Khu công nghiệp quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng | Cẩm Lệ là một quận mới của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định 102/NĐ- CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ, trên cơ sở phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân của huyện Hoà Vang. Đây là quận nội thành duy nhất của Đà Nẵng không giáp biển.
Hiện nay, trên địa bàn quận đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Dream House, khu đô thị Phước Lý, khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương, khu đô thị Green Lake, khu đô thị An Phát, khu đô thị Thăng Long Riverside, khu đô thị đầu trục Tây Bắc, khu đô thị Hòa An Residence…
Trong định hướng phát triển đến năm 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Cẩm Lệ đã xác định:
“Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy truyền thống đoàn kết, sức mạnh đồng thuận; đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, ưu tiên hạ tầng giao thông và thiết chế văn hóa công cộng phục vụ nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng quận Cầm Lệ văn minh, phát triển bền vững”.
Vị trí địa lý
Quận quận Cẩm Lệ với diện tích tự nhiên là 34 km, chiếm 2,63% diện tích toàn thành phố, với vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp quận Ngũ Hành Sơn
- Phía tây và phía nam giáp huyện Hòa Vang
- Phía bắc giáp các quận Liên Chiểu, Thanh Khê và Hải Châu.
Đơn vị hành chính
Quận Cẩm Lệ có 06 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hoà Xuân.
Dân số
Tính đến tháng 9 năm 2022, tổng số dân toàn quận là: 183.135 người.
Y tế
Quận Cẩm Lệ hiện có 3 bệnh viện lớn gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa quận Cẩm Lệ, Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Đà Nẵng. Ngoài ra còn có hệ thống các trung tâm y tế phường để chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho người dân.
Giáo dục
Trên địa bàn quận Cầm Lệ có Đại học Ngoại ngữ và trường Cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng..
Cơ sở hạ tầng kinh tế của quận Cẩm Lệ
Cầm Lệ có lợi thế là quỹ đất đã được đô thị hoá lớn, vị trí địa lý thuận lợi, do vậy hội thảo cần đánh giá, xem xét, đưa ra các giải pháp một cách cụ thể để quận làm cơ sở phát triển, có các giải pháp thu hút, hấp dẫn nhà đầu tư; cũng như xác định Cầm Lệ sẽ tham gia như thế nào vào trong việc phát triển du lịch chung của thành phố.
Trong 5 năm trở lại đây, diện mạo quận Cẩm Lệ mỗi ngày lại thêm khang trang, nhiều thành tựu mới được tạo dựng, góp sức vào sự phát triển chung của thành phố.
Nhiều công trình giao thông cùng với các công trình điện chiếu sáng, cấp thoát nước khác trên địa bàn quận cũng đã ra đời bằng sự góp sức rất lớn của người dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Vành đai phía Tây 2
Tuyến đường Vành đai phía Tây 2 sẽ đi qua các phường Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ, phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc thuộc quận Liên Chiều và xã Hòa Liên thuộc huyện Hòa Vang. Tổng chiều dài tuyến: 14,3Km, quy mô đường chính khu vực có tốc độ thiết kế: 60Km/h.
Tuyến đường vành đai phía Tây 2 sẽ nối đường Hải Vân – Túy Loan đến Quốc lộ 14B kết nối các Khu công nghiệp Hòa Khánh ở phía Bắc, Khu công nghiệp Hòa Cầm ở phía Nam và các khu dân cư đông đúc trên tuyến, khi hình thành sẽ tiếp nhận phần lớn lưu lượng xe trên tuyến cao tốc có nhu cầu đi vào khu vực thành phố, đồng thời giúp phân chia lưu lượng cho tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua trung tâm thành phố hiện đã quá tải.
Qua đó góp phần giúp thành phố Đà Nẵng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách hiệu quả và bền vững, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân, giảm tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện đi lại của người dân thành phố Đà Nẵng.
Tình hình phát triển kinh tế của quận Cẩm Lệ
Giai đoạn 2015-2020 kinh tế quận tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 7,3%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thương mại – dịch vụ (chiếm 64,23%), công nghiệp – xây dựng (chiếm 35,69%), nông nghiệp (chiếm 0,08%).
Thu ngân sách trên địa bàn quận hằng năm tăng bình quân 10,93%/năm so với dự toán giao, tăng bình quân 21,6%/năm so với năm trước. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016- 2020 đạt 3.108,25 tỷ đồng, tăng 3,74 lần so với nhiệm kỳ trước.
Năm 2021 là năm tiếp tục gặp khó khăn, thách thức của thành phố nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19, UBND quận đã tích cực, chủ động ngay từ đầu năm triển khai thực hiện chủ đề năm 2021 của thành phố “Năm khôi phục tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế”, trọng tâm là khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau ảnh hưởng của COVID-19.
Nhờ đó, đã và đang kiểm soát khá tốt nguy cơ lâylan dịch bệnh, duy trì được các hoạt động phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội, các mặt công tác khác của quận trong năm duy trì ổn định, kết quả thực hiện KT-XH, QP, AN năm 2021, cụ thể như sau:
– Tổng giá trị tăng thêm (VA) trên địa bàn quận (theo giá so sánh 2010) năm 2021 ước đạt 5.171 tỷ đồng, tăng 0,32% so với năm 2020 (NQ tăng 6-6,6%);
– Giá trị tăng thêm ngành Thương mại -Dịch vụ (theo giáso sánh 2010) năm 2021 ước đạt 3.735 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2020 (NQ tăng 7-7,5%);
– Giá trị tăng thêm ngành Công nghiệp -Xây dựng (theo giá so sánh 2010) năm 2021 ước đạt 1.430 tỷ đồng, giảm 5%so với năm 2020 (NQ tăng 4-5%);
– Giá trị tăng thêm ngành Nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2021 ước đạt 5,2 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020 (NQ tăng 0,14%);
– Tổng Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 6,203 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2020 (NQ tăng 12-13,5%);
– Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ước đạt 522 tỷ đồng, đạt 115% dự toán thành phố giao và bằng 104,4% so với năm 2020;
Năm 2022, UBND quận Cẩm Lệ đã đẩy mạnh thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, chủ đề năm 2022 “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội của thành phố”, kinh tế trên địa bàn quận trong 6 tháng đang có bước phục hồi trên nhiều lĩnh vực. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 bao gồm:
(1) Tổng giá trị tăng thêm (VA) trên địa bàn quận (theo giá so sánh 2010) năm2022 tăng 6,5% so với năm 2021;
(2) Giá trị tăng thêm ngành Thương mại -Dịch vụ (theo giá so sánh 2010) năm
2022tăng6,6% so với năm 2021;
(3) Giá trị tăng thêm ngành Công nghiệp -Xây dựng (theo giá so sánh 2010) năm 2022 tăng 6,3% so với năm 2021;
(4) Giá trị tăng thêm ngành Nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm2022 bằng so với năm 2021;
(5) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10-11% so với năm 2021;
(6) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán được giao;
(7) Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán thành phố giao;
(8) Số hộ nghèo còn sức lao động cuối năm(chuẩn thành phố): 1.150, tỷ lệ 2,68% (giảm 350 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 0,82%);
(9) Tăng tỷ suất sinh thô 0,04%0so với năm 2021;
(10) Các phường tổ chức thu gom xử lý chất thải sinh hoạt đạt 98%;
(11) Giao quân đảm bảo chất lượng và đạt 100% chỉ tiêu giao.
Phát triển khu công nghiệp quận Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ hiện có hai khu công nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Hòa Cầm và Khu công nghiệp Hòa Cầm mở rộng. Khu công nghiệp Hòa Cầm đã cơ bản được lấp đầy, nên quận đang kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Cầm mở rộng. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 363/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hoà Cầm.
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Cầm mở rộng, có tổng diện tích hơn 120ha, nằm trên địa bàn phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ và xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang. Dự kiến sẽ thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, hoàn thành trước ngày 15/11/2022.
Cụm công nghiệp Cầm Lệ được thành lập theo quyết định số 6099/QĐ-UBND ngày 12- 12-2018 thành lập cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Lệ tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ với diện tích 29ha. Hiện UBND quận tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp quận Cẩm Lệ (giai đoạn 1), hoàn thiện quy định tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp, quy trình thủ tục đầu tư, quy chế cung cấp, quản lý các dịnh vụ công cộng, tiện ích và xây dựng đơn giá cho thuê đất và giá sử dụng hạ tầng trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ.
Định hướng phát triển
Với định hướng tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn quận, cần phát triển cụm công nghiệp theo hướng sinh thái góp phần xây phát triển quận Cẩm Lệ theo hướng xây dựng đô thị sinh thái. Trong đó giải pháp yêu cầu là chọn địa điểm xây dựng cụm công nghiệp tách hẳn các khu dân cư; diện tích có khả năng mở rộng trong tương lai; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài cụm công nghiệp, và hạn chế tối đa việc chiếm đất nông nghiệp. Khu công nghiệp sinh thái là mô hình phủ hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Trên địa bàn quận còn có làng nghề truyền thống làm Khô mè nổi tiếng nằm bên cạnh dòng sông Cẩm Lệ hiền hòa, xanh mướt ngô, mía, là nơi có món Bánh tráng cuốn thịt heo độc đáo của người Đà Nẵng, nhà thờ Ông Ích Khiêm và di tích lịch sử Nghĩa trũng Khuê Trung.
Trong năm 2022, quận quyết tâm hực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh linh hoạt, hiệu quả nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn, hầu hết các chỉ số sản xuất, tiêu thụ… đều giữ được mức tăng trưởng khá.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696