Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới 2023

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới 2023 | Hòa Bình vốn sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, không kém các tỉnh khác của miền Bắc, tuy nhiên phát triển các khu – cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế. Điều này một phần tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện kinh tế.

Mặc dù các khu công nghiệp Hòa Bình chưa phát huy hết được thế mạnh với lợi thế vốn có, song có thể nói đây là là điểm sáng đầu tư bất động sản công nghiệp. Các khu công nghiệp Hòa Bình có các ngành công nghiệp hàng đầu có đóng góp lớn cho sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và việc làm, bao gồm: dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử; thực phẩm chế biến, thủy điện; sản xuất xi măng, gạch.

Toàn tỉnh có 8 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch 1.510 ha. Tổng số dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh đến nay là 103 dự án, trong đó 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 528,1 triệu USD và 76 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký là 11.084,45 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng

Các KCN tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư đạt 100ha, tăng 400% so với năm 2020, đạt 100% so với kế hoạch; tỷ lệ trung bình lấp đầy diện tích các KCN đạt 25,08 ha, tăng 1,99% so với năm 2020, đạt 100% so với kế hoạch; tỷ lệ các KCN có chủ đầu tư hạ tầng đạt 50% (4/8 KCN), tăng 33,3% so với năm 2020, đạt 100% so với kế hoạch; tỷ lệ các KCN được đầu tư một số công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đạt 50% (4/8 KCN), tăng 33,3% so với năm 2020, đạt 100% so với kế hoạch; tỷ lệ các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60% (3/5 KCN), đạt 100% so với kế hoạch.

Năm 2021, các doanh nghiệp KCN đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau: doanh thu đạt 17.989 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2020; tăng 13,9% so với kế hoạch; giá trị xuất khẩu đạt 690 triệu USD, tăng 7,8 so với năm 2020; tăng 11,2% so với kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước đạt 250 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020; đạt 100% với kế hoạch.

Trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có nhà đầu tư phát triển hạ tầng đạt 56,9%, có 3/8 KCN có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, 2/8 KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Tổng vỗn đầu tư thực hiện 1.097,371 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 174 tỷ đồng, ngân sách địa phương 410,7 tỷ đồng, doanh nghiệp 512,671 tỷ đồng.

Mục tiêu đến năm 2025

Theo đánh giá, cơ cấu công nghiệp của tỉnh đang dần trở nên sôi động và có xu hướng chuyển dịch rõ nét, tích cực, có sự điều chỉnh của cơ cấu công nghiệp phát triển đúng hướng. Đặc biệt, cần giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo.

Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nên kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh… Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đất các KCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Dưới đây, công ty Blue Ocean Realty cập nhật đến các bạn các thông tin mới nhất về các khu- cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình.

I. Danh sách 06 khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình đã có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng

Đến nay, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được quy hoạch phù hợp, bám sát quy hoạch chung của tỉnh. Phát triển ngành công nghiệp, mở rộng quy mô, diện tích, lấp đầy các KCN, CCN vẫn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.

Các KCN của tỉnh nằm dọc theo các trục đường quốc lộ 6, đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình và đường Hồ Chí Minh, thuận tiện về giao thông, hạ tầng điện, nước. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 khu công nghiệp đang hoạt động gồm:

  • Khu công nghiệp Lương Sơn
  • Khu công nghiệp Mông Hóa
  • Khu công nghiệp Yên Quang
  • Khu công nghiệp Lạc Thịnh
  • Khu công nghiệp Nam Lương Sơn
  • Khu công nghiệp Thanh Hà.

Ngoài ra, còn có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút hàng trăm dự án đầu tư và hàng chục nghìn lao động địa phương.

  1. Khu công nghiệp Lương Sơn

KCN Lương Sơn được thành lập theo quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình. Có tổng diện tích 230 ha. Hiện đã có 26 dự án, trong đó: 12 dự án FDI và 14 dự án DDI.

Khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn - Hòa Bình
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư cơ bản đồng bộ, gồm: hệ thông giao thông nội bộ đạt tiêu chuẩn tải trọng H30, cùng hệ thống thoát nước mưa, nước thải đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam; nước sạch được cung cấp từ nguồn nước mặt Sông Đà và nguồn nước ngầm tại khu công nghiệp; nhà máy xử lý nước thải tập trung trong khu công nghiệp công suất 3.000m3/ngày đêm. Hạ tầng lưới điện 35/22KV được kết nối với trạm biến áp 110KV nằm trong khu công nghiệp. Đã quy hoạch dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng xã hội, gồm khu hành chính dịch vụ, thiết chế văn hóa, nhà ở cho công nhân,…

Công ty cổ phần bất động sản An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư

KCN Lương Sơn do Công ty cổ phần bất động sản An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. KCN nằm ở vị trí đắc địa, thuận lợi giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các ngành nghề KCN hướng tới là ngành sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, điện tử, chế biến hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Hạ tầng đồng bộ, có nhà máy xử lý nước thải ngay trong KCN, hệ thống cấp điện đảm bảo…

KCN thu hút được nhiều doanh nghiệp và đầu tư, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hoạt động trong các lĩnh vực: thiết bị viễn thông, may mặc, thép, cơ khí, phụ tùng ô tô, nhôm, kính… Hiện, KCN đã lấp đầy các dự án.

Diện tích: 230ha

Địa chỉ: xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bất động sản An Thịnh Hòa Bình

Thời hạn: 2061

  1. Khu công nghiệp Mông Hóa

Khu công nghiệp Mông Hóa thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam tại văn bản số 2350/TTg-KTN ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Khu công nghiệp Mông Hóa được đánh giá là khu công nghiệp có đặc điểm nổi bật: tiếp giáp 2 tuyến đường huyết mạch quốc lộ 6 và cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình thuận tiện trong việc di chuyển về các đầu mối giao thương quan trọng của miền Bắc.

Khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa - Hòa Bình
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp Mông Hóa còn sở hữu một vị thế đặc biệt lưng tựa núi mặt nhìn ra sông Đà hùng vĩ hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình nói riêng và khu vực kinh tế phía Bắc nói chung.

Đến nay, KCN Mông Hóa đã có 24 dự án thứ cấp đã đăng ký thực hiện đầu tư, diện tích đất đăng ký là 49,75 ha, tương ứng 33,87% tổng diện tích đất công nghiệp. Tổng vốn đầu tư đăng ký của 24 dự án (gồm 1 dự án FDI và 23 dự án DDI) là 1,85 triệu USD và 1.249,76 tỷ đồng. Có 10 dự án đang sản xuất, kinh doanh, 1 dự án ngừng sản xuất, 12 dự án đang làm thủ tục đất đai, xây dựng cơ bản.

Doanh thu trong 3 năm gần đây

Doanh thu bình quân của toàn KCN trong 3 năm gần đây đạt 432,95 tỷ đồng, nộp NSNN gần 7,44 tỷ đồng (số thuế nộp thấp do đại đa số các dự án được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời năm 2021, nhà nước có chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ), giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động, chủ yếu là người địa phương.

Diện tích: 235,86ha

Địa chỉ: xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ

Thời hạn: 2068

  1. Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà

Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà được thành lập theo QĐ số 2470/QĐ-UBND ngày 9/12/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình. Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà này đi theo xu hướng, phát triển các ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, ưu tiên các ngành có vốn đầu tư lớn.

KCN bờ trái Sông Đà thuộc phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình. Đây là khu vực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, không chỉ vậy, tỉnh Hòa Bình còn là cửa ngõ của khu vực Tây Bắc nên có nhiều các vị trí phát triển công nghiệp đặc biệt và các luồng giao thông.

KCN bờ trái Sông Đà thành phố Hòa Bình
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà được đầu tư và xây dựng với cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững của một khu công nghiệp. KCN sẽ tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng và giá nhân công hợp lý. Đây là một lợi thế mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tuyển lao động và vận hành sản xuất kinh doanh.

Tổng diện tích: 68,37ha

Địa chỉ: phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: Công ty CP TM Dạ Hợp

Thời hạn: 30/6/2064

  1. Khu công nghiệp Yên Quang

Khu công nghiệp Yên Quang thuộc xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình, nằm về phía Đông Nam đường cao tốc Láng- Hào Lạc kéo dài. Khu đất quy hoạch có diện tích 201,1ha. Vị trí quy hoạch KCN có lợi thế rất lớn để thu hút các nhà đầu tư do tiếp giáp trực tiếp với khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng như thành phố Hà Nội mở rộng. Hiện nay KCN Yên Quang được đánh giá là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hòa Bình.

Khu công nghiệp (KCN) Yên Quang - Hòa Bình
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp Yên Quang có tổng diện tích 200,11 ha, tọa lạc tại xã Quang Tiến (thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình). Dự án có mức tổng đầu tư 1.610 tỷ đồng, được thực hiện theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1 hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng 36ha, giai đoạn 2: triển khai xây dựng hạ tầng, giải phóng mặt bằng 164ha, giai đoạn 3: hoàn thiện toàn bộ hạ tầng khu công nghiệp.

Đến cuối năm 2021, các hạng mục hạ tầng chính của KCN cơ bản được hoàn thành, sẵn sàng bàn giao đất cho các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư xây dựng.

Tổng diện tích: 200,11ha

Địa chỉ: xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: công ty CP An Việt Hòa Bình

Thời hạn: 2069

  1. Khu công nghiệp Nam Lương Sơn

Khu công nghiệp Nam Lương Sơn do Công ty An Thịnh Hòa Bình làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp tọa lạc tại vị trí đắc địa, thuận tiện giao thương với các khu kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Bình này hướng tới là sản xuất, chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, lắp ráp máy móc, điện tử, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu, ít gây ô nhiễm môi trường.

 Nam Lương Sơn
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhà máy xử lý nước thải trong KCN; hệ thống cấp điện đảm bảo. KCN đã thu hút nhiều công ty đến đầu tư, trong đó có nhiều công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc; Ấn Độ về thiết bị viễn thông, quần áo, thép, máy móc, phụ tùng ô tô, nhôm kính… Hiện nay, khu công nghiệp đã cơ bản được lấp đầy.

Tổng diện tích: 200ha

Địa chỉ: xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: Công ty An Thịnh Hòa Bình

Thời hạn: 2060

  1. Khu công nghiệp Thanh Hà

Việc quy hoạch và lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp Thanh Hà có lợi thế rất lớn; do gần công nghệ cao Hòa Lạc và thành phố Hà Nội; đang ngày càng phát triển nên thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, khu công nghiệp Thanh Hà; được coi là một trong những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hòa Bình.

 Thanh Hà
Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình cập nhật danh sách mới năm 2022

Lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, cắm mốc ranh giới đối với KCN Thanh Hà. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, cắm mốc ranh giới đối với KCN Thanh Hà; rà phá bom mìn, vật liệu nổ, đường điện và trạm biến áp 35kVA, giải phóng mặt bằng…., với tổng vốn đầu tư từ ngân sách khoảng 160,7 tỷ đồng. Tuy nhiên KCN Thanh Hà chưa có hạ tầng kỹ thuật nên rất khó khăn trong công tác thu hút đầu tư.

Vị trí: thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy; cách trung tâm Hà Nội 65km tính theo đường Hồ Chí Minh

Diện tích: 282ha

Chủ đầu tư: ban quản lý KCN tỉnh Hòa Bình

  1. Khu công nghiệp Lạc Thịnh

Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trc đến nay của Hòa Bình. BTG Holding – Tập đoàn đến từ Slovakia; đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư xây dựng khu công nghiệp Lạc Thịnh; với diện tích 220 ha, có vị trí tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh; nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 Lạc Thịnh
Khu công nghiệp (KCN) Lạc Thịnh – Hòa Bình

Khu công nghiệp Lạc Thịnh sẽ đảm bảo tất cả các yêu cầu của một khu công nghiệp hiện đại; vừa có cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho ngành công nghiệp, vừa có khu dân cư, văn phòng; ngân hàng, nơi ăn, nghỉ cho người lao động… Bước đầu dự án có mức đầu tư 378 triệu Euro nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng; cho khu công nghiệp, nhà máy bia Tiệp, nhà máy ô tô và nhà máy nhiệt điện.

Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm, nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ cam kết. Ban quản lý đang phối hợp các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh; giải quyết tồn tại của nhà đầu tư cũ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; để nghiên cứu tìm nhà đầu tư mới.

Đến nay, tổng mức đầu tư từ ngân sách hạ tầng KCN Lạc Thịnh; đã thực hiện là 157,2 tỷ đồng, riêng chi trả giải phóng mặt bằng (GPMB) 148,4 tỷ đồng; còn lại là chi phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; rà phá bom, mìn, vật liệu nổ, đầu tư đường điện, trạm biến áp 35kVA.

Tổng diện tích: 220ha

Địa chỉ: xã Lạc Thịnh, xã Yên Lạc, thị trần Hàng Trạm huyện Yên Thủy

Chủ đầu tư: ban quản lý KCN tỉnh Hòa Bình

II. Khu công nghiệp (KCN) Hòa Bình mới được quyết định chủ trương đầu tư năm 2022

Theo quyết định số 256/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhuận Trạch tỉnh Hòa Bình, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Hòa Phú – Hòa Bình.

Khu công nghiệp Nhuận Trạch thuộc huyện Lương Sơn có vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Khu vực có quốc lộ 6, quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh đi qua, tổng chiều dài gần 38km. Trung ương đưa vào vận hành 6 tỉnh lộ với tổng chiều dài gần 53km.

 Nhuận Trạch
Khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch Hòa Bình

Ngoài ra, chiều dài đường khu vực vượt quá 54km, và chiều dài đường trục chính công cộng; và liên thôn vượt quá 500km. Huyện đã và đang tranh thủ mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển các dự án giao thông trọng điểm; tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. Đến năm 2025 chủ trọng bảo đảm hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Theo nghị quyết, huyện cơ bản đạt chuẩn thị xã. 2020-2025 do đại hội huyện ủy xác định.

Tổng diện tích: 213,68ha

Địa chỉ: xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hòa Phú – Hòa Bình

Thời hạn: 2072

III. Quy mô cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình

Tỉnh đã quy hoạch 20 CCN với tổng diện tích đất 800,165ha. Có 15/20 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích 626,4 ha. Có 10 CCN được UBND tỉnh giao chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là doanh nghiệp.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN được phê duyệt là 4.100,253 tỷ đồng. Các CCN đã, đang và chuẩn bị triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các CCN; khoảng 225,219 tỷ đồng. Các CCN đã, đang và chuẩn bị triển khai đầu tư hạ tầng gồm:

  • Khoang UBND (Lạc Sơn)
  • Phú Thành II
  • Đồng Tâm (Lạc Thủy)
  • Chiềng Châu (Mai Châu)
  • Yên Mông, Chăm Mát- Dân Chủ, Tiên Tiến (thành phố Hòa Bình)
  • Phong Phú (Tân Lạc)
  • Xóm Rụt (Lương Sơn)
Tổng diện tích đất khoảng 420,335 ha.

Toàn tỉnh có 5 CCN tại các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu đã đi vào hoạt động; thu hút 13 dự án thứ cấp đầu tư sản xuất, kinh doanh; với tổng diện tích đã cho thuê là 45,67 ha; tổng vốn đăng ký khoảng 623 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 700 lao động đại phương; trung bình tỷ lệ lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh là 40,88%.

Tiếp tục rà soát; bổ sung xây dựng phương án phát triển các CCN trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2020; tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu đến năm 2025, tăng diện tích đất công nghiệp lên khoảng 4.600 ha; xem xét bổ sung thêm 13 CCN tại các huyện, thành phố:

  • Đà Bắc 2 CCN
  • Cao Phong 2 CCN
  • Tân Lạc 1CCN
  • Lạc Sơn 1CCN
  • Lương Sơn 2CCN
  • Lạc Thủy 2CCN
  • Yên Thủy 1CCN
  • Kim Bôi 1CCN
  • Thành phố Hòa Bình 1CCN

Nâng diện tích các CCN lên khoảng 1.750 ha.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook