Khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn

Khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn

Khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn | Huyện Chi Lăng là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, với một vị trí đặc biệt quan trọng, là con đường huyết mạch ngoại giao duy nhất giữa hai nước Việt – Trung. Là cửa ngõ chính ở phía Bắc tổ quốc, là yết hầu của đất nước trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh xâm lược phương Bắc.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngay từ buổi đầu lập nước, Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc….

Vị trí địa lý

Ranh giới của huyện:

  • Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn;
  • Phía Đông giáp huyện Lộc Bình;
  • Phía Tây giáp huyện Văn Quan;
  • Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.

Đơn vị hành chính

Huyện Chi Lăng có 20 xã, thị trấn đó là các xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch và 2 thị trấn: Đồng Mỏ, Chi Lăng. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đồng Mỏ.

Giáo dục

Huyện Chi Lăng có 64 trường học với 17.484 học sinh. Toàn huyện có 20/20 xã, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2020; 20/20 xã, thị trấn hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học năm 2020 mức độ 3; 20/20 xã, thị trấn đủ điều liện công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, đã kiểm tra, thẩm định.

Du lịch

Huyện Chi Lăng là vùng đất có lịch sử truyền thống lâu đời, có tiềm năng lớn về du lịch, với gần 120 điểm di tích lịch sử, di tích khảo cổ và danh thắng, trong đó có 52 điểm di tích thuộc quần thể di tích lịch sử Chi Lăng, đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962.

Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

Huyện Chi Lăng có hệ thống giao thông thuận tiện, có trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn đi qua thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, và 5/19 xã; có 20/20 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra huyện còn có Quốc lộ 279 đi qua xã Thượng Cường, Gia Lộc, Quan Sơn phục vụ thiết thực cho vận chuyển hàng hóa, vật tư cho sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trọng tâm là hạ tầng giao thông được quan tâm chỉ đạo thực hiện, huy động có hiệu quả các nguồn lực từ Nhân dân để triển khai thực hiện đề án cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn, xây dựng đường giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng, Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công”. Đến nay tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm thôn đạt 74%

Kinh tế huyện Chi Lăng

Trong giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Chi Lăng đạt 8,03%; trong đó, ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 3,58%; công nghiệp – xây dựng đạt 12,48%; thương mại dịch vụ đạt 7,56%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông, lâm nghiệp; thương mại, dịch vụ; nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng, từng bước hiện đại hóa. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân trên 8-10%/năm. Hoạt động du lịch phát triển khá, hàng năm thu hút trên 96.000 lượt khách đến tham quan; tại các điểm di tích tín ngưỡng và Khu di tích lịch sử Chi Lăng.

Thực hiện cấp mới, cấp đổi trên 2.154 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; với 4.567.362 m2 cho 1.828 tổ chức, cá nhân. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 12.807 tỷ đồng. 95% dân cư nông thôn và 99,5% dân cư đô thị được sử dụng nước sạch; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2016- 2020 đạt 11.000tỷ đồng; tăng 1.889,4% so với nhiệm kỳ trước. Diện tích trồng rừng mới đạt 6.434,5 ha, đến nay tỷ lệ che phủ rừng đạt 48%; tăng 3,9% so với nhiệm kỳ trước.

Phát triển khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn

Chi Lăng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, với lợi thế riêng giao thông đồng bộ; huyện Chi Lăng có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất công nghiệp. Hiện huyện có khu công nghiệp Đồng Bành; đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Khu công nghiệp (KCN) Đồng Bành - Lạng Sơn
Khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
  • Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; phương thức sản xuất kinh doanh được đổi mới, thị trường liên kết được mở rộng; khoa học công nghệ tiếp tục được ứng dụng vào sản xuất. Chủ động tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp; các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh. Chính quyền và nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện để nhà máy Xi măng Đồng Bình; hoạt động có hiệu quả gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Số cơ sở công nghiệp hiện có 08 cơ sở, sản phẩm chủ yếu là đá các loại; sản phẩm công nghiệp chế biến, điện thương phẩm, nước, xi măng.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 12.807 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng; tín dụng bảo đảm nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân; nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.. Việc bảo vệ môi trường được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt độ thị đạt 95%, thực hiện thu gom, xử lý được 30.212,0 tấn rác thải.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn” mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale