Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Khu công nghiệp huyện Duy Tiên - Hà Nam

Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam | Ngày 17 tháng 12 năm 2019; Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14; về việc sắp xếp các đơn vị hành chính huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam; (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, thành lập thị xã Duy Tiên; trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Duy Tiên. Tối ngày 11/01/2020, tại khu công nghiệp Hòa Mạc, Thị ủy- HĐND- UBND- Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên; tỉnh Hà Nam long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về thành lập thị xã Duy Tiên.

Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu sự phát triển mới; là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương; đối với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ; chính quyền và nhân dân thị xã Duy Tiên trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị.

Duy Tiên là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, giàu truyền thống cách mạng; Duy Tiên nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội; là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch của tỉnh Hà Nam. Thị xã Duy Tiên có tổng diện tích 120.92km2, dân số 154,000 người. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, địa danh Duy tiên có ý nghĩa quan trọng; với sự phát triển của tỉnh Hà Nam và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Phát triển nhanh và bền vững

Những năm qua, Duy Tiên đã có bước phát triển nhanh và bền vững trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất tỉnh, trung bình gần 15%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Với 4 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp trên địa bàn, đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, tạo việc làm cho gần 50 nghìn lao động.

Thu ngân sách tăng mạnh, Duy Tiên là địa phương có số thu ngân sách đứng đầu trong tỉnh Hà Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 40% giá trị trong tỉnh… Nhờ có vị trí nằm ở phía BẮc tỉnh Hà Nam, cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội nên từ lâu Duy Tiên là vùng trọng điểm phát triển công ngiệp, dịch vụ của tỉnh Hà Nam.

Theo quy hoạch thị xã Duy Tiên được phát triển theo tính chất: là trung tâm kinh tế về công nghiệp, dịch vụ phía Bắc của tỉnh Hà Nam; là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng; là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng phía Nam của vùng Thủ đô Hà Nội; là thị xã đô thọi loại III trực thuộc tỉnh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững vào năm 2025, hướng tới đô thị loại II vào năm 2040.

Vị trí địa lý

Thị xã Duy Tiên nằm ở phái Bắc tỉnh Hà Nam, cách thành phố Phủ Lý 12km về phía Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 48km, có vị trí địa lý:

Phái Đông giáp huyện Lý Nhân (với ranh giới tự nhiên sông Châu Giang) và thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (với ranh giới tự nhiên là sông Hồng);

Phía Tây giáp huyện Kim Bảng (với ranh giới tự nhiên là sông Nhuệ) và huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội;

Phía Nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý;

Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Đơn vị hành chính

Thị xã Duy Tiên có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

9 phường: Bạch Thượng, Châu Giang, Duy Hải, Duy Minh, Đồng Văn, Hòa Mạc, Hoàng Đông, Tiên Nội, Yên Bắc;

7 xã: Chuyên Ngoại, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Ngoại, Tiên Sơn, Trác Văn, Yên Nam

Khu công nghiệp huyện Duy Tiên - Hà Nam
Khu công nghiệp (KCN) Duy Tiên – Hà Nam

Hạ tầng giao thông

Duy Tiên có tuyến trục giao thông là quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình và đường sắt Thông Nhất chạy qua. Bên cạnh đó còn có tuyến quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Hòa Mạc- cầu Yên Lệnh- Hưng Yên và quốc lộ 38B nối từ Hải Dương qua Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định tới Ninh Bình. Về đường thủy, Duyên Tiên có sông Hồng, sông Nhuệ, sông Châu Giang.

Ngoài các tuyến cao tốc, quốc lộ hiện có, thị xã Duy tien tập trung xây dựng mới một số tuyến giao thông trục chính quan trọng gồm:

Tuyến đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội, qua địa bàn xã Tiên Sơn; đoạn tuyến tránh QL38 về phái ắc, qua địa bàn phường Châu Giang (thay thế đoạn đi qua trung tâm hành chính thị xã tại Yên Bắc); xây mới tuyến trục dọc phái Đông theo hướng Bắc Nam, kết nối Hưng Yên- Duyên Tiên- Phủ Lý- Bình Lục- Nam Định (dự kiến trục QL37B mới), qua địa bàn các xã phường Mộc Bắc, Châu Giang, Yên Bắc, Yên Nam và Tiên Sơn; các tuyến trục ngang theo hướng Đông Tây kết nối các khu chức năng khu công nghiệp, khu du lịch, khu đại học, khu đô thị dịch vụ đi qua địa bàn huyện Kim Bảng- thị xã Duy Tiên huyện Lý Nhân.

Đường bộ

Hiện đang sở hữu nhiều tuyến giao thông huyết mạch như: cao tốc Caauf Giẽ- Ninh Bình; tuyến QL1A; tuyến tránh QL1A; tuyến QL37B; tuyến QL38B, tuyến tránh QL38; vành đai 5- vùng Thủ đô Hà Nội, có lộ giới từ 55-66m.

Đường trục chính Bắc- Nam, phía Tây đường cao tốc nối từ QL38 qua KCN Đồng Văn III, khu đại học Nam Cao đến thành phố Phủ Lý, lộ giới 68m

Đường trục chính Đông- Tây kết nối KCN Đồng Văn IV (huyện Kim Bảng) Duy Tiên- cảnh Yên Lệnh.

Đường sắt

Ga đường sắt: ga Đồng Văn được cải tọa chỉnh trang mặt bằng tạo không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực; nâng cấp tăng cường năng lực khai thác của ga và tuyến..

Đường sông

Thị xã Duy Tiên có 2 tuyến sông: tuyến sông Hồng và sông Châu Giang, kết nối sông Châu Giang và sông Hồng hình thành tuyến vận tải thủy.

Hệ thống cảng: quy hoạch cảng Yên Lệnh 1 tại xã Chuyên Ngoại. Công suất vận chuyển hang hóa khoảng 3 triệu tấn/ năm; quy hoạch cảng Yên Lệnh 2 tại xã Mộc Nam; quy hoạch 3 bến thuyền tại khu vực gần Lảnh Giang, Âu Tắc Giang và khu vực lễ hội Tịch Điền nhằm tăng cường khả năng kết nối các khu, điểm du lịch ven sông Hồng…

Phân vùng phát triển công nghiệp- đô thị- dịch vụ của thị xã Duy Tiên

Phát triển khu công nghiệp huyện Duy Tiên

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, lấp đầy các khu công nghiệp hiện có và mở rộng; (gồm Đồng Văn I, Đồng Văn I mở rộng, Đồng Văn II, Đồng Văn III, Hòa Mạc; với tổng diện tích khoảng 1,141ha); không quy hoạch khu công nghiệp Đồng Văn III mở rộng; (phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ- ninh Bình); thành lập mới 3 khu công nghiệp tập trung chủ yếu tại khu vực Yên Bắc, Tiên Nội, Tiên Ngoại; Yên Nam (tổng diện tích khoảng 900ha); xây dựng, hoàn thiện các cụm công nghiệp; (ưu tiên dành cho các làng nghề, làng có nghề diện tích khoảng 87ha). Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, tiên tiến thân thiện môi trường; ưu tiên các ngành công nghệ cao.

Thành lập mới khu công nghiệp tập trung tại khu vực Mộc Bắc, Mộc Nam; (tổng diện tích khoảng 500ha); khai thác lợi thế về giao thông đường bộ và đường thủy. Thành lập mới 2 cụm công nghiệp (Nha Xá, Yên Lệnh) với tổng diện tích khoảng 80ha.

Phát triển cảng: xây dựng cụm cảng Yên Lệnh trên sông Hồng với công suất dự kiến; khoảng 3 triệu tân/năm, là cụm cảng nội địa có quy mô cấp vùng; kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có chăn nuôi bò sữa (tại Mộc Bắc, Trác Văn). Quy hoạch một số khu vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực bãi sông Hồng; hạn chế và từng bước dừng việc khai thác vật liệu xây dựng ại khu vực bãi sông Hồng; ưu tiên việc xanh hóa tại khu vực này.

Phát triển các khu đô thị- dịch vụ

Các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại, tiện ích được đầu tư đồng bộ, hiện đại; gắn kết hài hòa với các khu dân cư hiện hữu từng bước được cải tạo; chỉnh trang theo hướng đô thị, hiện đại đồng bộ. Quan tâm, tập trung phát triển nhà ở xã hội; đặc biệt là nhà ở công nhân tập trung kề cận các khu công nghiệp.

Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng, nghiên cứu đổi mới mô hình phát triển; khu đại chọ Nam Cao theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai nhằm tăng sức hấp dẫn và hoàn thiện; hệ thống hạ tầng khung của khu đại học; nhanh chóng đưa các cơ sở giao dục đi vào hoạt động; không mở rộng phạm vi khu đại học về phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình. Quy hoạch khu logistic khu vực nút giao Phú Thứ tiếp giáp đường vành đai V; theo định hướng quy hoạch vùng Thủ đô; (thuộc một phần diện tích thị xã Duy Tiên và thành phố Phủ Lý); nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, phục vụ giao thương chung và tỉnh và của vùng.

Duy Tiên tập trung phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 14.98%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tính đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 72.8%, dịch vụ, thương mại chiếm 25.22%, nông nghiệp chỉ còn 1.98%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 35,270 tỷ đồng, bình quân đạt 7,054.19 tỷ đồng/năm.

Thị xã thực hiện tốt công công tác giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề, đâu tư hạ tầng, phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ trong các khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút đầu tư. Khu công nghiệp Đồng Văn III tiếp tục được quy hoạch mở rộng, tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đạt 88%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng gần 1.98% lần so với năm 2015, giải quyết việc làm cho khoảng 7 vạn lao động. Trong đó, lao động địa phương chiếm gần 50%.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm đạt 36.5%/năm, vượt 16.39% so với chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt trên 64 nghìn tỷ đồng, tăng 4.96 lần sơ với năm 2015. Trong đó, giá trị sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo chiếm trên 95%.

Năm 2020-2021

Hoạt động du lịch được quan tâm, hạ tầng du lịch được đầu tư gắn kế chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác bảo tồn và phá huy di sản văn hóa với phá triển du lịch. Các điểm du lịch, sản phẩm du lịch và cơ sở lưu trú, nhà hang phát triển. Trong đó có các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao.

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hang hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7,242.6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17.5%/năm, vượt 2.19% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu hang hóa đến năm 2020 đạt 1,188.34 triệu USD, chiếm 60% so với tổng số chung của toàn tỉnh, tốc dộ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt hơn 22%/năm.

NĂm 2021, kinh tế- xã hội ở Duy Tiên được duy trì và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 65.5 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hồ nghèo theo tiêu chí mới còn 1.51%. Trong cơ cầu kinh tế, giá trị sản xuất nông lâm thủy hải sản chiếm 1.97%; công nghiệp- xây dựng chiếm 72.7%; dịch vụ chiếm 25.33%. Giá trị sản xuát công nghiệp ước đạt 76,350 tỷ đồng, tăng 0.64% kế hoạch năm. Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn do thị xã quản lý ước đạt 1,178.79 tỷ đồng, tăng 343.66% kế hoạch năm. Số người lao động được giải quyết việc làm mới hơn 4,700 người, đạt 100% kế hoạch năm…

Các cụm công nghiệp hiện hữu

Trên địa bàn thị xã Duy Tiên hiện có 5 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp và 1 cụm tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể:

KCN Đồng Văn I:
Khu công nghiệp Đồng Văn I tỉnh Hà Nam
Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Diện tích 208ha bao gồm cả phần mở rộng, đã hoàn thành cơ sở hạ tầng. Đã thu hút 59 doanh nghiệp, trong đó có 20 doanh nghiệp nước ngoài (gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…), với tổng vốn đầu tư là 2,274 tỷ đồng và 94.1 triệu USD

KCN Đồng Văn II:
Khu công nghiệp Đồng Văn II tỉnh Hà Nam
Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Diện tích 264ha, đã lấp đầy khoảng 90% diện tích đất công nghiệp với trên 60 dự án đầu tư, với rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

KCN hỗ trợ Đồng Văn III:
KCN hỗ trợ Đồng Văn III
Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Diện tích 336ha, được định hướng là KCN hỗ trợ, bao gồm các ngành: điện tử, viễn thông, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, là KCN dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

KCN Đồng Văn IV:
 Đồng Văn IV
Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Diện tích 600ha, được định hướng là KCN đa ngành, có công nghệ sạch, tiên tiến, thân thiện với môi trường; các ngành nghề gồm: điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao.

KCN Hòa Mạc:
Hòa Mạc
Khu công nghiệp huyện Duy Tiên – Hà Nam

Tổng diện tích 203ha. Giai đoạn I là 131ha, sau 4 năm đi vào hoạt động, hiện cơ sở hạ tầng giai đoạn I đã được xây dựng đồng bộ, thu hút 22 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 149 triệu USD. Trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo kế hoạch đến năm 2020, KCN Hòa Mạc sẽ mở rộng them 72ha về phía Bắc nâng tổng diện tích lên 203ha. Trong đó ưu tiên thu hút các dự án đầu tư không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, có công nghệ tiên tiến, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Cụm CN Hoàng Đông và cụm CN Cầu Giát đều đã lấp đầy 100%

Cụm TTCN Ngọc Đông: thành lập từ năm 2004 với mục tiêu phát triển ngành nghề tiểu thủ công mỹ nghệ, thủ công nghiệp. Đã thu hút các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài đầu tư sản xuất.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook