Thành lập nhà máy tại Việt Nam cần lưu ý 11 mấu chốt
Thành lập nhà máy tại Việt Nam trong hai năm nay, đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19. Dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế. Vẫn đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn trong trung và dài hạn. Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong điều kiện Việt Nam đang nỗ lực dập dịch. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tin tưởng vào nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào triển vọng thu hút FDI sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Bức tranh thu hút nguồn vốn FDI 8 tháng đầu năm 2021
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng đầu năm năm 2021. Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thu hút 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: vốn FDI đăng ký mới là 11,33 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn FDI các dự án điều chỉnh đạt gần 5 tỷ USD, tăng 2,3%. Vốn giải ngân đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, dự án FDI với số vốn đăng ký cả tỷ đô cũng đã đầu tư vào Việt Nam.
Tính riêng tháng 8/2021, theo công bố của Ngân hàng Thế giới. Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là 2,4 tỷ USD, tăng 65% so với tháng 7.
Chính phủ Việt Nam đang rất quyết tâm khống chế dịch COVID-19. Nhanh chóng khôi phục kinh tế trong điều kiện cuộc sống bình thường mới. Song song với đó, Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp giảm nhiều chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Nhà đầu tư cần chú ý những gì khi lựa chọn Việt Nam?
Chúng tôi rất hiểu tâm lý của các nhà đầu tư khi đầu tư một dự án tại một đất nước xa lạ. Việc tìm hiểu thật kỹ về pháp lý, môi trường đầu tư, quy trình quản lý, chính sách thuế, sử dụng lao động… là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả, nhất là các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quan nhất về những lưu ý không thể bỏ qua khi đầu tư vào Việt Nam.
Thành lập nhà máy tại Việt Nam cần lưu ý 11 mấu chốt:
1. Lựa chọn địa điểm đầu tư như thế nào?
Địa điểm đầu tư luôn là vấn đề cốt lõi hàng đầu và mang tính quyết định trong sự lựa chọn của nhà đầu tư. Vì, từ địa điểm đầu tư, nhà đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra về các chính sách ưu đãi, nguồn lao động, lợi thế và hạn chế… khi đặt nhà máy tại đó. Đặc biệt, cần tìm hiểu xem ngành nghề đầu tư có phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch môi trường của tỉnh/ thành phố đó hay không?
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, địa điểm đầu tư nên ở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế hay các cụm công nghiệp. Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam đều phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thuận lợi cho Nhà đầu tư tiến hành khảo sát, đánh giá. Nếu Nhà đầu tư muốn đặt nhà máy bên ngoài Khu công nghiệp, điều kiện phải xa khu dân cư, và khi xin Giấy chứng nhận đầu tư cần phải xin ý kiến của UBND cấp tỉnh/ thành phố để kiểm tra xem có phù hợp với quy hoạch không thì mới được cấp phép.
2. Chính sách ưu đãi đầu tư khi thành lập nhà máy tại Việt Nam
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư trong và ngoài nước, Luật đầu tư năm 2014 đã được sửa đổi bổ sung thêm nhiều điểm mới sau 6 năm có hiệu lực. Độc giả và các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ các chính sách đầu tư để đưa ra quyết định tối ưu nhất cho lựa chọn của mình. Những thông tin dưới đây là những nội dung các nhà đầu tư cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ:
Về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
Trong luật đầu tư có chỉ rõ:
Nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt, được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 6 điều 20 Luật đầu tư 2020.
Nhóm đối tượng không được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt, được quy định cụ thể tại khoản 5 điều 20 Luật đầu tư 2020.
Về mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Về thuế suất: giảm 5% thuế suất, tối đa không quá 37.5 năm
+ Về thời gian miễn/ giảm: nhiều nhất là miễn 6 năm và giảm 50% cho 13 năm tiếp theo
Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước:
+ Thời gian hưởng miễn tiền thuê trên không quá 22.5 năm
+ Mức giảm không quá 75% tiền thuê
Về hỗ trợ đầu tư
Các nhà đầu tư được: hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh …. Cụ thể tham khảo khoản 1 điều 18 Luật đầu tư 2020 và khoảng 6 điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
Khi đầu tư vào các tỉnh thành có điều kiện KT- XH khó khăn, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư. Các nhà đầu tư quan tâm, có thể tham khảo thêm tại phụ lục III- Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư (kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP) để có thông tin chi tiết.
Về các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư nên quan tâm tìm hiểu các ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư để quyết định đầu tư chính xác ngành, nghề phù hợp. Tại khoản 1 điều 16 Luật đầu tư 2020 và phụ lục II Nghị Định 31/2021/NĐ-CP sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết.
3. Hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế- xã hội của dự án đầu tư
Để một dự án được chấp thuận đầu tư, việc nhà đầu tư cho cơ quan cấp phép nhận thấy hiệu quả, tác động KT- XH của dự án đầu tư mang lại cho địa phương như thế nào là một yếu tố rất . Ví dụ như các thông tin về: kinh nghiệm sản xuất, chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất tiên tiến, doanh thu mang lại, nhu cầu sử dụng lao động, sử dụng nguyền nguyên liệu …
4. Quy mô của dự án khi thành lập nhà máy tại Việt Nam
Quy mô dự án là tiêu chí bắt buộc phải giải trình khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư cần thể hiện cụ thể về quy mô sử dụng đất, diện tích xây dựng dự án, dự kiến sản lượng sản xuất hàng năm… Nội dung này sẽ được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư của dự án. Khi đi vào SX, nếu NĐT hoạt động không đúng hoặc vượt quá so với quy mô đã đăng ký cần đến cơ quan cấp phép tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh.
Đặc biệt lưu ý: đối với những dự án quy mô sử dụng đất 50ha trở lên cần xin chấp thuận chủ trương của Chính phủ hoặc Quốc hội trước khi được cấp phép.
5. Vốn, khả năng huy động vốn
Khả năng đáp ứng về vốn thể hiện năng lực của NĐT có phù hợp với dự án đăng ký hay không? Do vậy, NĐT cần chứng minh năng lực tài chính qua báo cáo tài chính hoặc sao kê ngân hàng. Trong thời gian cam kết, NĐT cần góp đủ vốn đã đăng ký. Vốn đầu tư bao gồm vốn thực góp và vốn huy động.
6. Tiến độ thực hiện dự án khi thành lập nhà máy tại Việt Nam
Khi phê duyệt một dự án đầu tư, cơ quan cấp phép rất quan tâm đến tiến độ dự án:
Tiến độ góp vốn;
Tiến độ hoàn thành việc xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Tiến độ hoàn thành việc đánh giá tác động môi trường;
Tiến độ hoàn thành thủ tục xin Giấy phép xây dựng;
Tiến độ hoàn thành xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động;
Tiến độ mua sắm máy móc, trang thiết bị…
NĐT cần xác định mốc thời gian của từng giai đoạn cho phù hợp với thực tế nhu cầu.
7. Tác động môi trường khi thành lập nhà máy tại Việt Nam
Nguồn tài nguyên của mỗi nước đều là hữu hạn. Nhằm vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên, bảo vệ sức khỏe người dân, vừa phát triển KT-XH, Việt Nam luôn chú trọng các biện pháp để duy trì sự phát triển bền vững cho đất nước. Trong số những biện pháp đó, công tác đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án đóng vai trò then chốt.
Phát triển KCN là hướng đi bền chắc giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững. Thực tế cho thấy, công nghiệp phát triển kéo theo hệ lụy về ô nhiễm môi trường. Sự ô nhiễm này do chất thải nhà máy xuất hiện ở khắp nơi. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần quản lý chặt chẽ công tác đánh giá tác động môi trường. Những đối tượng bắt buộc phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể tại điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Theo quy định tại điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2014. Dự án không thuộc danh mục, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. NĐT cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
8. Nhu cầu và kế hoạch sử dụng lao động
Một nền kinh tế khỏe mạnh phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của khu vực sản xuất. Khu vực sản xuất khỏe, ngoài các yếu tố về công nghệ, đơn hàng…thì nguồn lao động chất lượng, ổn định có vai trò chủ chốt. Trước khi tiến hành đầu tư, NĐT cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, chất lượng nguồn lao động. Việc quản lý người lao động, xây dựng thang bảng lương, định mức năng suất lao động, xây dựng nội quy lao động, thành lập công đoàn trong nhà máy…cần được quan tâm hàng đầu.
9. Nghĩa vụ nộp thuế khi thành lập nhà máy tại Việt Nam
Mỗi một quốc gia đều có những chính sách và chế độ báo cáo thuế riêng. Nên khi tìm hiểu đầu tư tại nước thứ ba, NĐT cần đặc biệt quan tâm tìm hiểu sâu chính sách thuế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp mỗi năm đều phải nộp các loại thuế khác nhau.
VD: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…
Tùy theo từng ngành nghề khác nhau, vốn điều lệ đăng ký, loại hình doanh nghiệp mà áp dụng những loại thuế, ưu đãi thuế phù hợp và chế độ nộp thuế theo tháng hay quý.
10 Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư
Theo quy định pháp luật về đầu tư, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư. Việc báo cáo được thực hiện định kỳ theo tháng, theo quý, theo năm. Ngoài ra, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì NĐT cần thực hiện báo cáo đột xuất.
Báo cáo được gửi đến cơ quan thống kê và cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở KH-ĐT hoặc ban quản lý các KCN, khu chế xuất. Hiện nay, NĐT có thể nộp báo cáo trực tuyến qua hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư: http://www:fdi.gov.com. NĐT hãy tham khảo các biểu mẫu báo cáo tại Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
Nội dung báo cáo chính gồm: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động kinh doanh, nộp ngân sách Nhà nước, tình hình sử dụng lao động, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu hoạt động theo lĩnh vực ngành nghề đăng ký…
11. Người đại diện theo pháp luật quan trọng trong Thành lập nhà máy tại Việt Nam cần lưu ý 11 mấu chốt
Để chủ động, tiết kiện thời gian và chi phí khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. NĐT cần tìn hiểu quy định pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam. Việc này càng đặc biệt quan trọng đối với những công ty có quy mô lớn, nhiều người đại diện.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Người đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việt Nam có bờ biển dài từ Bắc vào Nam, tạo lợi thế lớn để xây dựng cảng nước sâu. Đồng thời cũng có hệ thống sông ngòi lớn, phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp.
Cơ chế chính sách mở:
Đặc biệt, Việt Nam có cơ chế chính sách cởi mở trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Có nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh. Cộng với việc Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn các hiệp ước thương mại. Quan hệ ngoại giao tốt với các nước, đã giúp giảm chi phí xuất khẩu tới thị trường toàn cầu. Đặc biệt với ngành may mặc, giày dép và điện tử. Việt Nam có vị thế hấp dẫn trong vai trò sản xuất gia công đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội dịch chuyển và đa dạng hóa chuỗi cung cứng tại Châu Á.
Trên đây là “Thành lập nhà máy tại Việt-Nam cần lưu ý 11 mấu chốt”. Các NĐT cần tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư vào Việt Nam. Hy vọng phần nào giúp NĐT giải đáp vướng mắc, trong quá trình tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam.
→ Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.
Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696