030 trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”, phát triển năng động; hiệu quả, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế… theo tinh thần Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.

Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đông dân thứ hai Việt Nam với 8.330,800 dân cư (2021); trong đó 48,16% dân cư là người thành thị. Mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp; nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới; và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà; nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân.

Mua nhà đất Hà Nội khó hơn so với các khu vực trên cả nước. Ở đây là nơi tập trung nhiều nhà đầu tư máu lửa trong ngành bất động sản; đồng thời thị trường cũng có nhiều biến động.

  • Đầu tư bất động sản tại Hà Nội

Đội ngũ nhân viên Blue Ocean Realty; có nhiều cơ hội theo chân các nhà đầu tư sành sỏi để tìm hiểu hoạt  động cũng như xu hướng đầu tư; mua bán đất bất động sản tại Hà Nội. Dưới đây, Blue Ocean Realty đã chắt lọc kinh nghiệm mua bán nhà đất tại Hà Nội hiệu quả của các chuyên gia đầu ngành để chia sẻ cùng các độc giả. Nếu các bạn đang có ý định mua bán đất hoặc đầu tư bất động sản tại Hà Nội thì không nên bỏ qua.

I. Lợi thế bất động sản tại Hà Nội

Hà Nội hiện có lợi thế lớn, có không gian; có dự địa phát triển thuận lợi từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô; trung tâm đầu não về chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục; khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế.

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi

Hà Nội chiếm 1% diện tích đất đai và 8,5% dân số của cả nước. Hà Nội chiếm 82% trường đại học và 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm; 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học và 2/5 khu công nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Hà Nội được tập trung đầu tư công lớn nhất cả nước. Hạ tầng xã hội không ngừng được cải thiện, nâng cao và đồng bộ hóa. Trong 5 năm tới  (2021-2025), Hà Nội dẫn đầu cả nước với tổng mức vốn đầu tư; công trung hạn nguồn ngân sách Thành phố là 304.799,654 tỷ đồng.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội (năm 2021) hiện có 23.272,86km đường bộ. Hà Nội có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; mạng lưới đường sắt quốc gia; đường thủy trên các tuyến: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Công, sông Cầu… Với mạng lưới giao thông như vậy; Hà Nội đã có ưu thế để phát triển vận tải đa dạng trong cả lĩnh vực hàng hóa lẫn hành khách.

  • Đường bộ

Đường bộ hiện là một trong những thế mạnh của Hà Nội với 11 tuyến đường vành đai; trục hướng tâm đi qua địa bàn thành phố. Hiện 8/11 tuyến đường bộ cao tốc đã cơ bản hình thành, tương tác với 170,2km. Trong đó có 7 tuyến hướng tâm gồm: Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Láng – Hòa Lạc – Hòa Bình; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – Lào Cai; Pháp Vân – Cầu Giẽ với tổng chiều dài 113,2km.

3 tuyến vành đai: 3, 4, 5 có tổng chiều dài 129,5km; Vành đai 3 đã hình thành và đi vào sử dụng từ…… Vành đai 4 dự kiến chậm nhất khởi chậm nhất khởi công vào tháng 6/2023. Còn lại 2 tuyến kết vùng là Vành đai 5 và cao tốc Tây Bắc – QL5 đang chờ được đầu tư.

Tổng diện tích nhà ở phát triển 2016 đến nay đạt 25,3 triệu m2, đạt 27,25m2/người. Mục tiêu đến năm 2025: Chỉ tiêu sàn xây dựng nhà ở hoàn thành khoảng 37 triệu m2; căn hộ nhà ở xã hội khoảng 10.000 căn, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân/người toàn TP 27,2m2/người; Diện tích đất xanh đô thị từ 7,8 – 8,1m2/người; Tỷ lệ đất giao thông đô thị đạt từ 20 -25%; Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, lựa chọn 5 khu và thực hiện thí điểm; Tại các khu đô thị mới phát triển, khu đô thị vệ tinh, tuyến đường cải tạo; xây dựng mới tỷ lệ hạ ngầm đạt 100%; Tỷ lệ vận hành hành khách công cộng đạt 30 – 35%.

  • Năm 2008

Hà Nội có tỷ lệ đô thị hóa chưa cao. Năm 2008, Hà Nội có tỷ lệ đô thị hóa đạt <39,4%; năm 2019 đạt 46%; năm 2021 đạt 49.12%. Chỉ số này rất thấp trong nhóm các thành phố Trung ương; chưa tương xứng với thành phố thủ đô và vùng đô thị lớn. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2025; Tỷ lệ độ thị hóa cao trên thế giới, tương lai của Việt Nam; chỉ có duy nhất 1 xu hướng là; tiếp tục có sự dịch chuyển manh mẽ từ nông thôn về thành thị, từ tỉnh lẻ về thủ đô; từ thành phố nhỏ tập trung về thành phố lớn. Kinh tế Việt Nam càng phát triển, tỉ lệ dân thành thị sẽ càng cao. Nhu cầu về BĐS theo đó ngày càng tăng cao, tiềm năng tăng giá BĐS nơi đây luôn hiện hữu.

Giá BĐS ở Hà Nội được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá; vì nhu cầu mua nhà của dân nhập cư sẽ tăng trưởng liên tục. Ở đâu có thu nhập ở đó sẽ tăng dân số; mà Hà Nội là nơi tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao. Nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội sẽ chủ yếu đáp ứng cho những như cầu thật. Nơi đâu thu hút được nhiều lao động đến và có thu nhập cao; thì ở đó BĐS mới có tiềm năng tăng giá bền vững.

  • Về tỷ lệ sử hữu xe hơi:

Nếu tính chung cả thành thị và nông thôn thì Hà Nội là; địa phương có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe hơi cao nhất với 12%; tiếp đến là: Đà Nẵng (10,7%)., Thái Nguyên (10,3%), Quảng Ninh (9,7%) và Vĩnh Phúc (9,5%). Trong tương lai, nhu cầu mua nhà có chỗ đỗ ôtô của hơn 9 triệu người dân Hà Nội là; nhu cầu vô cùng lớn. Những người ở nhà ngõ xe máy sẽ bán nhà; hoặc vay thêm tiền để bằng mọi giá mua BĐS xe ô tô vào được. Theo các chuyên gia đầu tư BĐS, khi đó: liền kề; biệt thự sẽ  tăng giá và dành cho người có thu nhập cao. Còn người dân có thu nhập trung bình sẽ dịch chuyển sang vùng ven đô; đặc biệt là khu vực Vành đai 4.

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi
Từ những phân tích ở trên; chúng ta có thể nhận thấy 4 đặc điểm nổi trội thúc đẩy BĐS ở Hà Nội phát triển; cụ thể:
  • Hà Nội là thủ đô của Việt Nam nên luôn được nhà nước ưu tiên cao nhất; và đầu tư công nhiều nhất, hạ tầng xã hội không ngừng phát triển; chất lượng sống ngày một nâng cao.
  • Hà Nội là nơi sẽ còn tiếp tục thu hút được rất đông dân số; các tỉnh chuyển về sinh sống, học tập và làm việc, nhu cầu BĐS thật tăng cao.
  • Hà Nội là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm tốt; thu nhập cao, môi trường làm việc tốt.
  • Giá BDDS Hà Nội tăng ổn định; tăng giá nhờ hạ tầng và nhu cầu của nhân dân nên không có hiện tượng sóng ảo. Nguồn hàng phong phú. Hoạt động giao dịch mua bán sôi động.

II. Bất động sản Hà Nội | Nên đầu tư BĐS khu vực nào tại Hà Nội ở thời điểm này

Có thể nói, năm 2022 là thời gian khởi sắc mạnh mẽ của BĐS vùng ven Hà Nội. theo các chuyên gia, tại thời điểm này, phương án đầu tư an toàn sẽ “lên ngôi” khi thị trường đang gặp nhiều khó khăn về phát lý, tín dụng… Trong khi đó, lạm phát thúc đẩy người dân mua bất động sản để nắm giữ giá trị, trong đó đất nền và các căn hộ thấp tầng được ưu tiên. Tuy nhiên, cần lựa chọn các sản phẩm có tính thanh khoản tốt, phát lý rõ ràng.

Mua bán bất động sản Hà-Nội chia sẻ từ những nhà đầu tư sành sỏi
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi

1. Tiêu chuẩn chọn BĐS vùng ven để mua

1.1 Đã có sổ hồng, sổ đỏ:

Sau mỗi lần sửa luật đất đai thì chênh lệch giá giữa đất có sổ hồng sỏ đỏ và đất không sổ càng lớn. Vì vậy chỉ nên đầu tư BĐS đã có sổ.

Khi mua BĐS, việc nghiên cứu kỹ sổ đỏ cũng là một trong những kinh nghiệmmua nhà đất Hà Nội cần phải làm, nhằm đảm bảo BĐS chuyển nhượng được hợp pháp và vào được tên chính chủ người mua. BĐS chuyển nhượng không bị vướng tranh chấp, vẫn còn thời gian sử dụng, không thuộc trường hợp đang bị kê biên thi hành án.

Trong một số trường hợp, diện tích thực và diện tích trong sổ đỏ có sự chênh lệch. Ví dụ như diện tích thực là 45m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 40m2; thì chứng tỏ họ chiếm 5m2. Trong trường hợp này, chúng ta hãy thương lượng để chưa phải trả tiền cho diện tích trong sổ đỏ thôi.

1.2 BĐS không dính quy hoạch

Với đại đa số người dân, việc mua một khu đất đã có sổ đỏ, sổ hồng là hoàn toàn có thể yên tâm. Song trên thực tế, đôi khi sổ đỏ chỉ là mảnh giấy màu đỏ! Vấn đề quan trọng không kém là thửa đất đó có khớp với bản vẽ trên giấy tờ hay không. Việc này cần phải đến tận nơi kiểm tra mới có thể xác định chính xác. Người bán nhà hoặc người môi giới có thể không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực, thậm trí có những trường hợp bản thân bán cũng không biết được nhà, đất của mình nằm trong quy hoạch (do quy hoạch treo từ cách đây quá lâu).

Cho nên, khi mua BĐS vùng ven, cần mang bản photo sổ đỏ đến làm việc với cán bộ địa chính xã để check kỹ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, hồ sơ pháp lý nguồn gốc đất và hiện trạng đất. Nếu không vướng quy hoạch, và “đủ điều kiện làm được sổ hồng chính chủ cho người mua” thì mới nên mua.

Với diện tích đất nhỏ, bên mua nên đề nghị bên bán xin giấy  phép xây dựng, điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền; vừa tránh được việc mua đất nằm trong vùng đang chuẩn bị quy hoạch.

Chú ý:

Đường Vành Đai 4 cũng là một nơi an toàn để cân nhắc đầu tư. Hiện VĐ4 chưa có quy hoạch chi tiết, chưa cắm mốc đền bù, vì vậy, ngoài việc check kỹ quy hoạch, bạn nên mua cách Vành Đai 4 từ >2km trở lên là an toàn nhất. Sau mỗi mốc tiến triển của dự án: Phê duyệt GPMB, khởi công.. thì BĐS quanh đây sẽ tăng giá 1 lần, và sẽ còn tăng làm nhiều đợt.

1.3 BĐS không quá xa trung tâm Hà Nội

Nhà đất để đầu tư hay mua để ở cũng không nên quá xa trung tâm Hà Nội, chỉ nên ở bán kinh di chuyển trong vòng 1 tiếng đồng hồ đổ về và ô tô vào được BĐS. Với khoảng cách này, dù bạn mua với mục đích gì cũng đều ổn, đáp ứng tốt nhu cầu về chỗ ở và đi lại.

1.4 BĐS có tiềm năng tăng giá tốt

Sau khi tìm kiếm được BĐS phù hợp với nhu cầu, cần cân nhắc và xem xét về tiềm năng tăng giá của BĐS đó trươc khi đưa ra quyết định mua. Việc BĐS tăng giá hay giảm giá thì ngoài yếu tố thị trường, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và chính trị thì còn phụ thuộc 2 yếu tố của bản thân BĐS, đó là: loại hình BĐS và vị trí BĐS. Vị trí và môi trường sống xung BĐS là yếu tố quan trọng dù bạn mua nhà để ở hay để kinh doanh. Bởi khu đất có vị trí giao thông thuận lợi, môi trường sông xung quanh an toàn và nhiều tiện ích trong khu vực… Những điều này quyết định chất lượng cuộc sống của bạn và khả năng tăng giá trong tương lai của khu đất.

Bên cạnh đó cũng không xem nhẹ nhu cầu dịch chuyển dân số và cơ hội việc làm tại khu vực BĐS. Đồng thời phải đánh giá được sau này những người đi làm ở nội thành có về khu vực này để ở hay ko?. Nếu BĐS là nhà đất, thì các chi tiết khác bạn cần lưu ý bao gồm: Tình trạng giao thông, lối vào nhà, kết cấu nhà, độ mới cũ của căn nhà, nội ngoại thất,…

1.5 BĐS có giá tốt nhất khu vực

Trước khi ra quyết định, cần đi khảo giá qua nhiều kênh khác nhau: hỏi trực tiếp người dân xung quanh, qua môi giới, báo chí, các trang Web về mua bán BĐS… Làm bài toán so sánh BĐS mặt tiền đường lớn với trong hẻm,… để dễ dàng so sánh và đàm phán khi trao đổi với người bán. Khi thương lượng giá, nên trả giá thấp hơn 20-30% giá người bán đưa ra, đồng thời tìm các khuyết điểm của BĐS để có lợi thế khi thương lượng giá.

Mua bán bất động sản Hà-Nội chia sẻ từ những nhà đầu tư sành sỏi
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi

2. Thủ tục mua bán nhà đất Hà Nội mới nhất năm 2022

Nhà, đất là tài sản có giá trị lớn, nên việc cẩn trọng, tuân thủ các thủ tục mua bán nhà đất cũng như quy định của pháp luật là cần thiết. Thủ tục mua bán nhà đất năm 2022 về cơ bản không có sự thay đổi so với các năm. Cụ thể như sau:

2.1 Kiểm tra hồ sơ pháp lý BĐS, hiện trạng BĐS
  • Chủ sở hữu BĐS: kiểm tra đây là tài sản riêng của một người hay là tài sản chunh của hai vợ chồng hoặc nhóm người. Yêu cầu bên bán cung cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp họ độc thân), giấy chứng nhận kết hôn và giấy tờ tùy thân của người hôn phối (trong trương hợp họ đã kết hôn). Trường hợp nhà, đất thuộc sử dụng chung ( đồng sử dụng, đồng sở hữu) thì lần lượt các chủ sử dụng chung, chủ sở hữu nhà ở chung cũng phải cung cấp giấy tờ chứng minh mình độc thân hoặc đã kết hôn.
  • Kiểm tra sổ đỏ, Thông tin về chủ sở hữu, diện tích, mục đích sử dụng đất, nguồn gốc đất, thời hạn sử dụng đất, đất thuộc quy hoạch không, sổ đỏ có đang cầm cố thế chấp không….. Chú ý, Về nguyên tắc, bạn sẽ không được chuyển nhượng, mua bán nếu nhà, đất nằm trong quy hoạch. Nếu không có đầy đủ thông tin, bạn dễ gặp trường hợp làm hợp đồng công chứng, trả tiền xong mới phát hiện không thể làm thủ tục sang tên được.
Tiếp theo:
  • Nếu thửa đất có sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng thì nhận biết bằng cách xem ở bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ sẽ thấy thông tin thế chấp, hoặc đính kèm 1 tờ giấy riêng ghi thông tin thế chấp giữa tờ này và sổ đỏ có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai. Trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp, họ sẽ gỡ tờ đó ra, khi quan sát sẽ thấy ở 1 góc, cạnh nào đó của sổ đỏ chỉ có 1 nửa dấu giáp lai, trường hợp này tuy hiếm nhưng không phải không có. Trên thực tế, việc dùng sổ đỏ thế chấp để vay nóng, vay lãi cao cho dù có hiệu lực hay vô hiệu cũng đều ảnh hưởng lớn đến việc mua và sử dụng nhà, đất. Đặc biệt là khi người bán không chỉ thế chấp ở một nơi mà có thể là nhiều nơi. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý điều này.
  • Kiểm tra hiện trạng nhà ở: Bên mua cần phải đi thực địa để kiểm tra hiện trạng nhà ở có khác với sổ hồng , sổ đỏ hay không? Ví dụ: sổ hồng thể hiện nhà cấp bốn, nhà mái bằng nhưng hiện trạng thực tế là nhà nhiều tầng. Đây là trường hợp nhà ở khác hiện trạng. Trường hợ này, bên mua cần yêu cầu bên bán thực hiện thủ tục hoàn công, hợp thức hóa phần nhà chưa được chứng nhận trên sổ hồng, sổ đỏ trước khi đặt cọc.
2.2 Đàm phán, ký kết hợp đồng đặt cọc

Sau khi kiểm tra các vấn đề pháp lý có liên quan có thể giao dịch được, hai bên mua bán tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng đặt cọc, ghi rõ mục đích cọc và nhận cọc đồng thời thỏa thuận vấn đề phạt cọc trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ.

Trước khi đặt cọc, làm hợp đồng, đề nghị chủ sở hữu chỉ định ranh giới rõ ràng với các khu đất liền kề, để tránh tranh chấp về sau.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực: Nhưng cần lưu ý rằng, việc giao nhận tiền cần phải có sự xác nhận của bên bán.

Bất động sản (BĐS) cho thuê tại Việt Nam tăng nóng trở lại sau đại dịch
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi
2.3 Đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở

Sau khi đã chuẩn bị các nội dung 2 bên đã thỏa thuận hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ tiến hành đám phán, ký kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở tại tổ chức hành nghề công chứng.

Bên bán cần chuẩn bị các giấy tờ gốc bao gồm: Sổ hồng, sổ đỏ; Hộ khẩu; Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, CCCD, Giấy kết hôn, giấy chứng nhận độc thân…) của cá nhân được thể hiện trên sổ hồng, sổ đỏ. Chú ý: Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở đã chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì phải cung cấp thêm văn bản xác nhận của cơ quan cấp căn cước công dân. Bên mua cần chuẩn bị các giấy tờ gốc bao gồm: Hộ khẩu, giấy tờ tùy thân.

Một số lưu ý:
  1. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì các bên nên lập văn bản riêng thể hiện bên bán/bên nhận chuyển nhượng đã nhận số tiền mà bên bán/bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán.
  2. Hợp đồng công chứng là căn cứ pháp lý có hiệu lực và quan trọng nhất đối với một giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất, đồng thời cũng là một trong các loại giấy tờ chính để làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Vì vậy, các bên cần phải thận trọng khi giao nhận hợp đồng công chứng giữ hợp đồng cho đến khi giao tiền, giao giấy tờ xong thì hai bên cùng qua VPCC lấy hợp đồng công chứng.
  3. Bạn cần phải mời địa chính xã và phường vào để đo đạc đất. Khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất, cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền.
  4. Còn nếu bạn mua một phần đất trong khu đất lớn, do một người đứng tên sở hữu, phải lưu ý về quy định giới hạn diện tích tối thiểu khi tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn sở tại. Thỏa thuận chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu.
2.4 Đóng thuế, lệ phí trước bạ và thực hiện thủ tục sang tên

Bạn nộp hồ sơ sang tên tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Thành phần hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng mua bán/Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bản chính và một bản photo);
  • Sổ hồng, sổ đỏ đã cấp (bản chính và một bản photo);
  • Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai (bản chính);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (bản chính);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (bản chính);
  • Văn bản, giấy tờ chứng minh đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân.

*Mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải đóng như sau:

–  Thuế thu nhập cá nhân: 2% giá trị hợp đồng. Trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá đất, giá nhà ở do Nhà nước quy định thì áp dụng theo giá Nhà nước.

–  Lệ phí trước bạ: 0.5% giá trị hợp đồng. Trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá đất, giá nhà ở do Nhà nước quy định thì áp dụng theo giá nhà nước.

2.5 Giải chấp ngân hàng đối với BĐS đang bị thế chấp

Trong trường hợp này; bên mua sẽ phải dùng một phần trong số tiền mua nhà để giải chấp với ngân hàng trước; sau đó mới làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng công chứng chính thức. Cho nên, khi giao dịch, ngoài hợp đồng đặt cọc; bên mua nên yêu cầu bên bán lập hợp đồng hứa bán, hứa chuyển nhượng. Một số văn phòng công chứng có thế đồng ý công chứng loại hợp đồng này.

Bất động sản (BĐS) Việt Nam - chặng đường phát triển và hiện trạng 2022
Bất động sản Hà Nội – chia sẻ mua bán từ nhà đầu tư sành sỏi

Trên đây là những chia sẻ  và lưu ý cần thiết; khi bạn quyết định mua bán đất bất động sản Hà Nội. Công ty Blue Ocean Realty mong muốn quý độc giả sẽ áp dụng được những lưu ý này khi quyết định quan trọng trong việc mua bán nhà đất tại Hà Nội để đầu tư thành công và bền vững.

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , Bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale