Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam hút đầu tư | Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.057.474 ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,… Quảng Nam có địa lý vô cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm với những vẻ đẹp hoang sơ, nhiều loại sản vật quý hiếm. Có 125 km bờ biển cát trắng, nắng vàng, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh nên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Lợi thế

Tỉnh Quảng Nam có đường biên giới Việt Nam-Lào dài trên 157 km. Với vị trí địa lý này, Quảng Nam là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng. Hơn thế nữa,; có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cùng Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyền thế giới; Quảng Nam được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là tỉnh có truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng kiên cường; đặc biệt, Quảng Nam vinh dự có Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ…

Có thể nói Quảng Nam hội đủ điều kiện để đầu tư, phát triển. Đặc biệt, Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai – khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.

Vị trí địa lý

Tỉnh có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng
  • Phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
  • Phía tây giáp tỉnh Sekong, Lào
  • Phía đông giáp Biển Đông.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm:

2 thành phố: Tam Kỳ, Hội An

1 thị xã: Điện Bàn

15 huyện: được chia thành 241 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 25 phường, 13 thị trấn, 203 xã: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và

Phú Ninh

Dân số

Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1.495.812 người, với mật độ dân số trung bình là 149 người/km, đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng duyên hải Nam Trung Bộ, 34,3% dân số sống ở đô thị và 65,7% dân số sống ở nông thôn.

Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) chiếm 65,4% dân số. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 880 nghìn người.

Giáo dục

Tính đến năm 2020, Quảng Nam có 3 trường đại học; 8 trường cao đẳng; 07 trường TCCN; 799 trường học từ cấp mầm non đến THPT, trong đó có 510 trường đạt chuẩn quốc gia; hơn 11 nghìn lớp học với hơn 349 nghìn học sinh.

Du lịch

Nhắc đến các địa điểm du lịch Quảng Nam, chắc hẳn ai ai cũng đều quá quen thuộc phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương…ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.

Quảng Nam là một trong các tỉnh có nhiều địa điểm du lịch lý tưởng như: có 02 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là đô thị cổ Hội An, Đền tháp Mỹ Sơn; du lịch biển, đảo với các bãi biển đẹp (Cửa Đại, Bằng An, Cù Lao Chàm, Hà My, Tam Thanh, Bãi Rạng), trong đó Cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; du lịch sinh thái được phát triển trên các làng nghề và làng dân tộc (làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng Triêm Tây).

Quảng Nam còn có một nền văn hoá dân gian rất phong phú. Có thể nói nhiều điệu hò, điệu lý, điệu vẻ, câu hát do người Quảng Nam sáng tác ra để thể hiện tình cảm độc đáo của mình giữa người với người, giữa người với cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch.

Hạ tầng giao thông

Quảng Nam là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ; có hai thành phố trực thuộc, vừa có núi, có biển với bờ biển dài 125 km. Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển và có tuyến Quốc lộ 1 đi qua.

Đường bộ

Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh được xây dựng theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Quốc lộ 1 đi qua địa phận 7 huyện, thành phố: Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện Bàn.

Ngoài tuyến đường quốc lộ IA, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua địa bàn tỉnh, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được đầu tư xây dựng, phát triển mạnh, tạo điều kiện giao thông thông suốt giữa đồng bằng và miền núi của tỉnh; giữa các huyện, xã trong tỉnh.

Bên cạnh đó còn có Quốc lộ 14, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14E. Hệ thống đường tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ.

Đường sắt

Quảng Nam có trục đường sắt Việt Nam đi qua, có chiều dài 95 km với 7 ga tàu, đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước.

Đường hàng không

Cảng hàng không Chu Lai – Quảng Nam là một trong sáu cảng hàng không hiện đại của Việt Nam. Sân bay Chu Lai với diện tích 2.300 ha, có 2 đường băng cho hạ cất cánh với tổng chiều dài 4.877m, 5 đường lăn chính và 3 sân đỗ máy bay.

Đường sông

Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỷ Hà

Cảng biển

Tỉnh Quảng Nam có 02 cảng biển: cảng Kỳ Hà và cảng Tam Hiệp. Hệ thống cảng Kỳ Hà tiếp nhận tàu 20.000 DWT, cảng Tam Hiệp tiếp nhận tàu 10.000 DWT; hệ thống kho bãi, xưởng cũng được nâng cấp, mở rộng với diện tích gần 100 nghìn m2; lượng hàng hoá qua cảng Kỳ Hà và cảng Tam Hiệp trên 1,6 triệu tấn; nạo vét luồng vào cảng, nạo vét sông Trường Giang, sông Cổ Cò. Khai thác các tuyến đường nối từ bờ ra đảo, kết nối các điểm du lịch hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi (Cửa Đại, Cù Lao Chàm, Kỳ Hà tỉnh Quảng Nam và Sa Kỳ, Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi).

Cửa khẩu biên giới Việt-Lào

Quảng Nam có cửa khẩu Đặc-Ta- Ooc thuộc huyện Nam Giang và cửa khẩu (phụ) Ka- Làm thuộc huyện Tây Giang.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội

Hạ tầng điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, chất thải

Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp.

Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định.

Hệ thống bưu chính viễn thông:

Tính đến quý III/2022, Quảng Nam đã hoàn thành phủ sóng hạ tầng viễn thông và đường truyền cáp quang đến 100% xã (241/241 xã), hơn 96,5% đối với các thôn.

Toàn tỉnh có 1,19 triệu thuê bao điện thoại (trong đó, 26.226 thuê bao điện thoại cố định, mật độ điện thoại là 73,77 máy/100 dân); 159.764 thuê bao internet. Tỉnh cũng đã hoàn thành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại 8/20 điểm cầu sở, ban, ngành và 100% điểm cầu cấp huyện, xã. Hệ thống LGSP của tỉnh đã kết nối với 11/14 CSDL do Trung ương chia sẻ qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).

Đối với công tác triển khai xã thông minh, toàn tỉnh đã thiết lập hạ tầng viễn thông và triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ công tác hoạt động ứng dụng, chỉ đạo điều hành của cho 100% xã trên địa bàn; 100% xã có điểm phục vụ dịch vụ bưu chính; 100% xã sử dụng phần mềm Qoffice và một cửa điện tử.

Kết quả phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 và khắc phục thiên tai, bão lụt, sạt lở đất,…mà vẫn đảm bảo tăng tưởng kinh tế ổn định.

+ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 60.464 tỷ đồng, tăng 5,04% so với cùng kỳ năm 2020.

+ Quy mô nền kinh tế là hơn 102.654 tỷ đồng.

+ Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 14,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,68%, trong đó công nghiệp chiếm 28,37%; khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 32,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 18,45%.

+Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người 67,5 triệu đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ.

+ Doanh thu du lịch năm 2021 đạt 480 tỷ đồng, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm

2020.

+ Nông nghiệp duy trì với mức tăng trưởng ổn định 3,56%.

+ Tỷ lệ che phủ rừng xấp xỉ đạt kế hoạch năm 2021 (đạt 59,25%).

+Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 23.772 tỷ đồng, đạt 122,85% so với dự toán; trong đó, thu nội địa 19.560 tỷ đồng, đạt 122,25% so với dự toán; thu xuất nhập khẩu 4.124 tỷ đồng, đạt 123,09% so với dự toán.

+ Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, tăng 40,5%; nhập khẩu đạt 2,01 tỷ USD, tăng 16%. + Tổng vốn đầu tư công năm 2021 giải ngân hơn 5.773 tỷ đồng, đạt 79%.

Kết quả phát triển kinh tế 9 tháng đầu năm 2022:

Qua 9 tháng năm 2022, kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Nam tiếp tục khởi sắc, tăng trưởng trên hầu hết các lĩnh vực; khu vực công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế; khu vực dịch vụ tăng trưởng khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại, đặc biệt hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

+ GRDP 9 tháng năm 2022 tăng gần 13,2% so với cùng kỳ, xếp vị thứ 8/63 tỉnh, thành phố cả nước; xếp thứ 2/5 trong Khu vực trọng điểm kinh tế Miền Trung; đứng thứ 4/14 tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung về tốc độ tăng trưởng kinh tế; dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 của tỉnh tăng trên 10%, cao hơn so với năm 2021 (5,04%), vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao đầu năm (7,5-8%).

+ Cơ cấu GRDP 9 tháng năm 2022 khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 14,9%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 34,7%; khu vực dịch vụ chiếm 32,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 17,7%.

+ Đến cuối tháng 9/2022, cả tỉnh có 999 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 10,26% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký đạt 6.185 tỷ đồng, giảm 13,98% so với cùng kỳ; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 505 doanh nghiệp, tăng 33,58%.

+ Quảng Nam đã cấp mới 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 28,94 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực là 194 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD và cấp mới 51 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 8368,98 tỷ đồng, nâng tổng số dự án trong nước còn hiệu lực là 964 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 242 nghìn tỷ đồng.

Theo quy hoạch mục tiêu của tỉnh đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển toàn diện văn minh, hiện đại, mọi người dân thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả của xã hội Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể sau:

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 dự báo đạt 9,3%/năm, trong đó giai đoạn 2021 − 2025 đạt bình quân 8,30%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10,25%/năm; tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 195,2 triệu đồng/người (tương đương 7.690 USD); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Nông, lâm và thủy sản chiếm 9,9%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 36,2%; Dịch vụ chiếm 34,4%…

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Qua 25 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông chậm phát triển, Quảng Nam đã có những bước đột phá để trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Hiện toàn tỉnh có 14 KCN với tổng diện tích gần 3.677ha; trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động và 4 KCN đang triển khai. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 8.925 tỷ đồng và thực hiện 3.600 tỷ đồng (40%). Đến nay, đã thu hút được 225 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 151 dự án đầu tư trong nước và 74 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 78.446 tỷ đồng.

KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải
KCN cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải
Khu công nghiệp Tam Anh-Hàn Quốc-Quảng Nam
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam hút đầu tư
Khu công nghiệp (KCN) Thuận Yên- Quảng Nam
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam hút đầu tư

Năm 2021, các KCN Quảng Nam vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,056 tỷ USD; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,8 tỷ USD; giải quyết việc làm ổn định cho 55.000 lao động địa phương. Sự phát triển của các KCN, cụm công nghiệp (CCN) làm thay đổi diện mạo và quy mô công nghiệp, tạo chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế Quảng Nam giai đoạn 1997 –

2022.

Phần lớn dự án đầu tư vào các KCN tỉnh đều có công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại. Sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao so với các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước, góp phần làm tăng GTSXCN trên toàn tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định tập trung phát triển công nghiệp, đưa Khu KTM Chu Lai thành đầu tàu thúc đẩy sự phát triển tỉnh Quảng Nam.

Ban Quản lý các KCN và khu kinh tế Quảng Nam cũng khảo sát, đề xuất 3 KCN mới gồm:

KCN Nam Thăng Bình (449,43ha), KCN Bắc Thăng Bình (239ha) và KCN Phú Xuân (108ha), bổ sung vào quy hoạch. Dự kiến phát triển thêm 4.000ha đất KCN tại các vị trí mới trên đường Võ Chí Công, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, quốc lộ 14D, 14E… Theo quy hoạch từ nay đến năm 2035, Quảng Nam sẽ phát triển 93 CCN với quy mô 2.759ha. Năm 2021, trong 55 CCN tập trung đã có 179 dự án đầu tư đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 6.382 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 29.718 lao động địa phương.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook