Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS)

Hội môi giới BĐS Việt Nam-(VARS) phát triển như nào

Hội môi giới bất động sản | Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trực tiếp đóng góp 15% tỷ trọng vào GDP của quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, phát triển đô thị, du lịch…Bất động sản có sức lan tỏa tới 40 ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như xây dựng, ngân hàng – tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, du lịch, nông nghiệp…

Đóng vai trò quan trọng trong ngành bất động sản là lực lượng môi giới bất động sản với vai trò trung gian kết nối thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi năm với giá trị hàng triệu tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho tài sản bất động sản và lợi nhuận bền vững cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp.

Môi giới bất động sản đã trở thành một ngành nghề thực sự

Ngày nay, môi giới bất động sản đã trở thành một ngành nghề thực sự, đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây vẫn là một ngành nghề mới cần có những điều chỉnh, hoàn thiện để tiến tới sự chuẩn chỉ, minh bạch và chuyên nghiệp, đẳng cấp. Hiệp Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VNREA) vì thế đã ra đời vào ngày 13 tháng 8 năm 2002 với tên gọi ban đầu là Hiệp hội BĐS Nhà đất Việt Nam. Đến nay, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành, Hội được đánh giá là một trong những hội nghề nghiệp có hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả bậc nhất trong cả nước.

Và ngày 26/02/2015, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) chính thức ra đời theo Quyết định số 08/QĐ – VNREA – BCH của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. VARS là tổ chức nghề nghiệp chính thức của các Nhà môi giới, các sàn giao dịch, doanh nghiệp kinh doanh Bất động tại Việt Nam – với định hướng hành nghề môi giới Bất động sản chuyên nghiệp có chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật của Việt Nam.

Là tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Với vai trò là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp BĐS Việt Nam, là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước, là tổ chức tham vấn, phản biện đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách cho thị trường BĐS. nhằm giải quyết, tháo gỡ những quy định pháp luật liên quan, giúp thị trường bất động sản vận hành hiệu quả và minh bạch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước, nhờ đó, vai trò của Hiệp hội đối với các cơ quan quản lý ngày một nâng cao, vị thế của Hiệp hội trong cộng đồng ngày một được khẳng định vững chắc.

Hội môi giới bất động sản – Quá trình hình thành và phát triển nghề môi giới bất động sản tại việt Nam

Việt Nam hình thành thị trường bất động sản kể từ dấu mốc năm 1993 Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành. Kể từ đây, người dân Việt Nam được công nhận có quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu nhà ở. Và cũng từ đây, người chủ hợp pháp đất đai, nhà ở được các quyền về giao dịch như: Mua, bán, cho tặng, thừa kế, thế chấp, cho thuê… Nhưng các dự án phát triển nhà ở tại Việt Nam chỉ bắt đầu phát triển sau điều chỉnh Luật Đất đai năm 1998. Thời điểm này, số lượng dự án còn rất ít nên nguồn cung về nhà ở từ các dự án được phê duyệt không đáp ứng được như cầu thực của nhân dân.

Chính vì thế dẫn đến việc các chủ dự án độc quyền phân phối sản phẩm, người mua rất khó khăn để tiếp cận trực tiếp với dự án. Đây là tiền để đề xuất hiện những nhà môi giới bất động sản đầu tiên của thị trường Việt Nam. Họ là đội ngũ cá nhân xin được quyền phân phối sản phẩm dự án môi giới bán sản phẩm dự án cao hơn giá bán ban đầu để hưởng chênh lệch. Do thị trường còn sơ khai, môi giới nhà đất dễ dàng kiếm lời, lợi nhuận cao nên nghề môi giới bất động sản lúc này thu hút khá nhiều tầng lớp xã hội tham gia, từ người lao động đến người có chức vụ cao.

Hệ lụy “cò đất”

Tuy nhiên, do việc tự phát hoạt động môi giới bất động sản không có sự quản lý Nhà nước của các “cò đất”nên đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy, như: Giá cả bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm tạo hiện tượng bong bóng thị trường, cá nhân găm hàng tạo khan hiếm giả để đẩy giá; bắt đầu xuất hiện các dự án ma, gây thiệt hại cho người dân và các nhà đầu tư; …đe dọa nền kinh tế Việt Nam.

Phải đến năm 2004, khi Luật Đất đai lần nữa được điều chỉnh và sự ra đời của Luật Kinh

doanh bất động sản, nghề môi giới bất động sản mới được pháp luật công nhận có chất lượng, có tổ chức và đặc biệt là có sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, cá nhân làm nghề môi giới bất động sản phải qua đào tạo và sau đó được cấp chứng chỉ. Tổ chức hành nghề môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Bộ Xây dựng. Các dự án bất động sản khi bán phải niêm yết công khai trên sàn giao dịch bất động sản…

“cò đất” và nhà môi giới chuyên nghiệp

Tuy nhiên, thực tế trên thị trường vẫn đang tồn tại song song hai đối tượng là cò đất và nhà môi giới chuyên nghiệp. Điểm chung giữa họ là những người trung gian trong các cuộc giao dịch BĐS. Tuy nhiên, về bản chất thì vẫn có những điểm khác biệt nhất định về kỹ năng và chuyên môn. Cò đất là những người có kinh nghiệm trong việc thu thập và chuyển giao những thông tin, khả năng thuyết phục khách hàng khá tốt. Tuy nhiên, cò đất thường sẽ không được qua đào tạo bài bản. Mức độ uy tín thường sẽ khó được đảm bảo hơn do đó, rủi ro cũng cao hơn. Trong khi đó, khác hẳn với cò đất, môi giới bđs chuyên nghiệp là những người được đào tạo một cách bài bản.

Họ làm việc với tinh thần tập trung cao, làm việc theo tổ chức, công ty và được đảm bảo bởi những đơn vị có sự công nhận của luật pháp. Họ cung cấp dịch vụ cho hai bên mua bán, thuê-cho thuê dịch vụ trọn gói, giúp hai bên đạt được thảo thuận tốt nhất. Không những thế, khi giao dịch đã kết thúc, họ vẫn tiếp tục đồng hành với khách của mình ít nhất là cho đến khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng.

Thống kê của VARS

Theo thống kê của của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), lực lượng môi giới bất động sản Việt Nam hiện đạt đến hơn 200.000 người hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc độc lập. Các nhà môi giới chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, Hà Nội có trên 80.000 người, TP.HCM trên 100.000 người. Trong số này, có 50% nhà môi giới chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn trên thị trường. Phần còn lại đa số là nghiệp dư, không được đào tạo, không được kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua và bán.

Đến nay, nghề môi giới bất động sản ngày càng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Ngành môi giới bất động sản đã được đưa vào đào tạo chính quy và chuyên sâu tại các

trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành, trong đó, xây dựng nội dung đào tạo chuẩn mực phù hợp với trình độ các nước trong khu vực ASEAN.

Công tác thẩm định sát hạch thi chứng chỉ nghề môi giới bất động sản được tổ chức chặt chế, nhằm tạo ra các nhà môi giới bất động sản đủ năng lực hành nghề, có đầy đủ kiến thức, am hiểu về ngành nghề, hoạt động đúng tiêu chuẩn nghề. Đặ biệt, chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà môi giới cấp cao, đủ năng lực môi giới các dự án trong và ngoài nước và cho các đối tượng đầu tư trong và ngoài nước.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản

Môi giới BĐS là một nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với Thị trường Bất động sản nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Theo thống kê, nghiên cứu của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trên 90% giao dịch nhà ở và BĐS được thực hiện thông qua các nhà Môi giới BĐS là cá nhân hoặc doanh nghiệp Môi giới BĐS. Chính vì thế, đạo đức nghề nghiệp trong môi giới bđs là một yếu tố mà tất cả những người trong nghề cần phải đặt lên hàng đầu.

Ngày 20/11/2018, tại TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARs) chính thức công bố “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản”. Việc công bố bộ “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà môi giới BĐS” là một sự kiện, một bước tiến quan trọng của ngành Môi giới BĐS Việt Nam.

Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARs) đưa ra 20 quy tắc đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức hành nghề môi giới BĐS đều phải nghiêm túc thực hiện. Hội viên Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vi phạm các quy tắc đạo đức sẽ chịu các hình thức kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm, đồng thời có trách nhiệm đền bù thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật do hành vi vi phạm quy tắc đạo đức gây ra.

20 quy tắc bao gồm:

Quy tắc 1: Tuân thủ nguyên tắc chung của nghề

Quy tắc 2: Trang phục và phong cách

Quy tắc 3: Đảm bảo năng lực chuyên môn khi hành nghề

Quy tắc 4: Trung thực, tận tâm trong công việc người đại diện mua bán bất động sản

Quy tắc 5: Giao tiếp và ứng xử với khách hàng

Quy tắc 6: Trách nhiệm khi làm

Quy tắc 7: Mọi thỏa thuận với khách hàng phải lập thành văn bản

Quy tắc 8: Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Quy tắc 9: Cạnh tranh lành mạnh và tôn trong các thỏa thuận độc quyền

Quy tắc 10: Giao tiếp và ứng xử với đối thủ cạnh tranh

Quy tắc 11: Ứng xử với doanh nghiệp mình làm việc

Quy tắc 12: Công khai đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản

Quy tắc 13: Bảo mật thông tin

Quy tắc 14: Không được nhận các khoản thù lao ngoài hợp đồng

Quy tắc 15: 17 việc nhà môi giới bất động sản không được làm

Quy tắc 16: Ngăn ngừa xung đột lợi ích

Quy tắc 17: Trách nhiệm trước pháp luật

Quy tắc 18: Trách nhiệm với xã hội, thị trường Bất động sản và với tổ chức nghề nghiệp

Quy tắc 19: Ứng xử trong tranh chấp

Quy tắc 20: Cam kết thi hành

VARS góp phần xây dựng kinh tế đất nước

Là đại diện của cộng đồng môi giới bất động sản Việt Nam, VARS sẽ tiếp tục hoàn chỉnh bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề môi giới bất động sản, làm việc với các cơ sở đào tạo để đưa nội dung này vào chương trình đào tạo nghề.

Trong những năm qua, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam VARS đã có những đóng góp tích cực và sôi nổi cho hoạt động của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Với kết quả đạt được, VARS đã và đang làm rất tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc góp phần xây dựng kinh tế đất nước và là cầu nối quan trọng giữa các nhà môi giới, các doanh nghiệp và các chủ đầu tư.

Năm 2023, cơ hội nào cho ngành Môi giới Bất động sản Việt Nam?

Bước sang năm 2023, tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đã tương đối ổn định. Công tác thanh tra và xử lý sai phạm trong tầm kiểm soát của Nhà nước. Luật đất đai sửa đổi được thông qua ( mặc dù chưa áp dụng trong năm 2023). Đây là một trong những tín hiệu tích cực khôi phục thị trường BĐS.

Theo thống kê, hiện cả nước còn hơn 1.000 dự án vướng các thủ tục pháp lý. Nếu tháo gỡ được khó khăn trên sẽ tạo nguồn cung đáng kể cho thị trường. Tuy nhiên, nếu không gỡ được vấn đề pháp lý, nguồn cung tiếp tục hạn hẹp thì giá bán căn hộ năm 2023 có thể tăng nhưng khó thanh khoản, khiến thị trường BĐS rơi vào khó khăn hơn…

Trong năm 2023, loạt chính sách mới liên quan đến khung giá đất, pháp lý dự án… được cho là sẽ có nhiều tác động đối với thị trường bất động sản Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến Nghị định 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản và Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Tiếp đến là Nghị định 65/2022/NĐ-CP về thị trường trái phiếu sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp bất động sản có năng lực, uy tín dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.

Chính sách mới về đất đai

Các chính sách mới về đất đai, minh bạch thị trường, thuế, trái phiếu… trong các nghị định, nghị quyết mới được ban hành sẽ tạo nhiều”điểm sáng” cho thị trường bất động sản 2023. Với nghề Môi giới Bất động sản, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 là cơ hội dẫn dắt thị trường cho những doanh nghiệp môi giới sở hữu mô hình, quy trình chuyên nghiệp, có liên kết tốt với chủ đầu tư, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, tiềm lực tài chính mạnh, môi giới có kỹ năng, chất lượng phục vụ cao, kiến thức chuyên sâu.

Thị trường BĐS năm 2023 còn là năm thanh lọc thị trường, khi khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, các bên tham gia thị trường hầu như đều có sự chuẩn bị và giải pháp thích ứng với tình hình thị trường mới. Đồng thời, nhu cầu mua ở thực cũng như đầu tư của khách hàng, nhà đầu tư vẫn rất lớn và đa dạng. Chính vì thế, trong năm nay, nhà môi giới nên tiếp tục sàng lọc, lựa chọn kênh, đơn vị bán hàng có uy tín, phân khúc sản phẩm phù hợp với khả năng. Đặc biệt, môi giới phải kiên định trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao kiến thức, đạo đức hành nghề, đặc biệt cần kiên định với việc thượng tôn pháp luật.

Nghề môi giới bất động sản

Trong khi thị trường bất động sản ngày càng phát triển mạnh và nóng, đòi hỏi trình độ nghề môi giới bất động sản phải nhanh chóng thoát khỏi trình độ cơ bản và tiến đến chuyên nghiệp, hiện đại và số hoá thị trường. Những nhà môi giới bất động sản phải biết đoàn kết hơn, cộng đồng hơn và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để cùng tạo nên sức mạnh cộng đồng.

Hội môi giới BĐS Việt Nam-(VARS) phát triển như nào
Hội môi giới BĐS Việt Nam-(VARS) phát triển như nào

Tại thị trường môi giới bất động sản Việt Nam, không khó để trở thành một nhân viên môi giới BĐS. Tuy nhiên, để trở thành nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp và thành công, đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức – kĩ năng môi giới nhà đất, môi giới bất động sản công nghiệp khác nhau. Nếu các bạn muốn trở thành nhà môi giới bất động sản quốc tế chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Công ty TNHH Blue Ocean Realty- là công ty môi giới BĐS 100% vốn đầu tư nước ngoài qua các kênh dưới đây.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale