Khu công nghiệp Tây Ninh cập nhật danh sách KCN mới 2024 | Sự hình thành và phát triển của các KCN đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GRDP, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà; tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng mới trong và ngoài KCN có giá trị lâu dài. Ngoài ra còn tác động tích cực đến việc hình thành đô thị mới và phát triển ngành dịch vụ tại địa phương (tài chính, ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống,… ), tạo việc làm ổn định cho người dân, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Các KCN đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà, là nhân tố quan trọng góp phần tăng mạnh giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh hiện có 6 KCN nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 1 KCN trong KKT cửa khẩu Mộc Bài với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 4.067,11ha. Trong đó có 6 KCN đã được cấp phép thành lập và hoạt động với tổng diện tích đất được duyệt theo quy hoạch 3.493,3ha, diện tích đất thực hiện 3.491,18ha, đất công nghiệp có thể cho thuê 2.616,61ha, đã cho thuê 1.721,27ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 65,78% (riêng KCN Hiệp Thạnh 573,81ha chưa có quyết định thành lập).
Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư
Trong khi 2 khu công nghiệp lâu năm là KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III hoạt động khá hiệu quả, thì các khu công nghiệp khác vẫn chưa phát triển hết tiềm năng, tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp. KCN Bourbon – An Hòa từng nổi lên trong quá khứ đã sát nhập với Tập đoàn Thành Thành Công để trở thành KCN Thành Thành Công. Trong khi KCN Chà Là cũng vừa được quy hoạch nâng cấp từ Cụm công nghiệp Chà Là trước kia và số lượng nhà đầu tư đến với KCN Tây Ninh này còn rất thấp, và vừa bị Chính phủ điều chỉnh giảm quy mô.
Với chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở “Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” của tỉnh Tây Ninh, thời gian gần đây Tỉnh đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư như: hỗ trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối thị trường, hợp tác đầu tư, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm….
Những cố gắng nỗ lực của tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã giúp Tỉnh được nhiều nhà đầu tư ở trong và ngoài nước quan tâm đến tìm hiểu và lập dự án đầu tư. Lũy kế đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 1.024 dự án đầu tư còn hiệu lực (674 dự án trong nước và 350 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là 116.143 tỷ đồng và 8.937,7 triệu USD..
Các cụm công nghiệp
Song song đó là các cụm công nghiệp (CCN) đã đầu tư và đang hoạt động như Cụm công nghiệp Thanh Xuân 1 (50ha), Cụm công nghiệp Ninh Điền (50ha). Các CCN có quy mô nhỏ hơn như Tân Hội 1 (49,2 ha), Thành Long (37ha), Bến kéo (35,78 ha), Hòa Hội (30ha). Ngoài ra, còn 9 dự án Cụm công nghiệp đang được kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, cá biệt có dự án Cụm công nghiệp Tân phú 1, 2, 3, 4 có quy mô đến 200 ha; hay dự án Cụm công nghiệp Bến Củi 1, 2 có quy mô đến 100 ha, hứa hẹn sẽ là các nguồn cung lớn cho thị trường khu công nghiệp Tây Ninh trong tương lai. Ngoài ra, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cũng mang đến cơ hội cho các khu công nghiệp Tây Ninh.
Đến thời điểm hiện tại các KCN trên địa bàn tỉnh còn trên 300ha quỹ đất sạch để mời gọi đầu tư. UBND tỉnh Tây Ninh đã trình Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét phê duyệt Đề án bổ sung các KCN mới, KCN mở rộng vào quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Đề án, dự kiến trong giai đoạn tới tỉnh Tây Ninh sẽ quy hoạch mới 2 KCN và quy hoạch mở rộng 1 KCN với tổng diện tích đất đề xuất 3944ha để đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Quỹ đất còn nhiều
Quỹ đất của Tây Ninh còn nhiều vị trí nhiều thuận lợi, kết cấu hạ tầng và dịch vụ đang ngày càng hoàn thiện; các chính sách liên quan đến nhà đầu tư và doanh nghiệp luôn thông thoáng và nhất quán… đang là những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Dưới đây, Blue Ocean Realty sẽ cung cấp cho các bạn về thông tin các KCN đang hoạt động tại tỉnh Tây Ninh để Quý độc giả cùng tham khảo:
I. DANH SÁCH 6 KHU CÔNG NGHIỆP TÂY NINH ĐANG HOẠT ĐỘNG
-
KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
Khu công nghiệp Trảng Bàng được thành lập theo quyết định 100/QĐ-TTg vào ngày 9/2/1999 với quy mô gần 189,1 ha. KCN Trảng Bàng được xem là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh. KCN Trảng Bàng nằm ở vị trí khá thuận lợi khi cách trung tâm TP.HCM 43,5 km, cách cửa khẩu Mộc Bài 28 km và nằm trên trục đường Xuyên Á (Quốc lộ 22). Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN này là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh.
Khu công nghiệp Trảng Bàng toạ lạc tại trung tâm thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, một vị trí rất thuận lợi. KCN Trảng Bàng ven QL22/Đường Xuyên Á, thuận tiện về giao thông, nền đất cứng, chất lượng nước tốt, không cần đóng cọc khi xây dựng.
Hiện tại, KCN Trảng Bàng là một trong những khu công nghiệp Tây Ninh có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Trong đó đa số là nhà đầu tư đến từ Đài Loan (45%), Việt Nam (28%) và Hàn Quốc (18%) và 9% còn lại là của các nhà đầu tư khác (Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc,.. … Các nhà đầu tư từ khắp nơi đã dồn hết tâm quyết vào khu công nghiệp Trảng Bàng. Điều này đã góp phần làm cho tỉnh Tây Ninh có sự dịch chuyển về kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Vị trí : Km 32, QL22, KP An Bình, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
Quy mô : 189,1 ha
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh (INDECO)
Thời gian hoạt động: 1999-2049
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư:
+ Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sạch, tinh vi chính xác, công nghiệp lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,…, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp gây ô nhiễm.
+ Sản xuất, chế tạo máy công cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, vận chuyển và chế biến nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ cao cấp, trang trí nội thất cao cấp.
+ Các ngành công nghiệp khác không phát sinh ô nhiễm môi trường.
+ Các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu:
+ Kho bãi, vận chuyển, logistics…
+ Dịch vụ kinh doanh ăn uống, cung cấp suất ăn công nghiệp…
Các dịch vụ khác phù hợp với hoạt động trong KCN.
-
KHU CÔNG NGHIỆP AN PHÚ- CỬA KHẨU MỘC BÀI
Khu Công Nghiệp An Phú nằm trong Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài theo đồ án quy hoạch chi tiết Khu Thương mại Đô thị Cửa Khẩu Mộc Bài, Tỉnh Tây Ninh TL1/2000, đã được phê duyệt tại Quyết định số 1595/2002/QĐ-UB. Nếu xét trên khía cạnh lịch sử, Khu công nghiệp An Phú được thành lập trước thời điểm Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài được thành lập. Sau khi quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu, Khu công nghiệp An Phú nằm trong khu kinh tế.
Khu Công Nghiệp An Phú có tổng diện tích là 103,63 ha, có vị trí tại X.Lợi Thuận, H.Bến Cầu, Tây Ninh. Công ty cổ phần Địa ốc An Phú được phê duyệt làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
Khu Công Nghiệp An Phú gần các đầu mối kinh tế kỹ thuật quan trọng: cửa khẩu quốc gia trên tuyến đường Xuyên Á, đầu mối giao cắt Quốc lộ 22 và Tỉnh lộ 786- là trục đường vận tải liên tỉnh Tây Ninh – Long An, gần kênh Đìa Xù nối ra Sông Vàm cỏ, gần nguồn điện Trạm Trảng Bàng. Do đó, đây là nơi có vị trí trọng yếu về giao thông, thuận lợị về cơ sở hạ tầng, về qua hệ hợp tác với các điểm đô thị, dân cư xung quanh và quốc tế (Campuchia, Thái Lan), là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng đô thị cửa khẩu và công nghiệp tập trung ở tỉnh Tây Ninh.
Hạ tầng hoàn chỉnh
Ngoài thuận lợi trong giao thông, hạ tầng cơ sở của Khu công nghiệp An Phú Cửa Khẩu Mộc Bài cũng khá hoàn chỉnh với nhà máy cấp nước công suất 4300 m3/ngày, và nhà máy xử lý nước theo công suất 3.296 m3/ngày-đêm.
Khu công nghiệp An Phú – Cửa khẩu Mộc Bài nói riêng và cửa khẩu Mộc Bài nói chung là nơi có vị trí trọng yếu về giao thông, là nơi rất thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT), thuận lợi cả về quan hệ hợp tác với các điểm đô thị, dân cư xung quanh. Ngoài ra đây còn là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng trở thành khu đô thị cửa khẩu và khu công nghiệp tập trung ở địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Vị trí : X.Lợi Thuận, H.Bến Cầu, Tây Ninh
Quy mô: 103,63
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Địa ốc An Phú
Thời gian hoạt động: 2002-2052
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư: Đa ngành, điện tử, thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, dệt may
-
KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP LINH TRUNG III
Khu chế xuất Linh Trung là dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phía Trung Quốc là Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu điện khí Trung Quốc, phía Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển công nghiệp Tân Thuận. Tổng vốn đầu tư của dự án là 65.500.000 USD, vốn pháp định là 17.000.000 USD, mỗi bên góp 50% vốn, tổng diện tích khu là 327,50 ha. Khu chế xuất Linh Trung góm: Khu I, Khu II và khu III. Trong đó:
Khu chế xuất Linh Trung I nằm tại Quận Thủ Đức, thuộc phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 62 ha. Khu Chế Xuất và Công Nghiệp Linh Trung Il tọa lạc tại Phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 27 tháng 12 năm 2002, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã cấp giấy phép đầu tư điều chỉnh số 412/GPĐC6, cho phép Công ty Liên Doanh Sepzone – Linh Trung thành lập Khu Chế Xuất và Công Nghiệp Linh Trung III tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, với tổng diện tích đất 203,8 hecta, với 193,8 ha đất dành cho công nghiệp và 10 ha đất nhà ở của công nhân và chuyên gia, Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III là một trong những khu công nghiệp Tây Ninh khá thành công với tỷ lệ lấp đầy đến 80%. Hiện tại, kcn Tây Ninh này đang thu hút 69 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng như trong nước.
Vị trí : Ấp Suối Sâu, X.An Tịnh, H.Trảng Bàng, Tây Ninh
Quy mô : 202,67 ha
Chủ đầu tư: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sepzone – Linh Trung (Việt Nam) và Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu điện khí Trung Quốc
Thời gian hoạt động: 2002-2052
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư: đa ngành: May mặc, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hóa chất, điện tử, thuốc lá
-
KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH THÀNH CÔNG
Khu công nghiệp Thành Thành Công tiền thân là Khu công nghiệp Bourbon – An Hòa, được thành lập vào năm 2008 với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty CP Bourbon – An Hòa. Đây là một trong những KCN Tây Ninh đầu tiên cũng như tại Việt Nam có định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái.
Đầu năm 2014, theo Quyết định số 03/2014/QĐ-HĐCT, Hội Đồng Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công chính thức phê chuẩn về việc tham gia của Công ty CP Bourbon An Hòa vào Tập đoàn. Và đến tháng 3/2014, tên gọi của KCN chính thức thay đổi là KCN Thành Thành Công.
Với tổng diện tích 1.020 ha, ngoài diện tích đất công nghiệp 760 ha cho thuê, KCN Thành Thành Công còn được quy hoạch đồng bộ với 184 ha khu kho cảng và điện mặt trời, cùng với khu dân cư có diện tích 76 ha.
Vị trí : P.An Hòa, TX.Trảng Bàng, Tây Ninh
Quy mô 1.020 ha
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công
Thời gian hoạt động: 2008-2058
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư:
– Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn;
– Công nghiệp sản xuất giấy;
– Công nghiệp dược phẩm, dụng cụ y tế, trường học;
– Công nghiệp kim khí, dụng cụ gia đình;
– Sản xuất máy vi tính, chế tạo lắp ráp điện tử, điện gia dụng, công nghệ thông
tin, viễn thông;
– Dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em;
– Công nghiệp chế tạo xe máy, xe đạp và các phụ tùng, linh kiện;
– Công nghiệp ô tô, phương tiện vận tải và các phụ tùng, linh kiện;
– Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia;
– Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi;
– Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su;
– Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cáp điện, vật tư phục vụ ngành điện;
– Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy;
– Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất;
– Công nghiệp dệt, may (có nhuộm);
– Công nghệ sinh học, sản xuất giống và con giống.
-
KHU CÔNG NGHIỆP PHƯỚC ĐÔNG
Khu công nghiệp Phước Đông không phải là một khu công nghiệp riêng biệt mà nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Phước Đông – Bời Lời, có diện tích lên đến 3.285 ha (trong đó Khu dân cư và thương mại có diện tích 1,095 ha). Khu phức hợp Phước Đông được xây dựng bao gồm tổ hợp KCN- thương mại-dân cư, có môi trường sản xuất thân thiện và môi trường sống hiện đại, sáng tạo.
Khu công nghiệp Phước Đông được thành lập vào năm 2008 theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, cùng với chủ đầu tư là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sài Gòn VRG (trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Đây là KCN lớn nhất tỉnh Tây Ninh, có tổng vốn đầu tư 350 triệu USD, với quy mô diện tích 2.190 ha.
KCN Phước Đông nói riêng và Khu phức hợp Phước Đông nói chung có vị trí địa lý đắc địa, tọa lạc gần đường dẫn vào đường Cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Mộc Bài; cảng trung chuyển Thanh Phước và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, điểm nối logistic giữa Tây Ninh và các tỉnh Tây Nguyên. Nằm giữa 2 huyện là Gò Dầu và Trảng Bàng, KCN Phước Đông nằm ngay trục kết nối giữa TP.HCM và Phnom Penh thuộc Campuchia. Do đó, KCN Phước Đông có những lợi thế chiến lược về vận chuyển đường bộ và đường thủy nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh cũng như thị trường các nước lân cận Việt Nam như Campuchia, Thái Lan; qua đó giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa.
Thu hút đầu tư
Nhằm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ngoài đất công nghiệp ra, KCN Phước Đông còn linh hoạt phát triển thêm các sản phẩm đa dạng để phục vụ mọi nhu cầu của các nhà đầu tư như: Nhà xưởng xây sẵn cho thuê, nhà xưởng xây theo yêu cầu cho thuê, nhà kho xây sẵn cho thuê. Hiện nay các sản phẩm, dịch vụ của KCN Phước Đông đã và đang được các nhà đầu tư đánh giá cao bởi chất lượng, mỹ thuật và thời gian bàn giao sản phẩm, đáp ứng được hiệu quả nhu cầu của các nhà đầu tư, giúp họ nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính đến nay, KCN Phước Đông đã thu hút được gần 50 dự án đầu tư ở trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đạt 5,95 tỷ USD; tỷ lệ lấp đầy KCN đạt gần 60% diện tích đất trong KCN.
Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại, KCN Phước Đông phù hợp với các dự án đầu tư cần diện tích đất trống lớn, đây là một lợi thế rất lớn đối với các dự án có quy mô lớn.
Vị trí : X.Phước Đông, H.Gò Dầu, Tây Ninh
Quy mô: 2190 ha
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sài Gòn VRG (Sài Gòn VRG)
Thời gian hoạt động: 2008-2058
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư:
- Sản xuất trang phục
- Sản xuất đồ chơi
- Sản xuất đồ uống
- Nhóm các dự án cơ khí
- Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao
- Sản xuất tủ, giường, bàn, ghế
- Sản xuất hoá chất, sản phẩm hoá chất
- Nhóm các dự án về điện tử viễn thông
- Sản xuất sản phẩm kim loại, trừ vũ khí và đạn dược
- Nhóm các dự án sản xuất dược mỹ phẩm
- Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và phần chi tiết liên quan
-
KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP THẠNH
Khu công nghiệp Hiệp Thạnh là khu công nghiệp mới nhất tại tỉnh Tây Ninh. Theo quy hoạch trước đây, Khu công nghiệp Hiệp Thạnh có quy mô 250 ha tại Ấp Chánh, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu. Tuy nhiên theo Công văn số 27/TTg-CN ngày 12/01/2021, Khu công nghiệp Hiệp Thạnh được di dời về Ấp Đá Hàng và Ấp Giữa, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, đồng thời sử dụng chỉ tiêu đất công nghiệp đã dừng triển khai giai đoạn 2 của 2 khu công nghiệp Chà Là và Thanh Điền. Chính vì vậy quy mô Khu công nghiệp Hiệp Thạnh cũng được mở rộng lên đến 573,81 ha.
Hiện tại, Khu công nghiệp Tây Ninh này vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi chủ đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy khu công nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng quy hoạch và chưa triển khai. Đây cũng là khu công nghiệp thứ 6 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn Tây Ninh.
Vị trí : X.Hiệp Thạnh, H.Gò Dầu, Tây Ninh
Quy mô: 573,81 ha
Chủ đầu tư: (Đang kêu gọi đầu tư)
-
KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TMTC
Khu công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC còn có một tên gọi khác là Khu công nghiệp TMTC Mộc Bài. Khu công nghiệp TMTC được khởi công vào tháng 5/2015. Sau đó, KCN được UBND tỉnh Tây Ninh điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1271/QĐ-UBND ngày 24/5/2016. KCN được quy hoạch với quy mô sử dụng đất rộng 108,11 ha, mật độ xây dựng 71%. Trong đó diện tích nhà máy dệt – nhuộm là 46,17 ha, đất nhà máy may và công nghiệp phụ trợ là 29,39ha. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, đến năm 2059. Chủ đầu tư KCN là Công ty TNHH phát triển khu công nghiệp TMTC.
Khu công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh là khu công nghiệp mới của tỉnh Tây Ninh, chủ yếu thu hút ngành dệt may và dệt nhuộm, có hạ tầng hiện đại, giao thông thuận tiện.
Vị trí : Khu KTCK Mộc Bải, ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Quy mô: 108,11 ha
Chủ đầu tư: Công ty TNHH TKG TAEKWANG MTC VINA
Thời gian hoạt động: 2059
Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư: Dệt may và công nghiệp hỗ trợ
II. Danh sách 7 cụm công nghiệp tại tỉnh Tây Ninh
STT | Tên cụm công nghiệp (CCN) | Địa điểm | Diện tích (ha) |
1 | CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH | X.Tân Bình, TX.Tây Ninh, Tây Ninh | 97,57 ha |
2 | CỤM CÔNG NGHIỆP THANH ĐIỀN | X.Thanh Điền, H.Châu Thành, Tây Ninh | 50,16 ha |
3 | CỤM CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HÒA | X.Trường Hòa, H.Hòa Thành, Tây Ninh | 96 ha |
4 | CỤM CÔNG NGHIỆP THẠNH TÂN | X.Thạnh Tân, TX.Tây Ninh, Tây Ninh | 50,79 ha |
5 | CỤM CÔNG NGHIỆP CHÀ LÀ | X.Chà Là, H.Dương Minh Châu, Tây Ninh | 106 ha |
6 | CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH MINH | X.Bình Minh, TX.Tây Ninh, Tây Ninh | 106 ha |
7 | CỤM CÔNG NGHIỆP BẾN KÉO | X.Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh | 19.427,5 m2 |
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.
Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là bất động sản công nghiệp và khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696