Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư | Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao nằm sâu trong vùng Đông Bắc, là quê hương của 7 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa và Sán Chay cùng đoàn kết chung sống, với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo đã tạo nên những di sản văn hóa có giá trị, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Bắc Kạn để cùng cả nước hội nhập với thế giới.

Nằm trên trục Quốc lộ 3 theo hướng Bắc – Nam và Quốc lộ 279 theo hướng Đông – Tây, Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi để Bắc Kạn giao lưu với các tỉnh trong vùng, cũng như với cả nước và quốc tế trong phát triển du lịch.

Trong những năm qua, Bắc Kạn đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa; hình thành các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, liên vùng, tập trung khai thác các lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hoá bản sắc với sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư. Bắc Kạn tự hào là miền đất có truyền thống lịch sử – văn hóa lâu đời.

  • Phát triển kinh tế xã hội

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Bắc Kạn đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, giành được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, đưa Bắc Kạn từng bước trưởng thành.

Toàn tỉnh hiện nay có 09 đô thị gồm: 1 đô thị loại III là thành phố Bắc Kạn; 08 đô thị loại V, gồm 05 thị trấn huyện lỵ, 01 thị trấn khu vực và 02 trung tâm huyện lỵ, tỷ lệ đô thị hóa đạt 22%. Mạng lưới đô thị ngày càng phát triển gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; các đô thị được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, trụ sở cơ quan, các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ công cộng, công trình thể thao,…

Đáp ứng tiêu chuẩn và chức năng của đô thị là trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và thị trấn khu vực; tỷ lệ cấp nước đô thị và khu công nghiệp đạt 90%; tỷ lệ thoát nước đô thị đạt 50%; tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 30%; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 90,18%; tỷ lệ chiếu sáng đô thị đạt 90%; có 2 đô thị có nghĩa trang.

Vị trí địa lý

Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

  • Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng;
  • Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;
  • Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
  • Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Đơn vị hành chính

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có: 01 thành phố thành phố Bắc Kạn 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

Dân số

Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Cộng đồng dân cư tỉnh Bắc Kạn có 24 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2.

Cơ cấu lao động của tỉnh đã có bước chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế, tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm hơn, đến nay tỷ lệ lao động trong từng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ lần lượt tương ứng là 66,7% – 7,7% – 25,6%.

Y tế

Hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn và phát triển. Đến nay, cả tỉnh đạt 36,6 giường bệnh trên một vạn dân, có 17,5 bác sĩvạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi giảm còn 27,5% và tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuồi giảm còn 17,1%; trên 97% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Giáo dục

Công tác giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 302 trường học các cấp, trong đó đến hết năm 2021 dự kiến có 104 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trẻ mầm non 05 tuổi vào năm 2015, đến năm 2021 có 100% xã, phường, thị trấn và huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mầm non 05 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; 100% đơn vị huyện/thành phố duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỉnh duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Chất lượng giáo dục các cấp ngày càng nâng lên.

Du lịch

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình Caxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long…

Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông, với các nhũ đá, cột đá hình thù sinh động, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây còn có các bản làng dân tộc với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, được thưởng thức hương vị ngọt ngào của hồng không hạt, lê, cam quýt….với hương vị đặc biệt của núi rừng Việt Bắc.

Hạ tầng giao thông

Kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, trường học, trạm y tế, các cơ sở dịch vụ,…Được quan tâm, chú trọng đầu tư. Một số dự án trọng điểm đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Sau 25 năm, mạng lưới giao thông vận tải của Tinh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Đến nay, mạng lưới giao thông toàn tỉnh phát triển được trên 3.000 km đường, gồm 04 tuyến quốc lộ, 14 tuyến đường tinh, 49 tuyến đường huyện và hệ thống đường xã, thôn, bản; có 01 tuyến đường thủy nội địa địa phương sống Năng – hồ Ba Bể dài 38,4 km. Lĩnh vực vận tải hàng hoá, hành khách phát triển mạnh mẽ, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

Trên địa bàn tỉnh có tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 279, quy hoạch đường tỉnh 258 thành QL 3C. Ngoài ra còn các tỉnh lộ 245, 254, 255, 250, 250, 258, 258B, 259. Hiện đã dựa vào sử dụng đường Quốc lộ 3 mới (tiền cao tốc – tốc độ cao Thái Nguyên – Chợ Mới, trong giai đoạn 2023 – 2025 hoàn thành đường tốc độ cao Chợ Mới- thành phố Bắc Kạn, giai đoạn 2025 – 2030 nối với Đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên thành cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên- Chợ Mới- thành phố Bắc Kạn), giúp giảm lưu lượng xe và thời gian di chuyển so với quốc lộ 3 cũ. Đường thủy có sông Cầu chảy qua.

  • Giao thông thuận lợi

Bắc Kạn nằm trên đường vành đai số 2 và quốc lộ 279 từ Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) qua Đông Mơ đến Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn). Bắc Kạn kết nối với các cửa khẩu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội bằng ba tuyến đường cao tốc.

Mạng lưới giao thông của Bắc Kạn chủ yếu là đường bộ. Nhìn chung, hệ thống đường từ tỉnh đến huyện được nâng cấp, trải thảm nhựa, mở rộng và xây mới hoàn chỉnh. Hệ thống cầu được xây mới kiên cố. Toàn tỉnh có 1 bến xe cấp tỉnh ở thị xã Bắc Kạn, 1 bến xe cấp huyện ở Chợ Đồn và 1 bến tàu ở Ba Bể.

Là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn có hệ thống sông ngòi lớn: sông Cầu có bến Chợ Đồn và Phổ Yên, sông Bắc Giang có bến Na Rì, sông Lô có bến Bạch Hạc, sống Công có bến Định Hóa. Các bến sông đều thuận tiện du lịch bằng thuyền đến hồ Ba Bể.

Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến ga cuối Quán Triều dài 76km.

Bắc Kạn thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư

Kinh tế tỉnh Bắc Kạn năm 2021

Bắc Kạn là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có một số bước phát triển đáng kể. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020, tỉnh Bắc Kạn xếp ở vị trí thứ 59/63 tỉnh thành.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân giai đoạn 1997-2021 ước đạt 7,7%/năm, trong đó: khu vực Nông lâm nghiệp – Thủy sản tăng bình quân 5,2%/năm; khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng bình quân 13,6%/năm (công nghiệp tăng trưởng 11,3%/năm và xây dựng tăng 15,6%/năm); khu vực Dịch vụ tăng 10,1%/năm.

Quy mô nền kinh tế của tỉnh (GRDP theo giá hiện hành) sau 25 năm tăng lên gần 37 lần, từ 362 tỷ đồng năm 1997 tăng lên hơn 13.379 tỷ đồng năm 2021. Thu nhập bình quân trên đầu người được cải thiện đáng kể, cụ thể: năm 1997, GRDP bình quân đầu người chỉ đạt 1,25 triệu đồng/người, sau 10 năm tăng lên 5,16 triệu đồng/người vào năm 2007, sau 20 năm tăng lên 32,41 triệu đồng/người vào năm 2017 và sau 25 năm, đến năm 2021 ước đạt 41,9 triệu đồng/người, tăng gần 31 lần sau khi tái lập tỉnh.

  • Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, từ một tỉnh thuần túy phát triển nông, lâm nghiệp, Bắc Kạn đã phát triển khá ở các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ và bước đầu hình thành, tạo nền tảng phát triển cho khu vực công nghiệp xây dựng: Cụ thể, tỷ trọng khu vực nông – lâm nghiệp đã giảm từ 60,9% năm 1997 xuống còn 29,8% năm 2021; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,5% năm 1997 lên 14,7% năm 2021; khu vực dịch vụ tăng mạnh từ 29,6% năm 1997 lên 52,4% năm 2021.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

– Đến năm 2025, quy mô kinh tế của tỉnh tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2020; và năm 2030 tăng hơn 2 lần so với năm 2020.

– Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 đạt 7,4-7,75%/năm; trong đó, giai đoạn 2021-2025 đạt 6,5-7%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 8,3-8,5%/năm. Cụ thể các khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4-4,2%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 12-13%/năm và dịch vụ tăng 7,3-7,5%/năm.

– Cơ cấu kinh tế đến năm 2025:

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 26%; công nghiệp – xây dựng chiếm 18-18,5% và dịch vụ chiếm 53-54% trong GRDP. Đến năm 2030, tỷ trọng lần lượt là: 18-18,5%; 22-22,5% và 58-59%.

– GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 61-62 triệu đồng vào năm 2025; và đạt 74-75 triệu đồng vào năm 2030. Năng suất lao động đạt 81,5 triệu đồng (giá hiện hành) vào năm 2025; và đạt 92 triệu đồng vào năm 2030.

– Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2025 là 30-30,5 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 35-37 nghìn tỷ đồng.

– Đến năm 2030; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; mức tăng bình quân đạt 12-14%/năm; đến năm 2025 đạt 1.100 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt trên 2.000 tỷ đồng.

– Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 phấn đấu đạt 26%.

– Cơ cấu lao động: Nông lâm nghiệp – công nghiệp; xây dựng – dịch vụ năm 2025 lần lượt là 42% – 26% -32% và năm 2030 là 35,5% – 29,7% – 34,8%.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 72% năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030; trong

đó có bằng, chứng chỉ đạt trên 30% năm 2025 và đạt 40% năm 2030.

– Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đến năm 2025; và năm 2030 phấn đấu duy trì

dưới 2%.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 100 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; hợp tác xã và hơn 400 hộ sản xuất cá thể; với tổng số 5.411 lao động; trong đó có 29 doanh nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản, với tổng số 1.582 lao động; doanh nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất nông lâm sản; vật liệu xây dựng có tổng số 63 doanh nghiệp; hợp tác xã và hơn 400 hộ sản xuất cá thể với tổng số hơn 3.000 lao động; doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt… Có 04 doanh nghiệp, với tổng số 556 lao động; doanh nghiệp cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải; nước thải có 04 doanh nghiệp với tổng số 273 lao động.

 

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư

Sau 25 năm (1997-2022), ngành công nghiệp của tỉnh đã có những tăng trưởng nhất định; Quy mô ngành công nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt gần 950 tỷ đồng; tăng 62 lần so với năm 1997 (năm 1997 đạt 19 tỷ đồng). Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ; năng lực sản xuất công nghiệp của tinh so với năm 1997 nâng lên rõ rệt; có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở; nhà máy sản xuất công nghiệp được đầu tư và đi vào hoạt động ổn định; tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp trong những năm tiếp theo.

Hiện nay

Trên địa bàn tỉnh đã có 01 khu công nghiệp – Khu công nghiệp Thanh Bình giai đoạn I; đã hoàn thành và cơ bản được lấp đầy và đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn II; có 06 cụm công nghiệp được phê duyệt thành lập, đang triển khai các bước, thủ tục đầu tư.

Quý khách cần tìm hiểu thêm về ” Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn thu hút đầu tư “vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook