Khu công nghiệp huyện Lương Sơn Hòa Bình

Khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Khu công nghiệp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình | Lương Sơn là huyện miền núi của ngõ phía đông bắc tỉnh Hòa Bình, vùng Tây Bắc Việt Nam. Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Tây Bắc Việt Nam, nằm ở phần phía nam của dãy núi Ba Vì, nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì, biên giới liên hệ với khu Công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc.

Huyện đã, đang thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nông nghiệp sạch. Huyện đang hội nhập để phát triển kinh tế, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội.

Huyện Lương Sơn nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, Có 3 khu Công nghiệp và các cụm công nghiệp với hơn 900 cơ sở, doanh nghiệp và hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vị trí địa lý

Huyện Lương Sơn nằm ở cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp hai huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức thuộc thành phố Hà Nội
  • Phía tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Kim Bôi
  • Phía nam giáp huyện Lạc Thủy
  • Phía bắc giáp hai huyện Quốc Oai và Thạch Thất thuộc thành phố Hà Nội.

Đơn vị hành chính Huyện Lương Sơn Có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Lương Sơn (huyện ly): 10 xã: Cao Dương, Cao Sơn, Cư Yên, Hòa Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thanh Cao, Thanh Sơn.

Dân số Năm 2019, theo kết quả điều tra dân số, huyện Lương Sơn có 99.457 dân.

Giáo dục

Trên địa bàn huyện có 43 trường công lập với 770 lớp học, trong đó, có 21 trường mầm non, 22 trường TH&THCS. Ngoài ra, Có 1 trường mầm non tư thục, 5 Cơ sở mầm non tư thục.

Du lịch

Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, huyện Lương Sơn lựa chọn phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm, giải trí thể thao, đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng ngắn ngày của du khách, nhất là vào dịp cuối tuần. Trên địa bàn có 6 điểm du lịch đang hoạt động, kinh doanh theo mô hình sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao; 6 Cơ sở lưu trú được xếp hạng 2 sao, 1 Cơ sở hạng 3 sao.

Năm 2020, du lịch của huyện đón trên 127.000 lượt khách (trên 76.000 khách quốc tế, 51.000 khách nội địa). Tổng doanh thu từ du lịch đạt 342 tỷ đồng. Với 63 Cơ sở lưu trú, gồm 6 khách sạn, 57 nhà nghỉ đã thu hút, tạo việc làm cho 251 lao động. Công suất sử dụng dịch vụ đạt trung bình từ 40 – 70%, thu nhập bình quân người lao động đạt từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, huyện phấn đấu thu hút trên 1 triệu lượt khách (khách quốc tế 520 nghìn lượt, khách nội địa 480.000 lượt), doanh thu đạt trên 2.000 tỷ đồng. Kế hoạch giai đoạn 2025 – 2030.

Hạ tầng giao thông

Huyện Lương Sơn có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn CÓ quốc lộ (QL) 6, QL 12B, đường Hồ Chí Minh đi qua, với tổng chiều dài gần 38 km; 6 tuyến tỉnh lộ do T.Ư ủy thác, tổng chiều dài gần 53 km. Ngoài ra, các tuyến đường huyện có chiều dài trên 54 km và hơn 500 km đường trục xã, liên thôn, Huyện đã, đang tranh thủ mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư các Công trình giao thông trọng điểm với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, tập trung vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị để phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa 96 Công trình hạ tầng giao thông; xây mới, nâng cấp, sửa chữa, nhựa hóa, bê tông hóa 268,79 km đường giao thông, nâng số km đường giao thông đạt chuẩn lên 590,22 km. Trong đó, đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa 109,4 km, đạt 100%; đường trục thôn, xóm sạch và không lây lội vào mùa mưa gần 240 km, đạt 96,15%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm hơn 90 km, đạt 57%.

Tổng nguồn vốn huy động từ các chương trình, dự án để thực hiện tiêu chí Số 2 về giao thông trong Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt 332,851 tỷ đồng. Từ kết quả này, đến nay, huyện có 100% xã đạt tiêu chí SỐ 2.

  • Đầu tư các trục giao thông

Trên địa bàn huyện đã được đầu tư các trục giao thông hưởng tâm từ quốc lộ 6, các đường vành đai, tuyên tránh đô thị. Hiện đang đầu tư đường kết nối Lương Sơn – Xuân Mai, các tuyến đường nội thị như: Đường đến khu Công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch; đường vào cụm công nghiệp (CCN) Xóm Rụt, xã Tân Vinh… Đặc biệt ưu tiên kết nối với đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đi qua địa bàn. Đồng thời, huyện ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, góp phần đổi mới và thúc đẩy KT-XH khu vực nông thôn.

Đường bộ

Quốc lộ 6, chạy theo hướng Đông-Tây ngang qua địa bàn huyện khoảng 15 km từ khu Năm Lu đến dốc Kẽm, đi từ thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), sang thành phố Hòa Bình.

Quốc lộ 21A, cắt qua một vài đoạn ở rìa phía Đông huyện. Quốc lộ 6B mới dự kiến được xây dựng với mục đích đường tránh của thị trấn Lương Sơn (trong tương lại là thị xã Lương Sơn), cắt ngang qua xã Nhuận Trạch, xã Tân Vinh. Đường Hồ Chí Minh mới sẽ chạy qua khu Công nghiệp Lương Sơn, xã Nhuận Trạch, Cư Yên, Tiến Sơn Một số tỉnh lộ như TSA từ Bãi Lạng (thị trấn Lương Sơn) đến Khăm (xã Vĩnh Tiến – Kim Bôi), đường Bãi Nai – Cầu Vai Réo (tỉnh lộ 446), hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thông rất dày đặc và thuận tiện.

Đường sông

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các xã. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi; bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ; có khả năng tích nước.

Kinh tế huyện Lương Sơn

Năm 2021, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Các cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả; nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế – xã hội và PCD Covid-19.

  • Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, Công nghiệp, dịch vụ đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm 2020.
  • Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt 15%;
  • Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45 triệu đồng.
  • Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện 535,42 tỷ đồng, đạt 142,5% dự toán tỉnh giao; đạt 104,5% dự toán huyện giao, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 100% KH. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45%. Có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
  • Thu hút thêm 8 dự án đầu tư vào địa bàn, tăng 2 dự án so với năm 2020; với số vốn đăng ký 222,28 tỷ đồng; nâng tổng số dự án đầu tư vào địa bàn huyện đến nay lên 199 dự án; trong đó Có 24 dự án FDI, số vốn đăng ký 307.018 nghìn USD; 175 dự án trong nước với số vốn 23.259,8 tỷ đồng.
  • Thành lập mới 04 hợp tác xã. Triển khai công tác GPMB 31 dự án; trong đó có 10 dự án đã hoàn thành, 21 dự án đang thực hiện. Công tác quy hoạch phát triển đô thị; quản lý tài nguyên môi trường tiếp tục được quan tâm đầy mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,73%. Xây dựng và Công nhận được 05 trường học đạt chuẩn quốc gia; nâng tổng số trường chuẩn cấp Mầm non, Tiểu học và THCS hiện nay lên 36/43 trường, chiếm tỷ lệ 83,72%; cấp THPT đạt 75%. Các chỉ tiêu về văn hóa đều đạt trên 100% KH. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định.
Năm 2022

Năm 2022, Đảng bộ huyện Lương Sơn đề ra 16 chỉ tiêu phấn đấu. Trong đó, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 52 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước 1.396 tỷ; xây dựng 1 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 35%, lao động qua đào tạo 69%; có 99% người dân thành thị và 98% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Huyện Lương Sơn đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp để đón làn sóng đầu tư. Đến nay, huyện đã quy hoạch gần 1.080 ha đất khu, cụm công nghiệp; trong đó, riêng KCN Lương Sơn tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; KCN Nam Lương Sơn tỷ lệ lấp đầy khoảng 61%; KCN Nhuận Trạch đã có chủ đầu tư hạ tầng. Huyện cũng thành lập CCN Xóm Rụt, CCN Hòa Sơn và quy hoạch mới 6 CCN với tông diện tích trên 430 ha. Ngoài ra, hạ tầng thương mại – dịch vụ – du lịch, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư. Hệ thống các Công trình hạ tầng xã hội, nhà ở Cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 148 dự án sản xuất công nghiệp; trong đó, có 136 dự án đi vào hoạt động. Riêng các KCN CÓ 32 dự án, Có 29 dự án đi vào hoạt động; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất linh kiện điện tử. Hạ tầng Công nghiệp được quy hoạch đầu tư tạo quỹ đất cho các dự án phát triển Công nghiệp. KCN Lương Sơn được đầu tư đồng bộ, Có trạm xử lý nước thải; hệ thống cấp điện được cải thiện, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hiệu quả; đến nay đã lấp đầy cơ bản, góp phần quan trọng giải quyết việc làm; nâng cao giá trị xuất khẩu, tạo nguồn thu ngân sách của tỉnh.

  • Khu – cụm công nghiệp

KCN Nam Lương Sơn đã lấp đầy được 61% diện tích. KCN Nhuận Trạch đang thực hiện xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, huyện đã quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) như: thành lập mới CCN Xóm Rụt; xã Tân Vinh, diện tích 74,5 ha; CCN Thanh Cao, diện tích 46 ha; CCN và dịch vụ thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn, diện tích 75 ha đã được Bộ Công Thương; đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển CCN Việt Nam.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale