Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư | Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có 30 dân tộc anh em cùng chung sông và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là “của ngõ phên dậu” vùng Tây Bắc, nới giao thoa của hai khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, của những nền văn hóa đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo trong lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình.

  • Ưu thế phát triển

Yên Bái có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô.

Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừng trồng 174.667,1 ha, sản lượng có thế khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lương, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng . . . Tỉnh Yên Bái có trưc lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, quặng Grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiền năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn.

Vị trí địa lý

Tỉnh Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ
  • Phía tây giáp tỉnh Lai Châu
  • Phía nam giáp tỉnh Sơn La
  • Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Lào Cai

Đơn vị hành chính

Tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bào gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện 173 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 13 phường, 10 thị trấn và 150 xã.

Dân số

Dân số năm 2020 của tỉnh Yên Bái là 876.041 người. Toàn tỉnh có 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh, với những bản sắc văn hóa đậm nét dân tộc. Gồm có các dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mông… 19,8% dân số sống ở đô thị và 80,2% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 21%.

Y tế

Hạ tầng y tế tỉnh Yên Bái được củng cố, kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, tất cả các xã phường đều có cơ sở khám chữa bệnh, không còn “xã” trắng về y tế. Các bệnh viện, các trung tâm y tế, hệ thống cơ sở hạ tầng dần phát triển toàn diện, đặc biệt là về kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khẻo nhân dân.

Toàn tỉnh hiện có 07 Bệnh viện với 1.430 giường bệnh cụ thể: 02 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa Yên Bái, Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ); 05 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Nội Tiết; Bệnh viện phổi; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Sản – Nhi).

Tuyến huyện: 09 Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố, trong đó: 08 Trung tâm Y tế huyện, thành phố với 1.020 giường bệnh; 01 Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ thực hiện chức năng Y tế dự phòng, dân số; 13 Phòng khám đa khoa khu vực với 110 giường bệnh.

Tuyến xã: 160 trạm y tế xã: 928 giường lưu.

Hệ thống Y tư nhân: Có 222 cơ sở y tế ngoài công  lập; 02 Bệnh viện đa khoa; Bệnh viện đa khoa Hữu nghị 103 (150 giường bệnh), Bệnh viện đa khoa Trường Đức (150 giường bệnh); 09 Phòng khám đa khoa, 183 phòng khám chuyên khoa, 28 cơ sở dịch vụ y tế khác.

Giáo dục

Toàn tỉnh có 179 cơ sở giáo dục mầm non, 56 trường Tiểu học, 128 trường TH&THCS, 26 trường THPT, 18 trung tâm và trường TC nghề, 01 trường – trường CĐSP Yên Bái.

Du lịch

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, tạo tiền đề đến năm 2025 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái. Tỉnh đã tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch, nhất là những tiền năng của miền Tây để phát huy vài trò trung tâm du lịch vùng của miền Tây Yên Bái.

Tỉnh đã quy hoạch đầu tư xây dựng, hình thành và phát triển 4 điểm du lịch trọng điểm: vùng du lịch hồ Thác Bà và sông Chảy; vùng du lịch thành phố Yên Bái và phụ cận; vùng du lịch Trấn Yên, Văn Yên và vùng du lịch phía Tây của tỉnh. Đặc biệt, một số điểm du lịch miền Tây của tỉnh nhu du lịch sinh thái – cộng đồng huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ đã trở thành điểm đến hấp dẫn của Yên Bái nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Khai thác tiềm năng du lịch có lộ trình, có kế hoạch không chỉ là cơ sở để Yên Bái phát triển du lịch bền vững mà còn giúp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội./.

Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

Trong những năm gần đây, sự phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều đột phá mạnh mẽ, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông từ thành thị đến nông thôn, cùng với các tuyến cao tốc, tỉnh lộ, huyện lộ, các trục đường liên xã, liên thôn, xóm trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo một cách đồng loạt, góp phần đảm bảo nhiệm vụ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ tổ quốc, thúc đẩy kinh tế phát triển, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Đường bộ

Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 80,5 km; 5 tuyến Quốc lộ; QL70, QL32, QL32C, QL37 và QL2D với tổng chiều dài là 399.21km; 13 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 551.32km; 270.25km đường đô thị; 7.171km đường giao thông nông thôn (trong đó: đường huyện có 1.434,68km, đã  kiên cố hóa được 1.172,56km; đường xã có 1.585,45km, kiên cố được 1.050.18km, đường thôn bản có 4.562,46km, kiên cố được 2.088,83km; 170,74Km đường chuyên dùng, kiên cố được 19,70km; 337,39Km đường nội đồng, dân sinh, kiên cố được 61,42km).

Quốc lộ 70 nối Yên Bái với Phú thọ và Lào Cai; Quốc lộ 37 nối tỉnh, thành phố trong đó có Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La; Quốc lộ 32 đi qua 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Phú thọ, Yên Bái, Lào Cai; Quốc lô 32C có điểm đầu giao với Quốc lộ 2 (Phú Thọ) đến Âu Lâu (Yên Bái) với tổng chiều dài 96,5Km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 17,5Km; Quốc lộ 2D đi qua 03 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang.

Đường sắt

Tuyến đường sắt xuyên Á Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc chạy qua với tổng chiều dài 86,25 km, với 10 nhà ga nằm trên địa bàn huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái. Trung bình mỗi ngày có 30 chuyến tàu chạy qua địa phận Yên Bái, trong đó có 10 chuyến tàu khách, 20 chuyến tàu hàng.

Đường hàng không

Sân bay Yên Bái tại huyện Trấn Yên là sân bay quân sự, đủ điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng nếu được Chính phủ cho phép. Ngoài ra còn có các sân bay Nghĩa Lộ, Nậm Khắt, Đông Cuông là nhưng sân bay dã chiến từ thời chống Pháp.

Đường sông

Yên Bái có 02 tuyến đường thủy chính:

Tuyến Sông Hồng dài 109 km: Là tuyến giao thông đường thủy quan trọng để vận chuyển hàng lâm sản, khoáng sản từ Lào Cai, Yên Bái đi các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và cảng Hải Phòng.

Tuyến đường thủy trên hồ Thác Bà dài 83 km: Là tuyến đường giao thông của các xã ven hồ, các phương tiện đường thủy có thể đi lại dễ dàng quanh năm và có bến tàu đảm bảo vận chuyển hành khách đi lại, thăm quan du lịch và chuyển chở nguyên vật liệu cung cấp cho các nhà máy trong khu vực.

Kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2021

Năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao.
  • Tốc độ tăng GRDP của tỉnh Yên Bái năm 2021 đạt 7,11%, cao hơn năm 2020 là 1,66%. Trong số đó, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp đạt 5,36%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng tăng 11,82% và khu vực dịch vụ tăng 4,93% so với năm 2020.
  • Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm trên 23%, công nghiệp, xây dựng chiếm 31%; dịch vụ chiếm gần 46%.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 ước đạt 13.350 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2020, tăng cao nhất từ 5 năm trở lại đây. Trong số đó, ngành khai khoáng tăng trên 21%; ngành chế biến, chế tạo tăng 12,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%.
  • Lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 10,3%;
  • Lâm nghiệp và hoạt đồng dịch vụ lâm nghiệp tăng 9,2%;
  • Chăn nuôi gia súc tăng 9%; chăn nuôi lơn tăng gần 11,5%
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 21.178,5 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2020.
  • Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 226,3 triệu USD, tăng 37,8% so với năm 2020;
  • Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 88 triệu đô là Mỹ, tăng 12% so với năm 2020;
  • Số doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2021 là 326 doanh nghiệp, bằng 118,5% kế hoạch, tăng 12% so năm 2020;
  • Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 60 dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 9.000 tỷ đồng;
  • Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2021 đạt 18,020 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2020, cao nhất từ trước tới nay

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020

Năm 2022, tỉnh Yên Bái đã đề ra 32 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó nổi bật như:

  • Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) 7,5%;
  • Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 22,7% Công nghiệp – Xây dựng 32,1%; Dịch vụ 40,6%; Thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm 4,6%;
  • Tổng sản phẩm trên địa bàn quân đầu người 50 triệu đồng;
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,0%
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 23.500 tỷ đồng;
  • Số lượt khách du lịch 1.100.000 người, trong đó khách quốc tế 250.000 người; Doanh thu từ hoạt động du lịch 845 tỷ đồng;
  • Giá trị xuất khẩu hàng hóa 280 triệu USD;
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt từ 4.600 tỷ đồng trở lên;
  • Tổng vốn đầu tư phát triển 19.000 tỷ đồng;
  • Tỷ lệ đô thị hóa 20,38%;
  • Tốc độ tăng năng suất lao động 5,72%;
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo 66%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ 34,9%;
  • Số lao động được tạo việc làm mới 19.500 lao động. . .
Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư
Tin tuc Yen BaiKhu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Yên Bái

Tính đến tháng 3/2022, toàn tỉnh có 03 khu công nghiệp (KCN phía Nam với diện tích 400 ha; KCN Minh Quân gần 108 ha và KCN Âu Lâu 120 ha) và 12 cụm công nghiệp; với tổng diện tích 1.176,67ha. Đến hết năm 2021 thu hút được 84 dự án đầu tư; gồm: 73 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) và 11 dự án vốn đầu tư nướ ngoài (FDI); với tổng vốn đầu tư đăng ký 14.207 tỷ đồng, tổng diện tích đất đăng ký đạt 455,89ha. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 94,78%.

Khu công nghiệp (KCN) Âu Lâu tỉnh Yên Bái
Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư
Khu công nghiệp (KCN) Minh Quân - Yên Bái
Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư

Tỉnh có 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 548,78ha; đã được đầu tư một phần cơ sở hạ tầng, như: Đường giao thông nội bộ, cấp điện; cấp nước với tổng vốn đầu tư 153,42 tỷ đồng. Các cụm công nghiệp thu hút được 47 dự án, tổng số vốn đăng ký là 2.654 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các cụm công nghiệp đạt 31,39%. Riêng cụm công nghiệp Minh Quang việc đầu tư hạ tầng; do doanh nghiệp thực hiện từ nguồn xã hội hóa.

  • Năm 2022

Năm 2022, tỉnh đang triển khai các thủ tục bổ sung quy hoạch; và thành lập 05 cụm công nghiệp với tổng diện tích 336,82ha.

Đầu năm 2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch; và Đầu tư về việc bổ sung khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vào quy hoạch phát triển; các khu công nghiệp ở Việt Nam với quy mô diện tích 339 ha; tại xã Bảo Hưng và xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Ngoài ra Yên Bái dự định Mở rộng khu công nghiệp Minh Quân 288; Thành lập mới khu công nghiệp Y Can 500ha.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư” mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook