Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc | Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần săn bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, vì vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và quốc gia.
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc luôn nhất quán trong tư duy, tầm nhìn đổi mới, xác định tập trung phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là nên tảng, động lực để phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư; huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.
Vị trí địa lý
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Đến ngày 01 tháng 8 năm 2008, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đo Hà Nội, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Hiện nay, diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.235,87 km2.
Tỉnh có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên (với ranh giới là dãy núi Tam Đảo) và tỉnh Tuyên Quang.
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô.
Phía nam và phía đông giáp thủ đô Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.
2 thành phố: TP Phúc Yên và TP Vĩnh Yên
7 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, An Lạc
Dân số
Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 1.191,8 nghin người, tăng 20,6 nghìn người, tương đương mức tăng 1,75% so với năm 2020.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước tính có 642 nghìn người, tăng 19 nghìn người so với năm trước.
Công tác giải quyết lao động, việc làm: Ước năm 2021, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 16.080 lao động, đạt kế hoạch đề ra.
Y tế
Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh; 37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện tại. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm cỡ khu vực…
Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW,6 bệnh viện trực thuộc tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám, trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viện tư, cấp huyện, phòng khám, trung tâm y tế):.
Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển theo hướng hiện đại
Vĩnh Phúc là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua trên địa bàn.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông để “đi tắt, đón đầu” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, những năm qua, Vĩnh Phúc luôn ưu tiên nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hoàn thiện các công trình giao thông trong hệ thống hạ tầng khung đô thị, bảo đảm kết nối thông suốt giữa các địa phương và hình thành các tuyến đường kết nối Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành lân cận.
Ngân sách đầu tư
Hằng năm, UBND tỉnh luôn ưu tiên bố trí nguồn vốn lớn cho đầu tư công cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án giao thông. Đặc biệt, ngoài vốn ngân sách, giai đoạn 2017- 2020, tỉnh đã báo cáo Trương ương hỗ trợ ngân sách đầu tư một số dự án lớn như: Đường tỉnh 301 Phúc Yên, đường song song đướng sắt tuyến Nam, đường Tây Thiên – Tam Sơn, dự án đường vành đai phía Đông huyện Tam Đảo. . . với tổng vốn 575 tỷ đồng; thục hiện 4 dự án mới từ nguồn vốn vay ODA với tổng số vốn khoảng 8.000 tỷ đồng.
Đồng thời, lựa chọn hình thức đầu tư đối tác công – tư (PPP) để thu hút thêm các nguồn vốn xây dựng đường trục giao thông và cảnh quan Bắc – Nam đô thị Vĩnh Phúc, đường trục giao thông Đông – Tây đô thị Vĩnh Phúc, xây dựng bãi đỗ xe tại Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên.
Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 94,2% đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa, 100% đường huyện, đường trục xã, 87,7% đường trục thôn, ngõ xóm được kiên cố hóa. Giao thông phát triển không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân mà còn góp phần quan trọng vào hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tạo diện mạo mới cho cả khu vực đô thị, nông thôn và tăng cường kết nối, giao thương, nâng cao năng lực canh tranh, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ – du lịch của từng địa phương, đưa kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển ổn định.
Đường bộ
Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện rõ rệt theo hướng đồng bộ, hiện đại. 100% các tuyến đường quốc lộ được nhựa hóa. Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai qua tỉnh với 5 nút giao đã, đang và sẽ là điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh phía Bắc và vùng đồng bằng Sông Hồng. Các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ được cứng hóa đạt 100%; các tuyến đường từ trung tâm hành chính tỉnh đến trung tâm huyện đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp; tỉnh đã thực hiện kiên cố hóa trên 95% tuyến giao thông nông thôn và 65% giao thông nội đồng.
Đường bộ chủ yếu gồm: đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; các quốc lộ chạy qua địa bàn, đường vành đai 5 vùng Hà Nội, các ĐT: 301, 306, 307 và 307B).
Hạ tầng giao thông đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang được đầu tư xây dựng như tuyến giao thông đối ngoại, trục Bắc – Nam, Đông – Tây đô thị Vĩnh Phúc; các trục hướng tâm, các tuyến đường vành đai 1, 2, 3 đô thị Vĩnh Phúc… theo hướng hiện đại, đồng bộ và có tính liên thông, liên kết cao giữa các địa phương trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần mở rộng không gian đô thị, từng bước hình thành hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc.
Đường sắt
Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đang cải tạo nâng cấp xây dựng tuyến đường sắt khổ đường 1435mm, đường đôi, điện khí hóa, tốc độ 200 km/giờ.
Đường hàng không
Điểm mạnh lớn nhất của Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất giáp ranh Hà Nội gần Sân bay Quốc tế Nội Bài, vô cùng thuận lợi cho giao thương và vân chuyển hàng hóa đường hàng không.
Đường sông
Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông trên sông Hồng và sông Lô với các cảng sông cấp quốc gia Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy là tuyến đường quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc có bước phát triển đầy khởi sắc
Đến nay Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%. Bình quân giai đoạn 1997 – 2021 tăng 13,42%/năm; chất lương tăng được nâng cao, năng suất lao động đạt 21 triệu đồng/lao động/năm, tăng 20,5 lần so với năm 1997 (10,3 triệu đồng/lao động). Quy mô kinh tế ngày càng lớn, đến năm 2021 đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gấp 69,6 lần so với năm 1997 (năm 1997: 1,96 nghìn tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng khá cao, giữ vai trò đầu tàu, động lực cho phát triển kinh tế và giũ tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GRDP của tỉnh (năm 2021, chiếm đến 63,74%; dịch vụ chiếm 28,43%; nông, lâm thủy sản chiếm 7,83%).
GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, năm 2020, đạt 105,5 triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh/thành phố trong cả nước; năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng/người (khoảng 4.800 USD), cao gấp 52,5 lần so với năm 1997 ( năm 1997: 2,18 triệu đồng/người).
Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước đạt cao, luôn vượt mục tiêu đề ra, với nhiều dấu mốc quan trọng và luôn nằm trong tốp các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất của cả nước. Năm 2019, thu ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc đạt trên 35.000 tỷ đồng, là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; năm 2020 và năm 2021 mặc dù tác động của đại dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt trên 32.000 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt gần 28 nghìn tỷ đồng), gấp 282 lần so với số thu ngân sách của năm 1997. Số thu ngân sách tăng cao đã tạo điều kiện tăng nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội và thực hiện các chính sách xã hội.
Khu công nghiệp TX Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
Thu hút đầu tư nhiều năm liên tiếp trở thành “điểm sáng” của cả nước; tính đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có 429 dự án FDI với tổng vốn đầu tư; đăng ký là 7,1 tỷ USD của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh; trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật; các quốc gia Châu Âu và 824 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là; gần 110 nghìn tỷ đồng. Từ chỗ không có khu công nghiệp khi mới tái lập; đến nay tỉnh đã co 19 khu công nghiệp được quy hoạch; trong đó có 14 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư; (có 08 KCN đi vào hoạt động).
Giải quyết việc làm cho người lao động
Bình quân hàng năm tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động, mỗi năm; ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 300 tỷ đồng thực hiện chính sách cho các đối tượng. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công. 100% các xã đạt tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới.
Phát triển kinh tế năm 2021 – Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2021, kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và dần lấy lại đà tăng trưởng; nhờ sử dụng hiệu quả các chính sách tài khóa và hoạt động tiêm phòng Vaccine Covid-19. Tuy nhiên, đà phục hồi có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm; do phải đối mặt với những yếu tố bất ổn từ làn sóng Covid-19 mới; đang hình thành trên quy mô toàn cầu; tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa có dấu hiệu chậm lại; giá cả, lạm phát đang có xu hướng tăng cao; rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng; gián đoạn thương mại và chênh lệch cung – cầu có nguy cơ gia tăng.
Năm 2021, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc phục hồi và tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm; sáu tháng đầu năm đạt mức tăng 14,71% so cùng kỳ; cao nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng và coa thứ 3 cả nước.
Tính chung cả năm, Vĩnh Phúc đạt được những kết quả sau:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Vĩnh Phúc tăng 8,02% so với năm 2020; đứng thứ 9 cả nước.
- Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: đạt mức tăng khá, tăng 4,81%; đóng góp 0,28 điểm % vào mức tăng chung.
- Các ngành lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục sản xuất ổn định; giá trị tăng thêm năm 2021 đạt mức tăng lần lượt là 3,79% và 3,36% đóng góp; 0,02 điểm % vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
- Tăng trưởng khu vực công nghiệp – xây dựng: Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xây dựng tăng; 12,98%, đóng góp 6,12 điểm % vào tăng trưởng của tỉnh; là năm có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 trong vòng 10 năm trở lại đây.
- Khu vực dịch vụ: đạt mức tăng trưởng thấp, ước đạt 2,96%; đóng góp 0,61 điểm % vào tăng trưởng GRDP chung của tỉnh.
- Quy mô GRDP tỉnh Vĩnh Phúc đạt 136,2 nghìn tỷ đồng; tăng 12,6 nghìn tỷ đồng tương đương tăng 10,2% so với năm 2020
- Giá trị GRDP bình quân đầu người đạt 114,27 triệu đồng/người; tăng 8,8 triệu đồng/người, tương đương tăng 8,30% so với năm 2020.
- Về cơ cấu trong GRDP: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 48,02% ngành dịch vụ chiếm 21,42; và ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,89%; thuế sản phẩm chiếm 24,67%
-
Sản xuất công nghiệp:
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 11,72% so với năm 2020.
- Thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 30.976 tỷ đồng; tăng 22,96% so với cùng kỳ.
- Vốn đầu tư: Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2021; trên địa bàn tỉnh ước đạt 45.691 tỷ đồng, tăng 5,25% so với năm trước.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh năm 2021; có sự tăng mạnh về số vốn đăng ký mới ở cả khu vực đầu tư trong nước (DDI); và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉnh đã thu hút được 43 dự án DDI (23 dự án cấp mới, 18 dự án điều chỉnh vốn); với tổng vốn đăng ký đạt 1.025 triệu USD, tăng 51,29% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới cho 36 dự án FDI đạt 885 USD; cao nhất trong 25 năm kể từ khi tái lập tỉnh tới nay.
- Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: toàn tỉnh có 1.169 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với; tổng số vốn đăng ký là 12.337 tỷ đồng; giảm 3,39% về số doanh nghiệp nhưng tăng 39,68% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Mục tiêu năm 2025:
Đến năm 2025, Vĩnh Phúc phấn đấu là tỉnh công nghiệp phát triển, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước. Trong đó:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,5 – 9,0%/năm.
- GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 – 135 triệu đồng.
- Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 6 -8%/năm.
Phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Giai đoạn 2021-2025
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; có tổng kinh phí thực hiện là gần 95 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là khoảng 66 tỷ đồng; và hơn 28 tỷ đồng từ các nguồn khác. Qua đó, phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của Vĩnh Phúc trở thành một mắc xích; cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất; hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế; tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696