Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Vị trí địa lý

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư | Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam với 822.7km2. Bắc Ninh với lợi thế là đô thị vệ tinh gần Thủ đô Hà Nội nhất và nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Ninh có vị trí tiếp giáp:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
  • Phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội
  • Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

Đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện.

  • 6 huyện gồm: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài
  • 126 đơn vị hành chính cấp xã gồm 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn.

Dân số và trình độ học vấn

Năm 2020, dân số tỉnh Bắc Ninh đông thứ 22 cả nước với 1,419,126 người. Mật độ dân số 1,725 người/km2, gấp gần 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Đứng thứ ba cả nước về mật độ dân số sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bắc Ninh có nguồn dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15-60 chiếm 64.93% tổng dân số. Tỉ lệ đô thị hoá tính đến năm 2020 đạt 38% (khoảng 520,000 người) sống tại các đô thị; và 62% (khoảng 740,000 người) sống tại các xã ngoài đô thị. Mục tiêu đến năm 2022 tỉ lệ đô thị hoá của Bắc Ninh đạt; 70% để phù hợp với tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Tỉnh Bắc Ninh luôn đặt nhiệm vụ đào tạo, phát triển năng lực nguồn lực lên vị trí hàng đầu. Lao động của tỉnh hầu hết đều có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nâng cao chất lượng thị trường lao động tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm; với các giải pháp đẩy mạnh kết nối cung- cầu lao động; kết hợp đồng bộ giữa đào tạo nghề với tạo việc làm trong nước và xuất khẩu lao động.

Quy mô giáo dục

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp. Do đó, đã thu hút số lượng lớn công nhân từ các tỉnh lân cận đến làm việc. Dân số cơ học vì vậy mà tăng cao. Nhu cầu trường, lớp học của ngành giáo dục rất lớn, đặc biệt là của bậc giáo dục mầm non, tiểu học tăng mạnh.

Hiện nay toàn tỉnh có 501 trường học ở các cấp học với 347,784 học sinh. Giáo dục và đào tạo Bắc Ninh vẫn vững vàng trong TOP đầu toàn quốc về phát triển giáo dục. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định ở mức cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn thể hiện qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 7 toàn quốc.

Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến 2030 tỉnh tiếp tục bổ sung quy hoạch tổng thể, tăng cường cơ sở vật chất trường học, sắp xếp lại mạng lưới trường phù hợp với quy mô tăng dân số cơ học của tỉnh trong nhưng năm tới. Giữ vững vị thế trong TOP đầu toàn quốc về phát triển giáo dục- đào tạo. Đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết đón đầu những bước phát triển toàn diện khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thông giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng dựng phát triển hệ thống giáo dục toàn tỉnh, nhất là trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Nhiều tuyến đường mới từ 6 đến 8 làn xe, nhiều nút giao thông được xây dựng đã thay đổi diện mạo giao thông của thành phố. Các tuyến đường từ trung tâm hành chính tỉnh tới trung tâm huyện đều được mở rộng, các tuyến đường vành đai, hướng tâm, đường qua các KCN, khu du lịch, tuyến đường huyết mạch qua các địa phương cũng được cải tạo, nâng cấp, đầu tư mới, tạo “đòn bẩy” quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh.

Đường bộ: toàn tỉnh có gần 4,000km đường các loại, tỉ lệ nhựa hoá 100%. Gồm:

4 tuyết quốc lộ dài gần 170km: QL1 (1A và 1B chạy song song từ Hà Nội lên Lạng Sơn); QL 17, QL18 (Nội Bài- Hạ Long- Cái Lân- Móng Cái), QL38

16 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 332km: ĐT295 (12km), ĐT295B (20.97km), ĐT276 (24.5km), ĐT277 (23.8km); ĐT277B (21.9km), ĐT278 (7.8km), ĐT279 (21.3km), ĐT280 (24km), ĐT281 (29.7km); ĐT282 (30km); ĐT283 (21.3km), ĐT284 (18km), ĐT285 (23.7km), ĐT285B (52.1km), ĐT286 (18km), ĐT287 (29.7km)

3,500km các tuyến đường huyện, đường đô thị và giao thông nông thôn

Nhờ có hệ thống đường bộ phát triển đồng bộ, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong tỉnh. Kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I chạy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tổng có 4 ga đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Đường thuỷ

Tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng nâng cao năng lực khai thác các tuyến đường sông hiện có, thường xuyên tăng cường nạo vét luồng lạch. Hiện hệ thống giao thông đường sông có thể đón tàu có trọng tải cao vào các cảng sông thuận lợi, đáp ứng được các tàu có trọng tải lớn ra vào. Tàu cỡ lớn khoảng 3,000 tấn với mớn nước cho phép tối đa của các phương tiện vận tải thuỷ của sông Đuống là 2m, của sông Cầu là 1.5m khi mùa nước kiệt.

Hiện Bắc Ninh có 3 cảng lớn: cảng Đáp Cầu, cảng nhà máy kính Đáp Cầu và Kính Nổi, cảng Đức Long (cả sông và cảng cạn)

Hàng không

Tỉnh Bắc Ninh ngay gần sân bay quốc tế Nội Bài rất thuận lợi cho vận chuyển hàng không.

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Bức tranh kinh tế năm 2020 và 9 tháng đầu năm 2021

Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cơ bản đã trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều chỉ tiêu KT-XH thuộc TOP đầu cả nước. Các chỉ số về phát triển KT-XH của tỉnh nhiều năm đứng ở TOP đầu.

Năm 2020, quy mô sản xuất công nghiệp đạt 1.3 triệu tỷ đồng, xếp thứ nhất trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 38.9 tỷ USD, xếp thứ hai trong cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 6,200USD (gấp 2.2 lần bình quân cả nước) và xếp thứ 3 toàn quốc. Thu ngân sách Nhà nước đạt 30,600 tỷ đồng (tăng 1.6% dự toán). Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc nhóm tốt nhất cả nước (đạt 83.36%). Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều năm liên tục đứng trong TOP 10 cả nước.

Năm 2021 là năm đầu tiên Bắc Ninh tập trung triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025 với nhiều cơ hội và thách thức. Tỉnh Bắc Ninh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ người dân; vừa tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua khó khăn, nỗ lực đẩy mạnh phát triển toàn các ngành kinh tế theo hướng bền vững, tạo sức lan toả.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được dự báo còn rất phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, tác động xấu tới mọi mặt của KT-XH và đời sống. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, người dân và công đồng doanh nghiệp, kinh tế Bắc Ninh 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng cao. Cụ thể:
  • Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 95,986 tỷ đồng tăng 8.57% so với cùng kỳ.
  • Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 22,086.86 tỷ đồng; đạt 79.3% dự toán năm và tăng 1.1% so với cùng kỳ.
  • Dự nợ tín dụng tăng 25.6%
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.74%
  • Xuất khẩu hàng hoá tăng 23.7%
  • Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) đứng thứ 4/63 (tăng 46 bậc); đưa Bắc Ninh trở lại là 1 trong 5 tỉnh có điểm số cáo nhất trên cả nước.
  • Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng; khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 76.95%; dịch vụ chiếm 16%; nông- lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3.07%; thuế sản phẩm chiếm 3.98% (tương ứng cùng kỳ 75.1%-17.7%-3.2%-4%)
  • Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 34,923.7 triệu USD; đạt 87.5% kế hoạch năm, tăng 23.7% so với cùng kỳ.
  • Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 26,977.8 triệu USD, đạt 83.5% kế hoạch, tăng 19.4% so với cùng kỳ.

Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19; đã gây nhiều khó khăn và tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Bắc Ninh. Mặc dù vậy, với các giải pháp sáng tạo, linh hoạt và chủ động của các cấp lãnh đạo tỉnh; tới thời điểm hiện tại dịch cơ bản được kiểm soát. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp được đảm bảo đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng.

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút đầu tư

Trong năm 2021 trước những khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, mặc dù chịu không ít tác động từ dịch bệnh, Bắc Ninh vẫn duy trì khả năng thu hút các nguồn vốn.

Đầu tư trong nước:

Tháng 9/2021 cấp mới 9 dự án với tổng vốn đăng ký 1,451.7 tỷ đồng; điều chỉnh 5 dự án, trong đó điều chỉnh vốn 2 dự án, tổng vốn tăng 57.5 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2021 cấp mới đăng ký đầu tư 41 dự án với tổng vốn 11,637,017 tỷ đồng; điều chỉnh 59 dự án. Trong đó: điều chỉnh vốn 19 dự án, tổng vốn tăng 4,460,094 tỷ đồng; thu hồi 5 dự án với tổng vốn 413.69 tỷ đồng.

Luỹ kế đến hết ngày 17/9/2021 tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư 1,473 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 214,911,474 tỷ đồng.

Đầu tư nước ngoài:

Tháng 9/2021 cấp mới 8 dự án, tổng vốn đăng ký 56.66 triệu USD, điều chỉnh vốn 9 dự án; số vốn tăng 4.48 triệu USD, thu hồi 9 dự án với tổng vốn 6.42 triệu USD.

9 tháng đầu năm 2021 cấp mới 97 dự án, tổng vốn đăng ký 521,993 triệu USD; điều chỉnh vốn 64 dự án, tổng vốn tăng 106.37 triệu USD; thu hồi 35 dự án với tổng vốn là 223.37 triệu USD.

Luỹ kế đến hết ngà 17/9/2021 đã cấp đăng ký đầu tư cho 1693 dự án còn hiệu lực; với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua; mua cổ phần, phần vốn góp đạt 20,429,315 triệu USD.

Các doanh nghiệp FDI được cấp phép đầu tư đến từ 37 quốc gia và vũng lãnh thổ. Trong số đó có tới 83% dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo và tập trung; ở một số nước có nền sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại như Hàn Quốc (1,205 dự án); Trung Quốc (112 dự án), Nhật Bản (86 dự án)…

Bắc Ninh phát triển doanh nghiệp

Tháng 9/2021 thành lập mới 171 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 2,006.3 tỷ đồng và 79 đơn vị trực thuộc.

9 tháng đầu năm 2021 thành lập mới 1,679 doanh nghiệp và 573 đơn vị trực thuộc, tổng vốn đăng ký 20,811.9 tỷ đồng (giảm 4.4% về số lượng doanh nghiệp, tăng 21.1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ); giải thể tự nguyện 148 doanh nghiệp (giảm 15.4%); đăng ký tạm ngừng 838 doanh nghiệp và 118 đơn vị trực thuộc (tăng 42.7%); đăng ký hoạt động trở lại 550 doanh nghiệp và 88 đơn vị trực thuộc (tăng 63.2%).

Luỹ kế đến hết ngày 17/9/2021 toàn tỉnh có 20,609 doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ đăng ký 310,586.45 tỷ đồng và 4,299 đơn vị trực thuộc. Trong đó có 19,113 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký 301,626.37 tỷ đồng và 4,094 đơn vị trực thuộc.

Quy mô khu công nghiệp – Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Bắc Ninh hiện là 1 trong 3 tỉnh có số lượng khu công nghiệp lớn của khu vực phía Bắc. Tính đến năm 2020 đã có 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung với tổng diện tích 6,500ha với 12 KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) và thành lập. Trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động. Tỉ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch 12 KCN đạt 61.61% với sự hiện hữu của 10 KCN tập trung thu hút 1,602 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 19.8 tỷ USD (đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Môi trường đầu tư hấp dẫn, an ninh chính trị ổn định, cách làm năng động và sáng tạo đã giúp Bắc Ninh thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Trong đó, công nghiệp điện tử là ngành mũi nhọn với tỷ trọng chiếm hơn 80% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp này đã khẳng định vai trò vững chắc, làm “đầu tàu” cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2020 Bắc Ninh đang đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 1,303 nghìn tỷ đồng, đứng thứ ba về GRDP/ người đạt 6,200 USD/ người.

Công nghiệp Bắc Ninh – Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư

Nhắc đến công nghiệp Bắc Ninh phải kể đến các tập đoàn hàng đầu của thế giới như Samsung (Hàn Quốc) với 4 nhà máy tại Bắc Ninh: SDV (6.5 tỷ USD), SEV (2.5 tỷ USD), SDI (2 nhà máy với tổng vốn đầu tư 192 triệu USD); Cannon (Nhật Bản) với dấu ấn tại KCN Quế Võ và KCN Tiên Sơn; Foxconn (Đài Loan- Trung Quốc); VSIP (Singapore)… kéo theo hàng trăm doanh nghiệp phụ trợ. Nhờ vậy đã đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp, điện tử viễn thông, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ của cả nước…

Đầu năm 2021 Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư 5 KCN gồm: KCN Gia Bình, KCN Gia Bình 2, KCN Quế Võ 2- giai đoạn 2, KCN Quế Võ 3- gia đoạn 2; 2 cụm công nghiệp là: CCN Lâm Bình, CCN Cao Đức- Vạn Ninh.

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và những giải pháp sáng tạo kịp thời của tỉnh, hoạt động của các KCN lớn tiếp tục được duy trì. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2021 tăng 18.5% so với tháng trước và tăng 14.7% so với tháng 9/2020. Một số ngành chủ lực của tỉnh có tỉ trọng lớn và tăng mạnh như: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18.6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 22.2%; sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 23.6%; sản xuất thuốc lá hoá dược và dược liệu tăng 17.4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 12.6%… Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, IIP toàn ngành công nghiệp tăng 11.74% so với cùng kỳ.

Năm 2021, dù dự báo còn nhiều khó khăn nhưng Bắc Ninh vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách “hai ít, ba cao, 4 sẵn sàng” để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo đó:

“Hai ít”: sử dụng ít đất, sử dụng ít lao động nhất. Đây cũng là đặc điểm phù hợp với những nhà đầu tư đưa các công nghệ mới hiện đại vào tỉnh.

“Ba cao”: suất vốn đầu tư cao, hiệu quả kinh tế cao, hàm lượng công nghệ cao.

“Bốn sẵn sàng” để lảm “tổ cho Phượng Hoàng”:

    • Sẵn sàng về mặt bằng đầu tư: 16 KCN tập trung với tổng diện tích 6,397.68ha; 26 CCN với tổng diện tích 898.27ha. Các KCN, CCN được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông; khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…
    • Sẵn sàng về nhân lực: chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Tỉnh cũng định hướng phát triển các khu đại học thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
    • Sẵn sàng cải cải: quyết liệt đẩy mạnh cải tạo hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ. Quyết tâm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, lấy thước đo niềm tin, sự hài long của doanh nghiệp là mục tiêu cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế.
    • Sẵn sàng hỗ trọ: tiếp tục tham mưu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư vào Bắc Ninh thông qua mô hình bác sĩ doanh nghiệp, tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Thực hiện tiếp nhận phản ánh kiến nghị tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính qua được dây nóng

Quy mô cụm công nghiệp ở Bắc Ninh

Bên cạnh các KCN tập trung, tỉnh đã quy hoạch 32 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 864.89ha. Trong đó có 22 CCN đã đi vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các CCN (tính theo dự án được duyệt) đạt 5,026 tỷ đồng. Trong số 22 CCN đang hoạt động sản xuất kinh doanh; có 6 CCN do UBND cấp xã làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật (thành lập BQL dự án).

Các CCN này thu hút hơn 25,200 lao động, chủ yếu là người địa phương. Bao gồm: CCN Phong Kế (thành phố Bắc Ninh); CCN Đình Bảng I, CCN Tương Giang. CCN MẢ Ong, châu Khê thị xã Từ Sơn) và CCN Đại Bái (Gia Bình). CCN Đông Thọ và CCN Tân Chi đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; đáp ứng yêu cầu về việc tiếp nhận và xử lý nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp.

Trải quả hơn 20 năm hình thành và phát triển; các CCN đã đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp; nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh; giải quyết vấn đề lao động, việc làm; làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị đã đề ra là đưa Bắc Ninh chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale