Khu công nghiệp tỉnh Bình Định thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Định thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Định thu hút đầu tư | Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế.

Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia. Bình Định nằm ở Trung tâm của trục Bắc – Nam (trên cả 4 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và đường biển), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào.

Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm-pa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chăm-pa ở đây vẫn phát triển cho đến khi nhà nước Chăm-pa mất vai trò lịch sử. Dấu tích văn hóa của thời kỳ nhà nước Chăm-pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lại vô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thành đối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định.

Công nghiệp hiện đại

Bình Định được xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế – xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 14/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt ra mục tiêu 97/% dân số tham gia BHYT vào năm 2030.Theo đó, đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại.

Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.025km2.

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi;

Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên;

Phía Đông giáp giáp Biển Đông;

Đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Phước có các đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện, cụ thể:

01 thành phố : Quy Nhơn: là đô thị loại 1, diện tích 284,28 km2, dân số trên 284.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

01 thị xã : An Nhơn;

07 huyện : Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh

Dân số

Bình Định có yếu tố đặc trưng về dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (Việt) chiếm 98%, tỉnh còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.

Dân số trung bình tỉnh Bình Định năm 2023 ước tính 1.506,3 nghìn người; trong đó, nam có 749 nghìn người, chiếm 49,7%, nữ có 757,3 nghìn người, chiếm 50,3% trong tổng số dân.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính năm 2023 là 848,5 nghìn người, chiếm 56,3% trong tổng dân số, tăng 0,2% so năm 2022. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế năm 2023 ước đạt 833,3 nghìn người, tăng 0,9% so với năm trước. Trong tổng số lao động làm việc, lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,1%; lao động trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,5%; lao động trong nhóm ngành dịch vụ chiếm 39,4%.

Du lịch

Với 134 km bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha, còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh năm tràn ngập ánh nắng: Bình Định được mệnh danh là “thiên đường biển đảo” của Việt Nam…Nơi đây có nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như: Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, Hầm Hô, Hồ Núi Một, Núi Bà – Hòn Vọng Phu, suối khoáng nóng Hội Vân, đầm Trà Ổ….

Bãi biển Kỳ Co (thuộc xã Nhơn Lý) trải dài uốn cong hình lưỡi liềm với ba mặt giáp núi và một mặt giáp biển, không khí thoáng đãng cùng những làn gió mang theo hơi mằn mặn đặc trưng của biển khơi sẽ khiến tâm hồn mỗi người trở nên thư thái.

Ngoài ra, Bình Định cũng rất nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa. Nơi đây còn là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa…

Kinh đô du lịch nghìn tỷ

Bình Định còn là địa phương nổi tiếng với nghệ thuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi độc đáo. Đặc biệt còn nổi tiếng là miền đất võ với những làng võ, lò võ vang danh khắp xứ. Các địa danh nổi tiếng khác như: Ghềnh Ráng Tiên Sa; Bảo tàng Quang Trung; Bảo sơn Thiên ấn; Bán đảo Phương Mai; Đèo Cù Mông phía nam Bình Định; Mộ Hàn Mạc Tử; Đập dâng Văn Phong; Nhà thờ chính tòa Giáo phận Quy Nhơn….

Với những tiềm năng sẵn có, Bình Định đặt mục tiêu trở thành “kinh đô du lịch nghìn tỷ”, đến năm 2025 đón 8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng.

Hạ tầng giao thông

Theo quy hoạch tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, hạ tầng giao thông sẽ được đầu tư đồng bộ. Đây là cơ sở để Bình Định đạt mục tiêu trở thành địa phương nằm trong nhóm đầu về phát triển kinh tế – xã hội của khu vực duyên hải Trung Bộ.

Hiện Bình Phước có hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi, kết nối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam bộ thông qua quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường ĐT 741. Chỉ mất hơn 2 tiếng di chuyển để đến các sân bay, cụm cảng quốc tế Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cái Mép, Thị Vải cho thấy Bình Phước có vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Đông – Tây, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa vùng Đông Nam bộ, ĐBSCL với Tây Nguyên. Tỉnh còn là cửa ngõ giao thương hợp tác trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.

Đường sắt

Sẽ nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp, xây dựng mới 2 ga hàng hóa đường sắt tại khu vực xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) và xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) phục vụ vận chuyển hàng hóa cho cảng Quy Nhơn, Khu kinh tế Nhơn Hội và các trung tâm logistics.

Quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị kết nối thành phố Quy Nhơn đến Cát Tiến, 22 An Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát, Canh Vinh,… trong đó lấy đô thị Quy Nhơn làm trung tâm.

Đường bộ

Theo quy hoạch tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có 9 tuyến đường được xác định là hành lang động lực có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, bao gồm:

    • Tuyến Quốc lộ 19: là trục động lực chính, quan trọng của toàn vùng, là tuyến giao thông tạo ra sự kết nối mạnh mẽ, thông suốt giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên với cửa ngõ ra biển là cảng Quy Nhơn.
    • Tuyến Quốc lộ 1: là trục phát triển kinh tế quan trọng kết nối Bình Định với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng và hệ thống đô thị cả nước chung, có vai trò là trung điểm gắn kết giữa các vùng kinh tế phía Đông và phía Tây của tỉnh.
    • Tuyến Quốc lộ 19B: là trục hỗ trợ kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với các đô thị phía Tây của tỉnh; phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, đô thị, du lịch.
    • Tuyến Quốc lộ 19C: là trục hỗ trợ phát triển kinh tế phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, kết nối với Phú Yên; phục vụ phát triển Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định và các khu logistics dọc tuyến.
    • Tuyến Quốc lộ 1D: là trục hỗ trợ phát triển kinh tế phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, kết nối Bình Định với Phú Yên.
    • Tuyến đường bộ ven biển ĐT.639:
    • Là trục hỗ trợ thúc đẩy kinh tế dọc hành lang ven biển, kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh dọc hành lang ven biển.
    • Tuyến đường tỉnh ĐT.638: là trục hỗ trợ thúc đẩy phát triển vùng phía Tây của tỉnh Bình Định, kết nối Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định đến Cảng Quy Nhơn.
    • Tuyến đường tỉnh ĐT.629, ĐT.630: là trục hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định và làm tăng tính liên kết giữa chuỗi đô thị ven biển với các huyện miền núi.
Sân bay

Sân bay Phù Cát sẽ được đầu tư mới nhà ga, mở rộng sân đỗ, xây dựng thêm đường cất hạ cánh thứ hai và các đường lăn phù hợp với quy hoạch.

Nghiên cứu khả năng phát triển Cảng hàng không Phù Cát đến năm 2030 là Cảng hàng không cấp 4E (công suất 5,0 triệu hành khách/năm, 12.000 tấn hàng hóa/năm).

Giai đoạn đến năm 2050 là Cảng hàng không cấp 4E (công suất 7,0 triệu hành khách/năm, 27.000 tấn hàng hóa/năm) khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Cảng biển:

Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các bến cảng thuộc các khu bến Quy Nhơn – Thị Nại – Đống Đa; khu bến Nhơn Hội.

Nghiên cứu định hướng điều chỉnh tách Bến cảng Phù Mỹ thành 02 khu bến bao gồm khu bến Phù Mỹ tại xã Mỹ An, Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ và khu bến Hoài Nhơn tại thị xã Hoài Nhơn.

Cảng cạn:

Nghiên cứu định hướng đầu tư bổ sung cụm cảng cạn tại huyện Vân Canh và mở rộng quy mô hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 71ha khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Tỉnh Bình Định phát triển kinh tế năm 2023

Năm 2023, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; cùng với đó là nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội năm 2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển, đạt được kết quả ấn tượng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Trong số 19 chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2023, tỉnh Bình Định đạt và vượt kế hoạch 18 chỉ tiêu. Trong đó:

  • Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,61%, vượt so với kế hoạch HĐND tỉnh giao (7,0 – 7,5%) và xếp thứ 17/63 địa phương cả nước, thứ 06/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 1/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,61%, quý II tăng 6,97%, quý III tăng 8,15%, Quý IV tăng 9,19%).
  • GRDP năm 2023 tăng 7,61% so với cùng kỳ năm trước và là năm thứ 2 đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 2020 -2023.
  • Quy mô kinh tế của tỉnh đạt 117.668,8 tỷ đồng; xếp thứ 24/63 địa phương trong cả nước, thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 3/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 26,38%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,39%, dịch vụ chiếm 38,9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,33%.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,5% (kế hoạch tăng 9,5-9,7%).
  • Tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 54.097,3 tỷ đồng, tăng 15,5% (kế hoạch tăng 10,0%).
  • Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 103.161,9 tỷ đồng, tăng 15,1%.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1.600 triệu USD, giảm 2,8%  (-46 triệu USD) so cùng kỳ (đạt 100% so kế hoạch).
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 tăng 2,19% so cùng kỳ; Chỉ số giá vàng bình quân năm 2023 tăng 2,45% so cùng kỳ; Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,97% so cùng kỳ.
  • Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2023 ước thực hiện 13.828,2 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.
  • Năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 2,52%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với năm 2022;  đã tạo việc làm mới cho 32.029 lao động, đạt 112,4% kế hoạch năm; trong đó có 821 người đi làm việc ở nước ngoài.
  • Thu nhập bình quân đầu người đạt 53,6 triệu đồng/người/năm, tăng so với năm 2022 khoảng 6,8 triệu đồng (tương đương tăng 14,8%).

Mục tiêu  phát triển KT-XH năm 2024 tăng trưởng ở mức 7,5 -8% như Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.

21 chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định năm 2024

  • Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,5 – 8%.
  • Trong đó, Nông, lâm, thủy sản tăng 3,2 – 3,6%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,3 – 10,9% (riêng công nghiệp tăng 9,2 – 9,7%); dịch vụ tăng 7,9 – 8,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9 – 9,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 85,3 – 85,7 triệu đồng/người/năm.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7 – 7,7%.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.
  • Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 15.000 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa 14.267 tỷ đồng.
  • Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tăng 10,5%.
  • Duy trì mức sinh thay thế bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 đến 2,2 con.
  • Tạo việc làm mới cho 32.500 lao động.
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề đạt 64%.
  • Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 2%.
  • Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH đạt 19,3%.
  • Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,1%.
  • Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ 100%.
  • Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 90,6%.
  • Số giường bệnh/vạn dân đạt 38 giường.
  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ≤7%.
  • Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%.
  • Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh duy trì 100%, trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 36%.
  • Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt 88%.
  • Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 88%.
  • Tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom 70%.
  • Số lượng căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành 1.400 căn hộ.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Định đầu tư phát triển

Những năm gần đây, tỉnh Bình Định kiên định với chiến lược phát triển bền vững, đẩy nhanh việc điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng chuyên biệt, thông minh, đồng bộ và hiện đại. Bình Định hội tụ đầy đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội ổn định, tầm nhìn quy hoạch, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp tương đối hoàn thiện…. Ngày nay, Bình Định đang từng bước vươn lên trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững, đặc biệt là công nghiệp. Sức hút của Bình Định trong lĩnh vực này đối với các nhà đầu tư không ngừng được nâng cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích hơn 2.850ha, bao gồm:  KCN Phú Tài – 345,8ha; KCN Long Mỹ – 117,67 ha; KCN Nhơn Hòa – 282ha; KCN Nhơn Hội A – 394,1ha; KCN Nhơn Hội B – 451,9ha; Hòa Hội – 266,1ha; KCN Becamex – 1.000ha; trong đó, có 3 KCN trong KKT Nhơn Hội; 2 KCN Phú Tài, Long Mỹ đã được lấp đầy.

“thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư

Việc phát triển hạ tầng các KCN không chỉ trở thành “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư, mà còn tác động lan tỏa để thu hút thêm đầu tư kết nối các dịch vụ tiện ích, tạo nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của địa phương. Vì thế thời gian qua, các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN cũng đã tập trung nguồn lực, cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật (HTKT), đảm bảo các điều kiện thu hút dự án đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN.

Riêng với KCN Becamex được đầu tư rất bài bản, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu an sinh, lưu trú cho chuyên gia, lao động làm việc tại chỗ. Việc thu hút các dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với ngành nghề được quy hoạch, suất vốn đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật về đầu tư.

Hiện nay, tỉnh có 310 dự án/216 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 22.000 lao động; tốc độ tăng trưởng về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 12%/năm, thu ngân sách xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/năm.

Đặt mục tiêu

 Để tiếp tục bứt phá, đón bắt cơ hội đầu tư mới, tỉnh Bình Định đã đặt ra mục tiêu trong quý I/2024, KCN Hòa Hội phải hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1. Đến năm 2025, KCN Becamex đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đảm bảo điều kiện thu hút đầu tư từ 30-40% diện tích; KCN Hòa Hội triển khai đầu tư giai đoạn 2.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng tập trung đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, mời gọi đầu tư vào KCN, xây dựng tiến độ và cam kết thời gian lấp đầy KCN, phấn đấu hằng năm thu hút từ 10-15 dự án; thực hiện công khai, minh bạch trong công tác xúc tiến đầu tư. Theo kế hoạch, đến năm 2025, các KCN Nhơn Hòa, Nhơn Hội A, Hòa Hội (giai đoạn 1) cơ bản được lấp đầy.

Đặc biệt, việc an sinh cho công nhân, người lao động tại các KCN luôn được tỉnh quan tâm. Ngày 3/4/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” tại Quyết định số 388/QĐ-TTg; theo đó, Thủ tướng giao cho tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng 12.900 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Định thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bình Định thu hút đầu tư
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là bất động sản công nghiệpkhu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook