Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư | Bình Phước là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, được tái lập từ năm 1997 sau khi tách ra từ tỉnh Sông Bé (cũ). Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ. Bình Phước là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia, với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ. Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở.

Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Bình Phước là nơi bắt nguồn của nhiều sông, suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 – 0,8 km/km², lớn nhất là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các sông suối ở Bình Phước đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai.

Thế mạnh của Tỉnh

Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng diện tích cây lâu năm khoảng 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Phước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Song song với việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác đổi mới cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, đề ra những định hướng đúng, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, mở rộng liên kết, liên doanh trong đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, không ngừng nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh, làm giàu cho đất nước và giải quyết việc làm cho người dân.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư

Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.873,56 km2.

  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông;
  • Phía Nam giáp tỉnh Bình Phước;
  • Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai;
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh;
  • Phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 111 xã, phường, thị trấn , gồm:

01 thành phố : Đồng Xoài;

03 thị xã : Phước Long, Bình Long, Chơn Thành;

07 huyện : Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng

Dân số

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc sinh sống. Tính đến hết năm 2022, dân số của tỉnh ước 1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước).

Lực lượng lao động của tỉnh ước năm 2022 là 604.976 người, tăng 0,26% (khoảng 1.598 người so với năm 2021), trong đó nữ là 281.320 người, khu vực thành thị 151.214 người. Cơ cấu lao động có việc làm năm 2022 có sự chuyển dịch rõ theo hướng chuyển dần lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tăng 1,00%, chiếm 97,99% trong lực lượng lao động, tương ứng tăng khoảng 5.875 lao động so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện nay trên toàn tỉnh Bình Phước có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: dân tộc kinh, dân tộc Stieng, dân tộc Khmer, dân tộc Mnông, dân tộc Hoa, dân tộc Tày, dân tộc Nùng… trong đó dân tộc thiểu số đông nhất là dân tộc Stieng.

Hai tôn giáo lớn ở tỉnh là Phật giáo và Công giáo được phân bố đều ở các huyện, thị. Đạo Tin Lành tập trung ở huyện Phước Long, Bình Long, Bù Đăng; Đạo Cao Đài tập trung ở huyện Bình Long, Phước Long và Lộc Ninh.

Giáo dục

Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển GD&ĐT của Đảng, Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn chú trọng xây dựng, phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân, tạo điều kiện cho mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh tiếp cận và bảo đảm công bằng giáo dục, chất lượng giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ. Đến nay toàn tỉnh có có 430 trường, trong đó 388 trường công lập, 42 trường ngoài công lập, với trên 247 nghìn học sinh.

Về cơ sở vật chất, Bình Phước có 7.791 phòng học, 1.008 phòng bộ môn, 800 phòng phục vụ học tập, 601 phòng chức năng. Ngành giáo dục tỉnh Bình Phước còn thiếu khoảng 1.500 giáo viên mới đáp ứng đủ nhu cầu. Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục – đào tạo.

Về giao dục nghề, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỉnh Bình Phước thu hút từ 40 – 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 10% lực lượng lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.

Tỉnh Bình Phước hiện có 3 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp.

Tỉnh đang có đề án tiến hành nâng cấp một số trường:Nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước thành Trường Đại học Bình Phước và nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Bình Phước thành Trường cao đẳng y tế Bình Phước.

Hạ tầng giao thông

Đầu tư, phát triển giao thông kết nối vùng được Bình Phước xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ các nút thắt về thu hút đầu tư, rút ngắn khoảng cách giao thương giữa các địa phương và khu vực; tạo sự phát triển chung về kinh tế-xã hội. Xác định được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế – xã hội, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bình Phước đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp, mở rộng hàng ngàn kilomet đường. Trong đó có các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 13, quốc lộ 14, ĐT741, ĐT759…

Tỉnh Bình Phước có hệ thống giao thông thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, đều đã được nhựa hóa. Mạng lưới đường tỉnh đã nối thông từ tỉnh lỵ đến trung tâm các huyện và liên kết giữa các huyện với nhau. 108/111 số xã đã có đường giao thông được nhựa hóa đến Trung tâm xã, đảm bảo giao thông thuận tiện trong cả mùa mưa. Mạng lưới giao thông được đầu tư hoàn thiện hằng năm đã tạo nền tảng vững chắc cho thu hút, mời gọi đầu tư, tạo đà cho kinh tế Bình Phước vươn mình, cất cánh. Nhờ cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, Bình Phước nhanh chóng trở thành điểm đến của các nhà đầu tư.

Đường sắt

Trong quy hoạch, tuyến đường sắt xuyên Á, đi qua tỉnh Bình Phước (Sài Gòn – Lộc Ninh) với 114km, nối liến 28 quốc gia, được đánh giá là một trong dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu, kết nối thêm với Đắc Nông nhằm giải quyết nhu cầu vận chuyển khoáng sản và nông – lâm sản từ Bình Phước xuống các cảng biển ở Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu.

Đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến năm 2021, Bình Phước có 3 tuyến quốc lộ đi qua bao gồm quốc lộ 13, 14 và 14C, 15 tuyến đường tỉnh, 325 tuyến đường đô thị, 2.135 tuyến đường xã, 241 tuyến đường chuyên dùng và tuần tra biên giới. Tổng chiều dài theo đo đạc là 9.102 km với 64,17% đã hoàn thành nhựa hóa. Tháng 9/2021, Thủ tướng đã phê duyệt đoạn cao tốc TP.HCM – Chơn Thành và hiện nay Bình Phước đang cùng TP.HCM và Bình Dương thảo luận về việc xây dựng tuyến cao tốc này.

Trên các tuyến Quốc lộ có 23 cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài là 857,4m, tải trọng 25 tấn. Trên các tuyến đường tỉnh, có 49 cầu với 1995,98 mét, trong đó phần lớn các cầu có kết cấu BTCT, chỉ còn một số ít có tải trọng thấp.

Đến năm 2020-2025

 Dự kiến đến năm 2020-2025 sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu Hoa Lư với tuyến đường sắt đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã phê duyệt 3 tuyến quốc lộ khác sẽ được thực hiện trong thời gian tới là QL13B, QL13C và QL55B từ Bình Phước đi Cát Tiên, nối với đường 20 đi Lâm Đồng.

Hiện, Bình Phước đang tích cực phối hợp với các bên nhằm triển khai xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước), cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường Hồ Chí Minh, đường ĐT 753 kết nối đi sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải.

Cảng cạn

Tỉnh Bình Phước cũng có 3 hệ thống sông lớn chảy qua bao gồm sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Tuy nhiên, lợi thế đó vẫn chưa được Bình Phước sử dụng để vận chuyển hàng hóa hay hành khách.

Bình Phước có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và nhiều KCN nhưng không có cảng biển. Tỉnh có 2 cảng cạn. Một cảng ở KCN Minh Hưng (Chơn Thành); một cảng ở cửa khẩu Hoa Lư, đã bắt đầu thi công. Ngoài ra, tỉnh đang quy hoạch bổ sung một cảng cạn khác ở KCN Nam Đồng Phú – Bắc Đồng Phú. Như vậy sẽ có tất cả 3 cảng cạn, đủ đáp ứng nhu cầu kho bãi, logistics cho các ngành công nghiệp, dịch vụ trong thời gian tới..

Tỉnh Bình Phước phát triển kinh tế năm 2022

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đồng thời lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển. Năm 2022, Tỉnh Bình phước đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội. Điển hình như:

+ Tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng 9,1%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra 7 – 7,5%). Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,66%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 16,24% (riêng công nghiệp tăng 18,7%), dịch vụ tăng 8,73%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,06%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 5%;

+ GRDP bình quân đầu người ước đạt 85,1 triệu đồng (tương đương 3.550 USD), tăng 11,6% so với năm 2021.

+ Thu ngân sách năm 2022 của tỉnh là 14.535 tỷ đồng, bằng 119% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 102% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 6% so với năm 2021 (theo báo cáo của UBND tỉnh).

+ Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,46%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 43,19%; khu vực dịch vụ chiếm 31,43%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,92% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là: 24,13%; 39,77%; 31,94%; 4,16%).

Phản ánh Sức mạnh Kinh tế Tăng Trưởng Ngoạn Mục của Tỉnh trong Năm 2022

 + Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 20,05% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng cao 21,17%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,15%; ngành khai khoáng giảm 8,69%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,86%.

+ Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp năm 2022 tăng 4,37% so năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,58%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 48,72% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 29,26%.

+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 3.850 triệu USD, tăng 10% so với năm trước, đạt 100% kế hoạch đề ra.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện được 65.067,13 tỷ đồng, tăng 35,76% so cùng kỳ năm trước, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 54.078,41 tỷ đồng, tăng 31,97% (trong đó: lương thực, thực phẩm tăng 31,43%); doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 6.302,16 tỷ đồng, tăng 43,12%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 9,99 tỷ đồng, tăng 547,33%; doanh thu dịch vụ khác đạt 4.676,58 tỷ đồng, tăng 83,85%.

+ Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 31.433,33 tỷ đồng, tăng 17,79% so với cùng kỳ năm trước và bằng 36,17% GRDP, trong đó: vốn khu vực Nhà nước đạt 6.912,52 tỷ đồng, chiếm 21,99%, tăng 28,86% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 17.521,50 tỷ đồng, chiếm 55,74%, tăng 16,71%; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6.999,31 tỷ đồng, chiếm 22,27%, tăng 15,55%.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước đầu tư phát triển

Bất động sản công nghiệp Bình Phước tuy phát triển chậm hơn so với khu vực TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai nhưng bù lại chi phí vốn bỏ ra lại thấp hơn nhiều mà liên kết vùng so với khu vực khác cũng không kém hơn dựa vào các kế hoạch nâng cấp mở rộng mạng lưới giao thông quan trọng để tạo liên kết vùng điển hình như: Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn.

Bình Phước có lợi thế về quỹ đất “sạch” sẵn sàng cho phát triển Công nghiệp.  Hiện nay, tỉnh Bình Phước 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích 380 ha; trong đó, có 11 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,66%, trong đó có 7 khu công nghiệp đã lấp đầy 100%.

Bình Phước: Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Công Nghiệp và Liên Kết Vùng

Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài. Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư với hơn 28.364ha, giáp với Vương quốc Campuchia, giao thông thuận lợi kết nối với Lào và Thái Lan , trong đó khu vực trung tâm đã phê duyệt quy hoạch là 3.535,17ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động và nhiều cụm công nghiệp khác đã được phê duyệt, quy hoạch tại các vị trí thuận lợi nằm trên trục đường chính nối liền với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào tỉnh.

Bình Phước là trung tâm kết nối Tây Nguyên – Tây Nam Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có cảng trung chuyển quốc tế hàng không và hàng hải; trong đó Tp. Hồ Chí Minh là hạt nhân, đầu tàu. Bình Phước nằm trên hành lang Đông – Tây kết nối vùng Tây Bắc ASEAN có tiềm năng phát triển rất lớn.

Thời gian tới Bình Phước cần tiếp tục phát triển công nghiệp, tạo thành hành lang công nghiệp cho cả khu vực.Tỉnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp với việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, xem đây là ưu tiên hàng đầu; quy hoạch lại công nghiệp trên tuyến giao thông kết nối, làm bệ đỡ về dịch vụ cho vùng và Tp. Hồ Chí Minh.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước thu hút đầu tư
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale