Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đầu tư | Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ, sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng du lịch sẵn có cùng hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Đây cũng là địa phương duy nhất trong vùng Đông Nam bộ có bờ biển dài 305 km, thềm lục địa rộng 100.000 km2, có nguồn tài nguyên biển phong phú, đặc biệt là trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước.

Với điều kiện thuận lợi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là một trong ba cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía nam, có điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng cảng biển, gần sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng, mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn thiện, các dự án kết nối với vùng hậu phương như cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, hệ thống giao thông liên cảng Cái Mép – Thị Vải và đường sắt kết nối kinh tế vùng và vươn ra khu vực quốc tế.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1.982,56 km2, chiếm 5,99% diện tích cả nước và xếp thứ 50 trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; năm 2020 dân số trung bình của Tỉnh là 1.167.938 người, chiếm 1,2% dân số cả nước và xếp thứ 39 trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển trung tâm logistics

Với quy mô, diện tích không lớn, nhưng Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong số ít những địa phương có vai trò lớn đóng góp vào GDP và tổng thu ngân sách nhà nước của cả nước, nơi đóng góp 32% GDP, 44,7% tổng thu ngân sách nhà nước, vùng sản xuất ra lượng hàng hóa lớn nhất cả nước, chiếm 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

Bà Rịa – Vũng Tàu hội đủ các điều kiện để phát triển trung tâm logistics và cảng biển trung chuyển quốc tế nhờ vị trí địa lý nằm trên tuyến hàng hải quốc tế từ châu Âu, Trung Đông qua khu vực Bắc Á và châu Mỹ. Cùng với hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics cũng từng bước phát triển mạnh, ngoài hệ thống cảng bến thủy nội địa, đến nay đã có hơn 20 dự án kho bãi logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm đất khoảng 224 ha. Công tác quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (tổng diện tích 2.204ha), đã hoàn thành sẽ là cơ sở pháp lý để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, kết nối BRVT vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu nhiều lợi thế về hạ tầng kết nối, tiềm năng lớn về phát triển, dầu khí, du lịch biển, cảng biển, công nghiệp.

Vị trí địa lý 

Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ, có vị trí địa lí:

  • Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Tây giáp với Tp.Hồ Chí Minh.
  • Phía Nam giáp với Biển Đông.
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã.

8 đơn vị hành chính gồm:

Thành phố: Tp Vũng Tàu, Tp. Bà Rịa

Thị xã:  Phú Mỹ

Các huyện:  Huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Côn Đảo, Long Điền.

Dân số

Năm 2022, dân số tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là 1.337.700 người, mật độ dân số 674 người/ km2. Chất lượng dân số của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày càng được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, thể chất, trí tuệ và tinh thần của người dân. Hiện tuổi thọ trung bình của người dân 76,4 tuổi, cao hơn so với mặt bằng chung cả nước là 73,6. Bà Rịa- Vũng Tàu mong muốn tăng tuổi thọ từ 78 tuổi năm 2025 lên 80 tuổi vào năm 2030; nâng cao chất lượng dân số

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất, tiếp sau đó là người Hoa, đông thứ ba là người Chơ Ro, người Khơ Me, người Tày, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng, người Mường, người Thái, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao.

Bà Rịa – Vũng tàu có nguồn lao động phong phú: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 589.192 nghìn người

Giáo dục

Với quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển,…”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn quan tâm, tập trung cho giáo dục, trong đó chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy nhân tố con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội…

Giáo dục phổ thông: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo. Hệ thống trường học này đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Giáo dục bậc đại học:Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường đại học là: Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, được đào tạo đa ngành với 48 ngành/chuyên ngành trình độ đại học.

 Y tế

Hơn 30 năm qua, với sự nỗ lực và quan tâm sâu sắc của tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành y tế. Hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế của tỉnh đã cơ bản được hoàn chỉnh ở toàn bộ 03 tuyến: Tuyến tỉnh có 13 cơ sở, gồm: 2 bệnh viện đa khoa hạng II (Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi), 4 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Phổi Phạm Hữu Chí) và 7 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh. Tuyến huyện có 08 Trung tâm Y tế ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Tuyến cơ sở có 82 Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

 Du lịch: 

Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch. Du lịch được tỉnh xác định là ngành kinh tế trụ cột cần tập trung phát triển.

Được thiên nhiên ưu đãi, Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều sinh cảnh kỳ thú như tuyệt tác. Những tuyệt tác thiên nhiên tạo ra từ hơn 50 ngọn núi, quả đồi, trải dài đến sát biển, rất thuận lợi để làm bãi tắm và cacs resort cao cấp. Từ TP.Vũng Tàu đến Huyện Xuyên Mộc, hàng loạt dự án du lịch mọc khắp các bờ biển hoạt động rất hiệu quả, thu hút hàng triệu lượt khách.

Không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp tầm thế giới, BR-VT còn sở hữu nhiều di sản văn hóa, nên có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Nhiều năm qua, lượt khách du lịch đến với tỉnh BR-VT đang dần tăng lên. Sự chuyển mình bứt phá của du lịch BR-VT được minh chứng bằng những con số ấn tượng như: BR-VT có trên 1.100 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 457 cơ sở được phân loại xếp hạng từ đạt chuẩn đến 5 sao với 12.897 phòng.

Hạ tầng giao thông

Được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, du lịch, cảng biển, công nghiệp hàng đầu của cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện và đồng bộ ở cấp độ cao. Sở hữu cảng quốc tế Cái Mép – một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn, đồng thời là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu chở container đi trực tiếp đến châu Âu, châu Mỹ mà không phải qua nước thứ ba. Bên cạnh đó là dự án sân bay Quốc tế Long Thành được quy hoạch và từng bước hoàn thiện hình hài, tuyến cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa trở thành “sợi chỉ đỏ” để Bà Rịa – Vũng Tàu dễ dàng cất cánh.

Với hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới.

Theo định hướng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu việc hoàn thiện về hạ tầng giao thông sẽ giúp tỉnh phát huy tối đã các tiềm năng kinh tế của tỉnh như du lịch, cảng biển, công nghiệp… Đồng thời, sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được nhiều hơn nữa đầu tư trong và ngoài nước.

Trong thời kỳ 2021-2030, tỉnh tập trung thực hiện 4 đột phá phát triển:

(1)- Hoàn thành các tuyến giao thông kết nối vùng và liên vùng, phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển để kết nối thuận lợi với quốc tế, bảo đảm cho Bà Rịa – Vũng Tàu thực sự trở thành cửa ngõ của vùng và của quốc gia. Phối hợp với Trung ương và các địa phương trong vùng hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu như đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Cầu Phước An, Cảng hàng không Côn Đảo; thúc đẩy các thủ tục, triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.

(2)- Hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, thành lập khu thương mại tự do tại Cái Mép Hạ, thu hút nhà đầu tư chiến lược và thiết kế hệ sinh thái hoàn chỉnh và đồng bộ, áp dụng các chuẩn mực hàng đầu quốc tế.

(3)- Hình thành các đô thị du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, trong lành, chất lượng vượt trội; định vị Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng xứng tầm quốc tế. (4)- Hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao để thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực trong các ngành sản xuất tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại.

Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục hoàn thiện đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng; bố trí không gian phát triển tỉnh theo 4 vùng chức năng:
  • Công nghiệp – cảng biển;
  • Du lịch,
  • Nông nghiệp cân bằng sinh thái và
  • Vùng biển – hải đảo. Trên cơ sở phân vùng chức năng, tập trung phát triển theo 3 trục động lực: Trục động lực phát triển dọc sông Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51; Trục động lực phát triển mới dọc cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; Trục động lực kinh tế du lịch ven biển, dọc đường Tỉnh lộ 994, trục kết nối cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.
Đường bộ

Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong khu vực thông qua Quốc lộ 51, Quốc lộ 55, Quốc lộ 56. Trong thời gian tới sau khi đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc Bến Lức – TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Phước An sẽ kết nối đồng bộ với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Tây Nam bộ.

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của Bà Rịa – Vũng Tàu tỉnh cơ bản đã hoàn thành bộ khung kết cấu chung với tổng chiều dài 4.380km, trong đó: quốc lộ: 129,3km, tỉnh lộ: 367,91km, đường huyện: 473,47km, đường đô thị: 661,32km, đường xã, đường hẻm đô thị: 2.704,57km, đường chuyên dùng: 44,06km.

Đường hàng không

BR-VT có 2 sân bay đang khai thác, gồm: Cảng hàng không Côn Đảo với đường bay thẳng đến các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng; Sân bay Vũng Tàu phục vụ dầu khí và phục vụ một số chuyến ra Côn Đảo vào các ngày cuối tuần. Trong thời gian tới Tỉnh sẽ thực hiện di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng và đầu tư xây mới sân bay Đất Đỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đường thuỷ

Hệ thống luồng hàng hải trên địa bàn tỉnh kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế đến tất cả các nước có cảng biển trên thế giới. Hệ thống luồng tuyến đường thủy nội địa kết nối đồng bộ với các tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải, luồng sông Dinh và dễ dàng kết nối với các tỉnh thành khác trong khu vực như Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Tây Nam bộ. Tuyến luồng đi Côn Đảo đã được kết nối khai thác các tuyến từ Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng (bến Trần Đề) ra Côn Đảo bằng tàu cao tốc.

Cảng biển

Cảng biển BR-VT là hệ thống cảng biển đặc biệt, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2022. Hiện tại, BR-VT đã quy hoạch 69 dự án, có 50 dự án cảng đang hoạt động. Tổng chiều dài cầu bến là 16.958 m, với tổng công suất thiết kế 150 triệu tấn/năm, trong đó có 08 dự án cảng container lớn với công suất 8,3 triệu TEUs/năm. Cụm cảng Cái Mép là một trong 19 cảng lớn của thế giới đón được siêu tàu lớn nhất hiện nay. Hệ thống cảng biển nước sâu tạo ưu thế cho phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp và thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bức tranh kinh tế của Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2022

Vượt qua những khó khăn thách thức, kinh tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2022 vẫn đạt mức tăng trưởng khá: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh cả dầu khí tăng 7,15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 6,61%, kinh doanh thương mại sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12,39%; dịch vụ lưu trú ăn uống phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 2,6 lần; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Mục tiêu đến năm 2030

Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 5,87% tổng GRDP; công nghiệp – xây dựng 70,37%; dịch vụ 15,98%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7,78%.

Kinh tế công nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó công nghiệp khai thác dầu thô và khí đốt chiếm 41,84% toàn bộ nền kinh tế; công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 18,95%. Đóng góp của kinh tế công nghiệp khá ổn định và bền vững, do quy mô của ngành công nghiệp khá lớn (chiếm gần 70% GRDP), các KCN được hỗ trợ bởi thế cảng nước sâu, hệ thống hạ tầng ngày một hoàn thiện nên tiếp tục hấp dẫn đầu tư.Theo quy hoạch này, mục tiêu đến năm 2030 trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, có kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức, đặc biệt là phát huy tối đa vai trò, vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quy mô GRDP và GRDP bình quân đầu người: Quy mô GRDP năm 2022 là 390.293 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người là 331,1 triệu đồng/người/năm, tăng 23% so năm 2021. Nếu tính theo USD, quy mô GRDP là 16.488,2 triệu USD; GRDP bình quân đầu người là 13.988,5 USD/người/năm, tăng 20,37% so với cùng kỳ năm trước.

Mục tiêu phát triển của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến 2030, tầm nhìn 2045:

 Theo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bà Rịa – VũngTàu đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành cửa ngõ ra biển của vùng Đông Nam bộ và của quốc gia, trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, có kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 8,4-8,6%/năm. GRDP bình quân đầu người (không tính dầu khí) đến năm 2030 khoảng 18.000-18.500 USD. Cơ cấu kinh tế (GRDP) đến năm 2030: công nghiệp – xây dựng 58,0-58,5%; dịch vụ 29,0-29,5%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 6,0-6,5%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) khoảng 6,5-6,7%.

Đến năm 2050

Đến năm 2050, Bà Rịa – VũngTàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia; trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á; trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; đồng thời là trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh BR-VT bố trí không gian phát triển theo 4 vùng chức năng: (i) Công nghiệp – cảng biển; (ii) Du lịch, (iii) Nông nghiệp và (iv) Vùng biển – hải đảo; hình thành 3 trục động lực phát triển: (i) Trục động lực dọc sông Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51; (ii) Trục động lực dọc đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và đường Vành đai 4; (iii) Trục động lực dọc ĐT994 và đường trục kết nối Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu.

Đến năm 2050, tiếp tục hoàn thiện đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: Hoàn thành hệ thống đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu; hệ thống Metro kết nối các trung tâm đô thị (Bà Rịa, Vũng Tàu, Phú Mỹ, Long Điền, Long Hải), hệ thống MonoRail kết nối các đô thị du lịch ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu; sân bay chuyên dùng Gò Găng (thay thế sân bay Vũng Tàu) và sân bay chuyên dùng Đất Đỏ; hiện đại hoá hệ thống hạ tầng đô thị và các các công trình hạ tầng khác.

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đầu tư phát triển

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là địa phương thu hút mạnh các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến phát triển khu công nghiệp. Chỉ tính đến năm 2022 hiện có 442 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 29,9 tỷ USD, trong đó, trong các khu công nghiệp có 270 dự án với tổng vốn đầu tư 12,23 tỷ USD, ngoài khu công nghiệp là 172 dự án với tổng vốn đăng ký 17,67 tỷ USD, đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thời gian qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) quy mô lớn, như dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (vốn đầu tư 5,4 tỷ USD); nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Tập đoàn Hyosung (vốn đầu tư 1,3 tỷ USD).

Nhiều doanh nghiệp FDI khi chọn địa điểm đầu tư đều đưa công nghiệp hỗ trợ như một tiêu chí bắt buộc bởi việc cung cấp nguyên vật liệu ngay tại địa phương sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Theo Sở Công thương Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 88% trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trừ dầu khí).

Mục tiêu đến năm 2025

Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, ngày 26/10/2021, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, tỉnh đã đề ra các mục tiêu và giải pháp rất cụ thể để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực, y tế; điện – điện tử; dệt may – da giày và công nghiệp công nghệ cao.

Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng đạt trên 45% nhu cầu sản phẩm, linh kiện, phụ tùng cho các ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện – điện tử trên địa bàn tỉnh và thị trường trong nước. Đối với ngành dệt may – da giày, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này trên địa bàn tỉnh đạt trên 65% với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu.

Đến năm 2025, tỉnh sẽ phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao như vật liệu polyme, composite, sợi cacbon cường độ cao…

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 15 khu công nghiệp

Khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 15 khu công nghiệp, với tổng diện tích 8.492 ha; trong đó, có 13 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 7.242 ha và 2 khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa hoạt động đó là khu công nghiệp Long Hương, khu công nghiệp Vạn Thượng với tổng diện tích 1.250 ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 57,07% trên tổng số khu công nghiệp (15 khu công nghiệp) và 67,84% trên số khu công nghiệp đã hoàn thiện xây dựng hạ tầng (13 khu công nghiệp).

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung các khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp tại Phú Mỹ, và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ. KCN Long Sơn, KCN Hòa Long, KCN Sonadezi Châu Đức, KCN Phú Mỹ III, CCN Đá Bạc, KCN Phú Mỹ I, KCN Đông Xuyên, KCN Mỹ Xuân A & A2, KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC, KCN Cái Mép, KCN Phú Mỹ II, KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương, KCN Long Hương, KCN Đất Đỏ 1, Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.

Cụm công nghiệp: Toàn tỉnh quy hoạch phát triển 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 552,65 ha. Trong đó, 08 cụm do doanh nghiệp đầu tư, 6 cụm do nhà nước đầu tư, 01 cụm do cả nhà nước và doanh nghiệp đầu tư, 02 cụm đang kêu gọi đầu tư. Hiện tại đã có 6 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy 65,36%.

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút đầu tư

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale