Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh | Nghi Xuân nằm phía Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, tiếp giáp TP. Vinh – Nghệ An, Huyện Nghi Xuân có diện tích: 218 km2.

Huyện Nghi Xuân từ xưa đã được mệnh danh là vùng “địa linh nhân kiệt” với rất nhiều di tích danh thắng, nhiều danh nhân hào kiệt mọi thời đại. Huyện hiện còn lưu giữ được rất nhiều những dấu tích, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Có thể kể đến như: các khu di chỉ khảo cổ với những di tích có niên đại từ 4.000 đến 5.000 năm trước như di chỉ Phối Phối bãi Cọi…

Đó là, hệ thống hàng trăm đền chùa miếu mạo, trong đó có những di tích có tuổi đời từ 300 đến 400 năm như: Đền Củi, Đình Hội Thống; Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân văn hóa thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều, kiệt tác được UNESCO tôn vinh như một tài sản vô giá của nhân loại, pho sách chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ Việt. Huyện Nghi Xuân còn tự hào là một trong những nội ca trù của cả nước, hình thức nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

  • Về vị trí

Nghi Xuân tiếp giáp thành phố Vinh (Nghệ An) – đô thị hạt nhân có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến toàn khu vực Bắc Trung Bộ. Ranh giới giữa hai bên được phân định bởi dòng sông Lam lịch sử, vừa có giá trị văn hóa vừa đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội, qua sự thúc đẩy hình thành cuộc sống bên sông đầy sôi động. Nghi Xuân nằm giữa 2 trục đường quốc lộ 1 và đường ven biển, phía Bắc giáp thành phố Vinh, phía nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, rất thuận lợi cho việc thông thương và phát triển các tiền năng văn hóa gắn với du lịch biển.

Trong 5 năm qua, hòa nhập vào sự đổi mới của tỉnh và đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng quê hương Nghi Xuân phát triển lên một tầm cao mới.

Trong lĩnh vực kinh tế, huyện đã tập trung đầu tư mũi nhọn vào kinh tế biển, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ gắn với khai thác, nuôi trồng thủy sản nhằm tăng trưởng kinh tế theo hướng nhanh, mạnh, bền vững.

  • Hệ thống hạ tầng

Hệ thống hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm) đồng bộ. Hệ thống Internet “phủ sóng” tận thôn xóm, đời sống văn hóa, vật chất của người dân không ngừng được nâng cao, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du đã trở thành điểm đến tham quan học hỏi kinh nghiệm của hơn 1.500 đoàn khách trong nước và quốc tế, là hình mẫu cho các địa phương khác noi theo.

Nghi Xuân là 1 trong 2 huyện được tỉnh Hà Tĩnh kỳ vọng về đích nông thôn mới năm 2020. Nhưng với nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Nghi Xuân đã rút ngắn quãng đường và về đích ở thời điểm hiện tại, trước 2 năm so với dự kiến, và là huyện đầu tiên về đích NTM năm 2018.

Nay, huyện Nghi Xuân đã xây dựng lộ trình cụ thể, phấn đấu đến năm 2023 sẽ đạt chuẩn huyện NTM nâng cao và tiến tới đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2024.

Vị trí địa lý

Huyện Nghi Xuân nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông
  • Phía tây giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
  • Phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà
  • Phía bắc giáp thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An.

Đơn vị hành chính

Huyện Nghi Xuân có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

2 thị trấn: Tiên Điền (huyện lỵ), Xuân An;

15 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Đan Trường, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam; Xuân Liên, Xuân Lĩnh, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Yên.

Dân số

Năm 2019, huyện Nghi Xuân có 28.773 hộ, 102.160 nhân khẩu (trong đó nam 50.120 chiếm 49,06% và nữ 52.040 chiếm 50,95%). Dân số khu vực nông thôn là 88.161 người chiếm 86,3% (tăng 3,33% so với năm 2009), khu vực thành thị 13.999 người chiếm 13,7% (tăng 11,87% SO với năm 2009). Mật độ dân số 459 người/km2 (tăng 19 người/km2 so với năm 2009).

Đến năm 2025: Dân số khoảng 120.000 người. Trong đó dân số đô thị 46.200 người, dân số nông thôn 73.800 người.

Đến năm 2035: Dân số khoảng 150.000 người. Trong đó dân số đô thị 67.000 người, dân số nông thôn 83.000 người

 

Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Giáo dục

Hiện tại, toàn huyện Nghi Xuân hiện có 3 trường trung học phổ thông bao gồm: THPT Nguyễn Du tại thị trấn Tiên Điền, THPT Nguyễn Công Trứ tại thị trấn Xuân An và THPT Nghi Xuân tại xã Cổ Đạm. Trong tương lai, xây dựng mới một số trường theo phát triển quy mô dân số (Xây dựng mới 01 trường THPT ở đô thị Xuân Thành. Xây dựng mới 02 trường THCS ở đô thị Xuân Thành và đô thị Xuân An. Xây dựng mới một số trường tiểu học phù hợp với quy mô dân số theo từng giai đoạn.

Giáo dục chuyên nghiệp-dạy nghề: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện với quy mô tuyển sinh trung cấp 300, sơ cấp 200, giáo dục thường xuyên là 300; Trong tương lai nâng cấp quy mô đào tạo lên 1.000-1.200 học viên. Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội quy mô 2.000 học viên

Du lịch

Nghi Xuân Là huyện có tiềm năng lớn về du lịch với các danh lam thắng cảnh, là miền quê có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử với 200 di tích, có 68 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh trong đó 01 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt là Khu lưu niệm Danh nhân văn hoá thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du. Hệ thống di tích huyện Nghi Xuân hết sức phong phú và đa dạng phục vụ tốt cho các hoạt động du lịch văn hóa danh nhân, du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu.

Được thiên nhiên ban tặng 32km bờ biển, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái tại đây cũng đã xây dựng được chỗ đứng vững chãi với các bãi biển xanh trong màu ngọc bích như: bãi biền Xuân Thành, Xuân Hội, kéo theo sự ra đời của những dự án nghỉ dưỡng biển đẳng cấp.

Với những tiềm năng sẵn có, Nghi Xuân đã kết hợp du lịch biển, nghỉ dưỡng, sinh thái với tham quan các di tích văn hóa, tâm linh; du lịch lễ hội với trải nghiệm nông thôn mới… thành chuỗi tham quan độc đáo, mới lạ. Khu du lịch Xuân Thành là điểm nhấn về du lịch biên của địa phương với thiên nhiên mang vẻ đẹp nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng, là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, hàng năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng… Trung tâm thể thao, trường đua chó và sân golf 18 lỗ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển theo hướng hiện đại

Nghi Xuân cũng là tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và đạt chuẩn từ đường bộ đến đường thủy.

Từ năm 2015-2020, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, linh hoạt và năng động trong việc chọn các giải pháp huy động nguồn nội, ngoại lực, toàn huyện đã huy động được 2.789,573 tỷ đồng làm mới 120 km đường trục xã, gần 200 km đường trục thôn; nâng cấp làm mới 186 km kênh mương thủy lợi…

Đường bộ

Hệ thống đường bộ của huyện Nghi Xuân tiếp nhận hai nhánh đường huyết mạch của cả nước là QL1A và QL8B; với tổng chiều dài gần 35km; cùng 25,35 km đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng.

Cầu Cửa Hội nối huyện Nghi Xuân và thị xã Cửa Lò (Nghệ An) tạo sự liên kết vùng; giữa tuyến đường Quốc gia ven biển với các trục giao thông hiện hữu; thúc đẩy phát triển kinh tế 2 tỉnh. Ngoài ra, cầu Cửa Hội cũng sẽ kết nối vùng Nam Nghệ An với Bắc Hà Tĩnh; như kết nối cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai, cảng DKC và các Khu du lịch Cửa Lò; Bãi Lữ, FLC với khu du lịch bãi biển Xuân Thành… tạo nên một vùng phát triển Nam Nghệ – Bắc Hà; mà Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định quy hoạch.

Đường thuỷ

Huyện Nghi Xuân có cảng Xuân Hội, Xuân Hải, nằm gần một số cảng tình bạn như cảng Bến Thủy, cảng biển Cửa Lò, cảng Cửa Hội rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường.

2 càng Xuân Hải và Cửa Hội; có 2 cửa lạch (Xuân Hội và Lạch Kèn) – nơi tàu thuyền trong và ngoài nước thường xuyên giao thương, vận chuyển hàng hóa.

Tuyến sông Lam dài 28 km đi qua địa bàn. Đây tuyến thuỷ nội địa Trung Ương quản lý

Phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021,huyện Nghi Xuân trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp, kéo dài, dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục trên trâu bò… nhưng tình hình kinh tế – xã hội huyện nhà cơ bản ổn định, phát triển và đạt được một số kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể như sau:

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 6.16%; nông, lâm, thủy sản chiếm 93%;

công nghiệp – xây dựng chiếm 100.44%; thương mại – dịch vụ chiếm 91.64%).

– Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45 triệu đồng/43 triệu đạt 97,67% kế hoạch

giao;

– Tổng sản lượng lương thực có hạt 25.092 tấn đạt 16,29% kế hoạch năm;

– Tỷ lệ hộ nghèo còn 0.23%, giảm 0,5%;

– Tỷ lệ người dân tham gia BHYT ước đạt 92%.;

– Giải quyết việc làm mới cho 2.264 lao động đạt 3.000 kế hoạch;

– Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 290 tỷ/262.2 tỷ đồng, đạt 110,6% kế hoạch HĐND huyện giao.

– Tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa 97% Tỷ lệ cơ sở an toàn làm chủ và giữ vững ổn định chính trị, xã hội 100%;

– Số trường đạt chuẩn quốc gia 36 trường (KH 44 trường); – Số xã đạt chuẩn NTM nâng cao dự kiến 03 xã (KH 04 xã).

Mục tiêu năm 2022:

– Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện Nghi Xuân trên 8%;

– Thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm;

– Tổng sản lượng lương thực có hạt 20.830 tấn;

– Thu ngân sách tại địa bàn 267 tỷ đồng (trong đó, thu từ cấp quyền sử dụng đất 180

tỷ);

– Chỉ tiêu về xã hội: Số lao động được giải quyết việc làm 3.000 người;

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5%;

– Số trường học đạt chuẩn quốc gia 40 trường;

– Tỷ lệ thôn, TDP đạt chuẩn văn hóa 97%; 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 xã đạt NTM kiểu mẫu;

– Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế trên 95%;

– Chỉ tiêu về quốc phòng – an ninh: 100% đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ sở an toàn làm

chủ;

– 100% xã, thị trấn ổn định kinh tế – chính trị;

Huyện Nghi Xuân đặt ra mục tiêu đến năm 2025

– Tổng thu ngân sách của huyện Nghi Xuân lên 700 tỷ đồng;

– Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 18.000 tỷ đồng;

– Thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/năm;

– Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 1-1,5%;

– Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn văn hóa NTM;

– 700 vườn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

– Trở thành huyện NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ.

– Giai đoạn đến năm 2025 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng: Công nghiệp và xây dựng đạt

40%; Dịch vụ – Thương mại, dịch vụ đạt 40 %; Nông – Lâm- Ngư nghiệp đạt 20%.

Phát triển khu công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh

Tổng quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp, TTCN; làng nghề của huyện Nghi Xuân đến năm 2025 khoảng 188,1ha; đến năm 2035 khoảng 550ha. Hiện huyện có 1 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp được thành lập, bao gồm:

Khu công nghiệp (KCN) Gia Lách - Hà Tĩnh
Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
Khu công nghiệp (KCN) Hạ Vàng - Hà Tĩnh
Khu Công nghiệp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
  • Khu công nghiệp Gia Lách: quy mô 350ha, khu công nghiệp tập trung sản xuất điện tử, công nghiệp sạch, logicstic, dịch vụ công nghiệp thương mại…
  • Cụm công nghiệp Xuân Lĩnh: quy mô 36 ha.
  • Cụm công nghiệp Xuân Mỹ: quy mô 25 ha.
  • Ngoài ra còn có các cụm, điểm TTCN, làng nghề.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale