Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai | Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây bắc tỉnh Lào Cai, có địa bàn rất quan trong về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh. Đây là nơi sông Hồng chảy vào Việt Nam tại Lũng Pô, xã AMú Sung. Huyện có diện tích tự nhiên 1.035,51 km, trên 70% là đồi núi.

Sau 30 năm tái lập tỉnh, từ một huyện nghèo, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển,… đến nay bộ mặt kinh tế – xã hội của huyện đã đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp tương đối đồng bộ, hoàn thiện. 100% các xã đã có đường ô tô cứng hóa đến trung tâm; 100% thôn bản đã có đường ô tô và điện lưới quốc gia (90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); 100% số xã phủ sóng điện thoại di động và internet; 100% phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố…

Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư cho sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các chương trình mục tiêu Quốc gia để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, giảm nghèo cho nhân dân. Đến cuối năm 2020, số hộ nghèo của huyện giảm còn 12,5%.

  • Huyện Bát Xát đồng hành hỗ trợ cùng doanh nghiệp

Bát Xát có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ lượng khá lớn. Bát Xát có mỏ đồng Sinh Quyền trữ lượng khá lớn với 51 triệu tấn đang được khai thác mang lại nguồn lợi cho tỉnh, cho quốc gia. Công nghiệp khai khoáng ở Bát Xát phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở vùng cao. Nguồn tài nguyên khoáng sản này tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này…

Huyện cam kết đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp, với tiêu chí “sự phát triển của doanh nghiệp chính là thành công của huyện Bát Xát” và phương châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, Bát Xát sẽ thường xuyên duy trì kênh thông tin phản hồi rộng rãi để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến; cam kết nỗ lực hết mình sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp. Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết kịp thời và dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Vị trí địa lý

Huyện Bát Xát có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía bắc giáp huyện Hà Khẩu thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
  • Phía tây giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bình thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
  • Phía nam giáp thị xã Sa Pa, đông nam giáp thành phố Lào Cai.

Đơn vị hành chính

Huyện Bát Xát có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Bát Xát (huyện lỵ);

20 xã: ALù, A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Mường Vi, Nậm Chạc, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Quang Kim, Sàng Ma Sáo, Tòng Sành, Trịnh Tường, Trung Long Hồ, Y Tý.

Dân số

Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa,truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng như người H’Mông, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Người Dáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa như: Lễ hội Gầu tạo của người H’Mông, lễ tết nhảy, suối tình của người Dao, hội xuống đồng của người Giáy.

Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Du lịch

Bát Xát là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, hệ sinh thái phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú rất thuận lợi để phát triển lĩnh vực du lịch. Bát Xát có quần thề hang động Mường Vi đã được xếp hạng danh thắng của quốc gia, có núi Tiên, nơi ngày xưa Tiên cho dân cư ở đây mượn bát đũa đồ dùng mỗi khi làng có việc vui, việc buôn. Hang ở Na Rin, chiều cao phải từ 5 đến 10 mét, chiều rộng của lòng hẹp là 15 – 20 mét, chỗ rộng từ 20 – 30 mét, còn sâu sẽ phải đi 9 đến 10 tiếng đồng hồ. Điều lý thú là suốt dọc chiều sâu của hang, ta luôn luôn dọc theo con suối nước mát lạnh, trong veo.

Cùng với quần thề hang động, núi non kỳ thú, Bát Xát còn có Mường Hum, một ngôi làng người Giáy ở có con suối nước trong, lắm thác, nhiều cá chảy qua cạnh làng. Vượt Mường Hum qua Dền Sáng – vùng chè của người Dao đỏ, ta đến dải rừng già nguyên sinh với nhiều loại dược liệu và gỗ quý. Những năm gần đây, Y Tý đang trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những người đam mê khám phá loại hình du lịch leo núi với các định Lảo Thẩn cao 2.860m và đỉnh Nhìu Cù San cao 2.965m so với mực nước biển.

  • Tiềm năng phát triển du lịch

Với tiềm năng phát triển du lịch, Bát Xát nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các phân khu du lịch mới tại huyện Bát Xát; UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Y Tý, huyện Bát Xát. Đây là cơ sở đề huyện kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết cho từng phân khu theo quy hoạch đã duyệt.

Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

Trong chiến lược phát triển chung của tỉnh Lào Cai, Huyện Bát Xát được định hướng phát triển mạnh ở các lĩnh vực như kinh tế cửa khẩu, logistics, đô thị và du lịch. Trong đó, hạ tầng đi trước một bước được kỳ vọng sẽ tạo nên những đột phá mạnh mẽ cho kinh tế địa phương.

Bát Xát là huyện có đường biên giới dài nhất tỉnh Lào Cai (gần 84km), thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ khi đi vào hoạt động đã trở thành huyết mạch quan trọng cho sự phát triển của tỉnh Lào Cai. Điểm đầu của tuyến đường thuộc Bát Xát, giúp huyện trở thành “cửa ngõ” quan trọng nổi Lào Cai với Trung Quốc và Hà Nội, Hải Phòng cũng như các nước trong khu vực.

Huyện có 4 tuyến đường bộ quan trọng (quốc lộ 4D, tỉnh lộ 156, 158, 155) phục vụ sản xuất, khai thác công nghiệp nối liền các huyện trong tỉnh chạy qua, đường liên xã, liên thôn cơ bản được hình thành thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng-an

ninh….

Từ năm 2011 đến nay; huyện Bát Xát đã kiên cố bằng bê tông xi măng trên 370 km trục đường liên xã; liên thôn và nội đồng. Tính đến hết năm 2017, toàn huyện có 11/22 xã hoàn thành tiêu chí giao thông. Theo kế hoạch, năm 2018, huyện tiếp tục kiên cô trên 45 km đường bê tông xi măng; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình.

Kinh tế huyện Bát Xát năm 2021

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng; đến tốc độ phát triển của huyện, dẫn đến nhiều chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch. Toàn huyện đã có 19/32 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Cụ thể:

– Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5%, đạt

65,38% KH;

– Tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng từ 18,48% năm 2020 lên 44,34%

năm 2021;

– Tỷ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng giảm từ 59,49% năm 2020 xuống còn 25,76% năm 2021;

– Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch tăng từ 22,03% năm 2020 lên 29,9% năm 2021;

– Tổng sản lượng lương thực đạt 48.196 tấn, đạt 100,88%KH; giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 69,2 triệu đồng;

– Thu nhập bình quân đầu người giảm, đạt 33,6 triệu đồng/người/năm.

– Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2021 đến nay đạt 219,0 tỷ đồng; đạt 244,9 tỷ đồng.

– Tổng thu ngân sách địa phương năm 2021, đến nay đạt 806,9 tỷ đồng; đạt 962,1 tỷ đồng bằng 102,9% so với CK.

– Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 đạt 913,3 tỷ đồng bằng 98,3% so với CK.

– Lĩnh vực văn hóa xã hội, thông tin, giáo dục được thực hiện tốt; công tác chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo.

– Giải quyết việc làm mới cho 1.500 lao động….

Mục tiêu phát triển năm 2022

Năm 2022, huyện Bát Xát phấn đấu:

– Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, bình quân đạt 9%.

– Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 35,9 triệu đồng/năm.

– Cơ cấu các ngành kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 40.5%; công nghiệp xây dựng 27%; thương mại – dịch vụ, du lịch 32,5%.

– Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 76 triệu đồng/ha.

– Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn: 970,5 tỷ đồng.

– Doanh thu từ du lịch đạt trên 99,45 tỷ đồng.

– Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 91,5%.

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt 6% trở lên.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%;

– Giải quyết việc làm mới cho 1.600 lao động…

Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
Khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Phát triển khu công nghiệp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

Huyện Bát Xát được xác định là một trong những trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Thời gian qua, 2 thế mạnh về công nghiệp nặng và tiểu thủ công nghiệp của địa phương; đã được tập trung khai thác theo hướng đảm bảo tính bền vững, quan tâm bảo vệ môi trường.

Giai đoạn 2021-2025 huyện Bát Xát định hướng phát triển công nghiệp; tập trung vào những lĩnh vực có thế mạnh, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến; công nghiệp hỗ trợ xuất khẩu và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó là có các giải pháp bảo vệ môi trường. Bát Xát phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn sẽ đạt 8.000tỷ đồng. Ông Nguyễn Quang Bình, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết: “Đẩy mạnh công tác quy hoạch chung; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Huyện tăng cường giải phóng mặt bằng, quảng bá các điều kiện thuận lợi; thu hút doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn”.

Tháng 10-2020, UBND tỉnh đã công bố quy hoạch chi tiết khu công nghiệp gia công, chế biến; đóng gói hàng xuất – nhập khẩu tại huyện Bát Xát quy mô 228 ha. Mục tiêu chính là hình thành một khu vực phát triển các ngành dịch vụ, logistics, kho hàng; gia công, đóng gói, chế tạo, như: Gia công các sản phẩm nông sản, máy móc thiết bị; linh kiện sản phẩm điện tử,… Khuyến khích các ngành gia công, chế tạo kỹ thuật công nghệ cao; sản xuất các mặt hàng liên quan tới khoáng sản, kim loại, hóa chất…

  • Trong tương lai

Huyện Bát Xát sẽ hình thành cụm công nghiệp tại thị trấn huyện với diện tích khoảng 50 ha; tập trung phát triển ngành nghề công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu; đề xuất bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp Quang Kim và Khu công nghiệp Cốc Mỳ – Trịnh Tường; tạo thêm sức bật mới cho kinh tế công nghiệp địa phương; và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook