Thành phố Cần Thơ thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp

Thành phố Cần Thơ thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp

Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ được thành lập sau so với các thành phố khác của cả nước. Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc Hội khóa XI  ra Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 05 của Chính phủ ngày 02/01/2004 tách tỉnh Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngày 24/6/2009, chính phủ đã ban hành Quyết định số 889-QĐ/TTg công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

Thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu quan trọng về giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 65 Km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.401 Km2.

Vị thế kinh tế

Cần Thơ có vị trí chiến lược kinh tế cũng như quân sự của vùng, đầu mối giao thông thủy bộ của Đồng bằng Tây Nam Bộ nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL. Cần Thơ là 1 trong 5 đô thị loại l của Trung ương, có cảng quốc tế và sân bay Cần Thơ đang được mở rộng để thành cảng hàng không quốc tế, cầu Cần Thơ đã khánh thành và đi vào hoạt động. Có các công trình kiến trúc cổ như bến Ninh Kiều, Chợ cổ Cần Thơ, Ngân hàng nhà nước.

TP Cần Thơ luôn xác định kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cần được ưu tiên đầu tư phát triển trước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững trong các giai đoạn tiếp theo. Qua 20 năm, thành phố đã tranh thủ nhiều nguồn lực trong và ngoài ngân sách để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đưa Cần Thơ xứng tầm là thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL.

Cần Thơ được Trung ương xác định là trung tâm động lực phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hằng năm, Cần Thơ đóng góp khoảng 1,2% GDP cả nước và khoảng 9,5% GRDP vùng ĐBSCL. Vị thế, tiềm lực kinh tế của thành phố đã có những chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực như thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo, giao thông vận tải và từng bước khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm của vùng ĐĐSCL.

Vị trí địa lý

Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Cửu Long và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, và là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long
  • Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang
  • Phía nam giáp tỉnh Hậu Giang
  • Phía bắc giáp tỉnh An Giang 

 Đơn vị hành chính

Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 5 quận và 4 huyện với 83 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 thị trấn, 42 phường và 36 xã (chia thành 630 khu vực, khóm, ấp). Cụ thể:

05 Quận:Bình Thủy (8 phường), Cái Răng (7 phường); Ninh Kiều (11 phường); Ô Môn (7 phường); Thốt Nốt (9 phường)

04 Huyện : Cờ Đỏ (1 thị trấn, 9 xã); Phong Điền (1 thị trấn, 6 xã); Thới Lai (1 thị trấn, 12 xã); Vĩnh Thạnh (2 thị trấn, 9 xã).

Dân số

Theo số liệu thống kê, ngành dân số TP Cần Thơ hiện có 1.297.260 người thường trú trên địa bàn. Tổng số trẻ sinh tính đến 30/11/2023 là 14.902 trẻ. Trong đó 7.659 trẻ nam; 7.243 trẻ nữ, tỷ số giới tính khi sinh: 105,7 bé trai/100 bé gái.

Trong năm 2024, công tác dân số tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển: thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quy mô dân số, phấn đấu đạt mức sinh thay thế trên địa bàn thành phố; tăng cường nâng cao chất lượng dân số; duy trì tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên.

 Giáo dục

Theo báo cáo, trong năm học 2023 – 2024, TP Cần Thơ có 467 cơ sở giáo dục, trong đó 100% có đường truyền Internet, với tốc độ đường truyền cơ bản bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ.

Cần Thơ hiện có 07 trường đại học, gồm: Trường Đại Học Cần Thơ; Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ; Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ; Trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM cơ sở Cần Thơ; Trường Đại Học Nam Cần Thơ; Đại Học FPT Cần Thơ và Trường Đại Học Tây Đô.

Các trường Cao đẳng ở Cần Thơ bao gồm có 10 trường được phân bổ rộng khắp trên địa phận của thành phố này. Trong đó có 4 trường tọa lạc tại quận Ninh Kiều, 1 trường nằm tại quận Ô Môn và những trường khác ở tại quận Bình Thủy.

Hạ tầng giao thông

Những năm qua, các nguồn vốn đầu tư cho TP Cần Thơ được huy động đa dạng về hình thức, phát huy tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi nhanh chóng diện mạo thành phố, tăng tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng, các công trình văn hóa – thể thao, y tế, giáo dục – đào tạo, nông thôn mới…, tăng cường tính kết nối, đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải thông suốt từ TP Cần Thơ đi các tỉnh, vùng ÐBSCL và TP Hồ Chí Minh và các vùng miền trong cả nước.

Cần Thơ có hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật phong phú, hệ thống giao thông đường bộ, đường cao tốc đang được hoàn thiện. Các công trình dự án quan trọng được đưa vào sử dụng như: Cầu Cần Thơ, Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 1), cảng Cái Cui, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ – khu bến Hoàng Diệu, đường Nam Sông Hậu… đã góp phần phát huy vai trò đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.

Ưu tiên đầu tư cao tốc

Trong giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục ưu tiên đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; dự án cao tốc Bắc Nam phía Ðông, dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang; Nâng cấp, mở rộng đường Nam sông Hậu (phạm vi trên địa bàn TP Cần Thơ từ Ngã Năm cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui); Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); Xây dựng hoàn chỉnh luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2; Nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ; Ðường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ…

Đường sắt

Toàn thành phố Cần Thơ có 2 dự án đường sắt đang được quy hoạch gồm Dự án đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ và Đường sắt đô thị Cần Thơ nhưng chưa có bất kỳ tuyến nào đang hoạt động hoặc đang được xây dựng trên thực tế. Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ có chiều dài 139 km, xây dựng đường đôi khổ đường ray tiêu chuẩn là 1.435 mm với 10 nhà ga, bắt đầu tại ga Tân Kiên (Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh)và kết thúc tại ga Cái Răng (Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ).

Đường sắt đô thị

Mạng lưới Đường sắt đô thị Cần Thơ được quy hoạch có tổng chiều dài 38,8 km, đi qua địa bàn Quận Ô Môn, Quận Bình Thủy, Quận Ninh Kiều, Quận Cái Răng và sẽ bao gồm 1 tuyến trên cao, sau đó rẽ hai nhánh sang cảng Cái Cui và nút giao QL.1 với QL.61.

Đường bộ

Toàn thành phố có 2.762,84 km đường bộ, trong đó có 123,715 km đường quốc lộ, 183,85 km đường tỉnh, 332,87 km đường huyện, 153,33 km đường đô thị, 1.969,074 km đường ấp, xã, khu phố. Mạng lưới đường thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên. Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 – 60 tấn hoạt động.

Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B và Quốc lộ 91C(Nam Sông Hậu), Quốc lộ 61C và Quốc lộ 80 nối các trung tâm Thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Cần Thơ. Tương lai đang nâng cấp và mở rộng quốc lộ 80, Quốc lộ (Quốc lộ 91C) Nam Sông Hậu, tuyến tránh thành phố Long Xuyên (đoạn Thốt Nốt – Lộ Tẻ); nâng cấp, mở rộng QL91 (đoạn Km0 – Km7)…

Đường hàng không

Thành phố Cần Thơ có Sân bay quốc tế Cần Thơ, là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 3 tháng 1 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.

Đường sông

Thành phố Cần Thơ được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ.

Cảng biển

Hệ thống cảng của Cần Thơ đang được nâng cấp, gồm Cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 – 20.000 DWT, cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới được xây dựng có thể phục vụ̣ cho tàu từ 10.000 – 20.000 DWT, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

TP Cần Thơ phát triển kinh tế năm 2023

Năm 2023, TP Cần Thơ về kinh tế – xã hội phục hồi khả quan, mặc dù nhiều chỉ tiêu quan trọng chưa đạt được như kỳ vọng nhưng đã có bước chuyển biến tích cực. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, môi trường đầu tư, kinh doanh của TP. Cần Thơ tiếp tục được quan tâm, cải thiện. Kết quả đạt được như sau:

Quy mô nền kinh tế TP Cần Thơ đạt khoảng 118.491 tỉ đồng; xếp thứ 4/5 thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 6/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. Cần Thơ tăng 5,75% so với năm 2022. Trong đó, các khu vực đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,22 %; công nghiệp, xây dựng tăng 3,78%; dịch vụ tăng 7,57%, thuế sản phẩm tăng 4,50%.

GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,12 triệu đồng/người.

Về cơ cấu kinh tế, các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 30,28%; khu vực dịch vụ chiếm 53,33%.

Chỉ số công nghiệp tăng 4,66% so với năm 2022.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Cần Thơ hơn 177.443 tỉ đồng, đạt hơn 93% kế hoạch.

Du lịch phục hồi nhanh, tổng lượt khách đến Cần Thơ trên 5,9 triệu lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt 5.420 tỉ đồng, tăng 32% so với năm 2022.

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 11.138 tỷ đồng, vượt 0,9% dự toán được giao; tổng chi ngân sách địa phương hơn 14.973 tỷ đồng, vượt 0,24% dự toán của Bộ Tài chính và đạt 88,59% dự toán của HĐND thành phố.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện hơn 31.290 tỉ đồng (vốn ngân sách nhà nước hơn 12.166 tỉ đồng; vốn ngoài nhà nước hơn 17.456 tỉ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 1.669 tỉ đồng).

Kết quả giải ngân kế hoạch các nguồn vốn đầu tư công, thực hiện đạt hơn 7.782 tỉ đồng, đạt tỉ lệ hơn 95% kế hoạch.

Cần Thơ đã khởi công nhiều công trình có vốn đầu tư lớn : Khởi công, khởi động Dự án Đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Dự án Khu công nghiệp VSIP, Ký kết triển khai Chuỗi dự án Khí điện Lô B – Ô Môn.

Chủ đề và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2024:

Năm 2024 là năm thứ 4 cần sự bứt phá để thực hiện hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025. Năm 2024, Thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, khai thác tốt nhất các tiềm năng, lợi thế; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Tìm động lực mới để tăng tốc trong phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Cụ thể bao gồm;

Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,5 – 8%;

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến đạt 35 nghìn tỷ đồng;

Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Trung ương giao;

Giá trị năng suất lao động đạt  219 – 228 triệu đồng;

Tốc độ tăng năng suất lao động 11 – 15%.

Mục tiêu phát triển TP. Cần Thơ đến 2030, tầm nhìn 2050

Mục tiêu phát  triển đến năm 2030, Thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô; là trung tâm đô thị, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế.

Đến năm 2050, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; thuộc nhóm các thành phố phát  triển khá ở Châu Á, trở thành thành phố thông minh đáng sống của Việt Nam.

Thành phố Cần Thơ đầu tư phát triển khu công nghiệp

Tính đến năm 2023, TP Cần Thơ quy hoạch phát triển 8 KCN, với tổng diện tích khoảng 2.260,3ha. Trong đó có 7 KCN được thành lập, tổng diện tích hơn 987 ha, gồm: Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135 ha), Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (155 ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (262 ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 2 (67 ha), Khu công nghiệp Thốt Nốt (74,87 ha), Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh – giai đoạn 1 (293,7 ha). Lũy kế đến nay, các KCN thu hút 258 dự án đầu tư, các dự án thuê 342,82ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,884 tỉ USD, vốn thực hiện 1,136 tỉ USD chiếm 60% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Định hướng thêm 7 KCN mới

Đến năm 2030, Cần Thơ định hướng thành lập thêm 07 khu công nghiệp mới, có tổng diện tích hơn 6.485 ha (tăng 6,5 lần so với diện tích hiện tại), khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, gồm: Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) với diện tích hơn 606 ha; Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 2 (519 ha); Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 3 (675,45 ha); Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 4 (815 ha); Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 5 (2.550 ha); Khu công nghiệp Cờ đỏ – Thới Lai (1.070 ha); Khu công nghiệp công nghệ cao quận Ô Môn (250 ha).

Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, mời gọi đầu tư các cụm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn quận Bình Thủy (Cụm công nghiệp Bình Thuỷ 75 ha), huyện Thới Lai (Cụm công nghiệp Thới Lai 75 ha), huyện Cờ Đỏ (Cụm công nghiệp Cờ Đỏ 75 ha), huyện Vĩnh Thạnh (Cụm công nghiệp Vĩnh Thạnh 75 ha).

Cùng với phát triển công nghiệp, Cần Thơ cũng phát triển các khu chức năng: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nghiên cứu, đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Định hướng đến 2030, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có diện tích dự kiến khoảng 1.700 ha.

Phát triển khoa học công nghệ

Hướng đến trở thành trung tâm khoa học và công nghệ (KH&CN) của vùng, những năm qua, việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KH&CN hiện đại, đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực KH&CN luôn được đặt lên hàng đầu. Tiềm lực KH&CN, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ CNH, HÐH ngày càng được tăng cường. Hiện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN của thành phố thực hiện vai trò đầu mối trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới triển khai vào sản xuất và đời sống, góp phần gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của thành phố.

Bên cạnh đó, Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực nông, thủy sản, cơ khí ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp ươm tạo công nghệ. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng thực hiện các hoạt động kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp trong các lĩnh vực thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, môi trường, công trình và hệ thống quản lý hàng đầu của khu vực.

Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng

Trong thời gian tới, TP Cần Thơ cần có những quyết sách đột phá để thu hút đầu tư, phát triển hiệu quả các KCN, ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của một thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm vùng ÐBSCL. TP Cần Thơ tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hạ tầng giao thông cần nâng cấp, mở rộng, bảo đảm kết nối đồng bộ giữa các phương thức giao thông. Thành phố đang phối hợp với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông lớn trên địa bàn. Trong đó, tập trung hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông xung quanh khu vực KCN theo quy hoạch. Tăng cường khả năng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư công để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách có hiệu quả.

Thành phố Cần Thơ thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp
Thành phố Cần Thơ thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp

Tìm hiểu thêm chúng tôi:

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

🏢 Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

👍 Fanpage: blueoceanrealtyvn

▶️ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

📸 Instagram: blueoceanrealtyvn

💃 Tiktok: @bortintuc

📲 Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale