Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh | Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung, phía nam sông Lam, thiên nhiên không mấy ưu đãi. Địa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biền.

Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên gần 6.000 km2, dân số trên 1,3 triệu người, trong đó độ tuổi lao động chiếm 52,6%. Hà Tĩnh giàu truyền thống văn hóa – cách mạng, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, các khu kinh tế động lực cùng nhiều dự án trọng điểm, Hà Tĩnh hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát triển, trở thành điểm đến thành công của các nhà đầu tư.

Hà Tĩnh là cửa ngõ hướng ra biển, nằm trên trục giao thông huyết mạch, là cửa ngõ xuất nhập khẩu, điểm trung chuyển hàng hóa ngắn nhất của khu vực Bắc Trung Bộ với Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối với đường hàng hải quốc tế. Với nhiều ưu thế về vị trí địa lý, Hà Tĩnh hội tụ tiềm năng trở thành cửa ngõ giao thương kinh tế, đưa logistics thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển cảng biển, vận tải biển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics không chỉ cho vùng Bắc Trung bộ, mà cả cho nước bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan và phía Nam Trung Quốc.

  • Giai đoạn 2021 – 2030

Định hướng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển kinh tế xanh – bền vững; xây dựng Hà Tĩnh thành trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Với tiềm năng lợi thế về địa lý, tài nguyên, truyền thống văn hóa và con người, khát vọng và quyết tâm đổi mới vươn lên cùng với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, Hà Tĩnh đã và đang mời gọi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến tham quan, khảo sát và thực hiện đầu tư. Xem thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh, Hà Tĩnh thực sự là điểm đến hấp dẫn và an toàn đối với các nhà đầu tư.

Vị trí địa lý

Hà Tĩnh có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An.
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Bình.
  • Phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammouancủa Lào.
  • Phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ)

Đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

1 thành phố: Hà Tĩnh;

2 thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh

10 huyện: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã

Dân số

Hà Tĩnh có dân số trung bình năm 2021 ước tính 1.314.056 người, tăng 1,34% so với năm 2020 (tăng 17.434 người).

Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh có số lượng tín đồ Công giáo đồng nhất toàn quốc.

Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Y tế

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 18 bệnh viện và hơn 200 trạm y tế, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh của nhân dân.

Giáo dục

Hà Tĩnh hiện có 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 3 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề. Số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động.

Du lịch

Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Các danh lam thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8, thuận lợi giao thông đi lại.

Hà Tĩnh nổi tiếng về “Văn vật Hồng Lam” với các di chỉ khảo cổ hủ Dầu, ú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Đức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yến, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cỗ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4.

Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.

Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển theo hướng hiện đại

Với vị trí trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh nằm trên các trục giao thông quan trọng, mang tính chiến lược như quốc lộ 8, quốc lộ 12, trở thành một trong những cửa ngõ lớn, có nhiều lợi thế trong liên kết, hợp tác phát triển với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây. Để phát huy lợi thế về vị trí địa lý, Hà Tĩnh luôn xác định tầm quan trọng của đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tạo tiền đề cho phát triển KT-XH.

Trong năm 2021, vốn đầu tư công BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh được giao là hơn 403 tỷ đồng cho 14 công trình, dự án. Trong đó, dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội – Thạch Khê – Vũng Áng giai đoạn 2 là 151 tỷ đồng; dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.553 là 34 tỷ đồng; dự án đường nối quốc lộ 1 đi Khu du lịch biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hơn 88 tỷ đồng.

  • Năm 2022

Hà Tĩnh dự kiến đầu tư cải tạo mặt đường, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đường Quang Trung và bổ sung một đơn nguyên cầu Hộ Độ, trị giá 157 tỷ đồng; xây dựng đường Hàm Nghi kéo dài, trị giá 386 tỷ đồng, cải tạo, nâng cấp ĐT.553 đoạn từ Lộc Yên đến đường Hồ Chí Minh, trị giá 266 tỷ đồng.

Hà Tĩnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt để nâng cấp mạng lưới giao thông, nhằm xây dựng hệ thống hạ tầng GTVT đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu vận chuyền, lưu thông hàng hóa, đưa nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.

Đường bộ

Hà Tĩnh hiện có 8 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 492,50km, kết nối giữa các địa bàn nội tỉnh, liên vùng và quốc tế. Thời gian tới, sẽ có hai tuyến cao tốc, gồm cao tốc Bắc – Nam phía Đông dài 108km được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 và tuyến cao tốc Vũng Áng từ Khu kinh tế Vũng Áng đến cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) kết nối với Lào và các nước trong khu vực, dự kiến đầu tư sau năm 2030.

Mạng lưới đường bộ toàn tỉnh có tổng chiều dài là 16.655,16km. Riêng hệ thống đường Quốc lộ và đường tỉnh có dài là 850,03km, trong đó đường tỉnh có 10 tuyến với tổng chiều dài là 357,53km. Các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh đã hình thành nên hệ thống trục dọc, trục ngang kết hợp với hệ thống đường GTNT tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Hà Tĩnh liên hoàn, hợp lý kết nối thuận tiện giữa các vùng miền trong tỉnh, với các tỉnh khác và với nước bạn Lào.

Trục dọc Bắc – Nam, bao gồm: Đường bộ ven biển; Quốc lộ 1; Tuyến Tùng Ảnh – Khe Gạo; Đường Hồ Chí Minh; Đường bộ cao tốc Bắc Nam và đường tuần tra biên giới.

Trục Ngang Đông Tây: Tuyến Quốc lộ 8, 8B; Tuyến Thạch Hải – Phúc Đồng; Tuyến Cửa Nhượng – Mốc N9; Tuyến Vũng Áng – Mỹ Sơn – Mụ Gia (Quốc lộ 12C); Tuyến Quốc lộ 15, 15B; Hệ thống đường ngang nối đường Hồ Chí Minh; Trục Đông Tây 1; Trục Đông Tây 2; Trục Đông Tây 3.

Đường sắt

Đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh là 71km, khổ đường 1m. Trên tuyến có 2 ga hàng hóa, 8 ga hành khách chủ yếu là ga xép; tuy đã có ga hành khách chính (Yên Trung) được đầu tư trong thời kỳ 1999-2004 nhưng quy mô nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, đoạn tuyến đường sắt qua địa bàn Hà Tĩnh có độ dốc lớn, quanh co, thường bị ngập lụt, xói lở nền vào mùa mưa lũ. Đường bộ nối với các ga hàng hóa còn bị hạn chế ảnh hưởng xấu đến việc liên kết giữa vận tải đường sắt và đường bộ.

Đường sông

Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều dài ngắn; lưu vực nhỏ, tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ. Toàn tỉnh có trên 30 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400km; trữ lượng khoảng 9 – 10 tỷ m3/năm. Tổng lưu vực của các con sông khoảng 5.924km2.

Hà Tĩnh có 9 tuyến sông với chiều dài 437km. Tổng chiều dài tuyến sông đưa vào quản lý khai thác vận tải trên địa bàn tỉnh là 246,5km. Các tuyến sông này cho phép vận tải các loại tàu thuyền, xà lan từ 10 – 150 tấn.

Đường biển

Với chiều dài 137km bờ biển, có 4 cửa biển lớn thuận lợi cho việc vận tải ven biển. Hiện tại tỉnh có 2 cảng biền: Cảng Xuân Hải và cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương;

Bến Cảng Xuân Hải với vai trò là vệ tinh cho cảng chính Vũng Áng; hiện có 2 cầu bến gồm Cầu bến số 1 có chiều dài 42m; rộng 16m, độ sâu trước bến -4,5m; có thể tiếp nhận tàu 2.000DWT và Cầu bến số 2 có chiều dài 63m; rộng 12m, độ sâu trước bến -4,5m, có thể tiếp nhận tàu 2.000DWT; Kho chứa hàng của các Bến cảng Xuân Hải có diện tích 1.350m2. Sản lượng hàng qua cảng các năm thường đạt bình quân 120-130 ngàn T/năm.

Khu bến tổng hợp Vũng Áng: Cảng Vũng Áng có độ sâu tự nhiên vào loại tốt nhất Việt Nam; có vị trí rất thuận lợi trong mạng lưới giao thông đường bộ với nước bạn Lào; vùng đông bắc Thái Lan và rất gần các tuyến đường hàng hải chính trong khu vực.

Hiện đang vận hành khai thác 2 bến gồm Bến số 1 với chiều dài cầu bến 195m; chiều rộng 28m, độ sâu trước bến -11m, công suất thiết kế 460 ngàn T/năm; diện tích kho chứa hàng 3.200m2, diện tích bãi 7.040m2 và Bến số 2 với chiều dài cầu bến 270m; rộng 31m, độ sâu trước bến -13m, công suất thiết kế 860 ngàn T/ năm; diện tích kho chứa hàng 5.040m2, diện tích bãi 17.800m2; Các bến này đã tiếp nhận được tàu chở hàng tồng hợp trọng tải 3 – 4,5 vạn DWT; tàu chở dăm gỗ trọng tải 5,5 vạn DWT.

Phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch COVID-19 và một số dịch bệnh trong chăn nuôi, giá chi phí đầu vào tăng,… nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung, nỗ lực phòng, chống dịch, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đề tháo gỡ khó khăn, duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, đạt được kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực.

– Tốc độ tăng trưởng tăng 5,02% so với năm 2020, xếp thứ 4 trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung.

– GRDP bình quân đầu người ước đạt 67,03 triệu đồng/người/năm (tăng 4,91 triệu đồng/người/năm so với năm 2020).

– Tổng thu ngân sách đạt 16.550,93 tỷ đồng, bằng 135,9% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh giao (12.180 tỷ đồng), bằng 138,1% kế hoạch Trung ương giao (11.985 tỷ đồng).

– Thu xuất nhập khẩu đạt 8.056,93 tỷ đồng, đạt 155,5% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh và Trung ương giao (5.180 tỷ đồng), đạt 118,5% so với dự toán (6.800 tỷ đồng).

– Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,52%, công nghiệp – xây dựng chiếm 43,95%, dịch vụ chiếm 31,76%, khu vực thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,77%.

– Thu hút được 52 dự án đầu tư, trong đó: 51 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 14.600 tỷ đồng và 01 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD.

– Tổng vốn đầu tư đạt 27.314 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch và tăng 5,06% so với cùng kỳ năm trước.

– Thành lập mới 1.086 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 13.259 tỷ đồng (tăng 15,6% về số lượng và 80% về số vốn đăng ký).

– Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, tăng 66,7%;

– Kim ngạch nhập khẩu đạt 3,3 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.

– Chỉ số giá CPI tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước.

– Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên có việc làm là 675.634 người, chiếm 97,56% so với lực lượng lao động và tăng 3,25% so với năm 2020.

– Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2021 là 22.568 người, đạt 102,58% kế hoạch, tăng 13,45% so với năm 2020.

Mục tiêu năm 2022:

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 8,5-9%;

– GRDP bình quân đầu người đạt 71 triệu đồng;

– Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 96 triệu đồng/ha.

– Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,48% so với cùng kỳ 2021.

– Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 43.000 tỷ đồng;

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 dự kiến đạt 45.200 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2021;

– Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

– Thu ngân sách trên địa bàn đạt 16.300 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 7.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu 8.500 tỷ đồng.

– Thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả;

– Có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM; 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 01 huyện đạt chuẩn NTM.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2050; đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012.

Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030; tầm nhìn đến năm 2050 là phát huy mọi tiềm năng; lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người đề xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh công nghiệp; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển bền vững về kinh tế; công bằng về xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ; và duyên hải miền Trung.

Tỉnh đặt mục tiêu năm 2025; GRDP bình quân đầu người cao hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ và năm 2030; trở thành tinh khá của cả nước với GRDP bình quân gần 7.000 USD; nâng lên 17.700 USD vào năm 2045 và 26.000 USD vào năm 2050. Cũng theo tầm nhìn 2050, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh hiện có 2 khu kinh tế trọng điểm Quốc gia là; Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; 2 khu công nghiệp Hạ Vàng và Gia Lách thuộc Quy hoạch khu công nghiệp Quốc gia; và 23 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; được tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu sẵn sàng triển khai các dự án.

Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Gia Lách
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Hạ Vàng
Khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn dòng điện; nguồn nước cho sản xuất và dân sinh. Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin phát triển nhanh, kết nối rộng khắp; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc chất lượng cao trong nước và quốc tế. Tỉnh còn được biết đến là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản như titan, vàng, mangan, granit; nước khoáng nóng…

Hà Tĩnh đã thành lập 7 KCN tại địa bàn thị xã Kỳ Anh và các huyện Kỳ Anh; Can Lộc và Nghi Xuân. 03 KCN được quy hoạch với tổng diện tích 766 ha, gồm: Khu công nghiệp Gia Lách; huyện Nghi Xuân (350 ha); Khu công nghiệp Hạ Vàng, huyện Can Lộc (300 ha); Khu công nghiệp Vũng Áng I, KCN Phú Vinh và KCN Hoành Sơn nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng; với tổng diện tích 357,76 ha; Khu công nghiệp Hạ Vàng và Khu công nghiệp Gia Lách; thuộc quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  • Khu kinh tế và khu công nghiệp

Đến thời điểm hiện nay, tại các KKT và KCN Tinh có 189 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó: KKT Vũng Áng thu hút 152 dự án đầu tư; gồm 57 dự án FDI với số vốn đăng ký 15.767,879 triệu USD; và 95 dự án DDI với số vốn đăng ký 60.194 tỷ đồng; KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thu hút 27 dự án DDI với số vốn đăng ký 2.199tỷ đồng; KCN Gia Lách thu hút 10 dự án DDI với số vốn đăng ký 825,9 tỷ đồng.

KKT Vũng Áng thu hút 18.128 người lao động đang làm việc (17.035 lao động Việt Nam; 1.093 lao động nước ngoài); KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và KCN Gia lách thu hút 1.278 người lao động.

Khu kinh tế Vũng Áng rộng hơn 22.700 ha, là một trong 8 nhóm KKT trọng điểm của quốc gia, với nhiều thế mạnh như trung tâm luyện gang thép lớn nhất Việt Nam, trung tâm năng lượng lớn và có nhiều lợi thế về hệ thống cảng biển nước sâu để phát triển dịch vụ logistics; KKT cửa khẩu Cầu Treo là một trong các cửa khẩu quốc tế trọng điểm của Việt Nam với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển hợp tác giữa Việt Nam với Lào và Thái Lan. KKT được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước, biến những vùng cát hoang vu “ngủ quên” bấy lâu trở thành vùng kinh tế động lực của Bắc Trung Bộ và cả nước.

  • Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo là một trong các cửa khẩu quốc tế trọng điểm của Việt Nam với vị trí thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển hợp tác giữa Việt Nam với Lào và Thái Lan. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã thống nhất chủ trương thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới theo mô hình “Hai quốc gia một chính sách” nhằm đa dạng hóa thủ tục hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào và các nước trong khối ASEAN.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook