Khu công nghiệp TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Khu công nghiệp TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

Khu công nghiệp TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam | Thành phố Tam Kỳ được thành lập tại Nghị định số 113 ngày 29/9/2006 của Chính phủ, bao gồm 9 phường, 4 xã của Thị xã Tam Kỳ, diện tích gần 100,26Km2. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung.

Tam Kỳ có các yếu tố tự nhiên rất đặc trưng, sở hữu 5 con sông (gồm sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bản Thạch, Sông Đầm và sông Kỳ Phú), 5 ngọn núi (gồm núi Dài, núi Cấm, núi Baty, đồi An Hà, đồi Trà Cai). Ngoài ra, TP còn được nuôi dưỡng bởi bờ biển dài, đồng ruộng trù phú, liên kết với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: hồ Phú Ninh, địa đạo Kỳ Anh, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai. Những năm qua, TP.Tam Kỳ đã tích cực đầu tư về mọi mặt và trở thành trung tâm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, TP.Tam Kỳ đặt mục tiêu sẽ tập trung phấn đấu trở thành đô thị loại 1 vào năm 2025.

Tam Kỳ trở thành đô thị loại 1

Theo Đề án xây dựng Tam Kỳ trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh chuẩn bị trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giai đoạn 2021 2030, thành phố có nhu cầu vốn 44.500 tỷ đồng để đầu tư phát triển đô thị loại 1. Trong đó vốn trung ương – ODA khoảng 6.100 tỷ đồng, vốn tỉnh 4.800 tỷ đồng, vốn thành phố, các huyện 2.750 tỷ đồng và xã hội hóa khoảng 30.900 tỷ đồng.

Đến nay, thành phố Tam Kỳ tập trung phát huy lợi thế tiềm năng, đầy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Phát triển văn hoá – xã hội ngang tầm với vị thế trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của một tỉnh giàu truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh – quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Quá trình đô thị hóa tại Tam Kỳ đang diễn ra mạnh mẽ và từng bức được ghi nhận, góp phần đáng kể cho sự thay đổi bộ mặt đô thị, giúp tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh mẽ cả về thế và lực.

Vị trí địa lý

Thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Thăng Bình
  • Phía nam giáp huyện Núi Thành
  • Phía tây giáp huyện Phú Ninh
  • Phía đông giáp biển Đông.

Đơn vị hành chính

Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

9 phường: Tân Thạnh, An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Trường Xuân .

4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh.

Dân số

Dân số năm 2019 là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km Y tế

TP Tam Kỳ có 6 bệnh viện và 2 trung tâm khám chữa bệnh.

Giáo dục

Hiện TP tam Kỳ có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp cùng 9 trường PTTH, 10 trường THCS và 14 trường tiểu học. Do vậy, đáp ứng tốt nhu cầu học tập đào tạo của người dân.

Hạ tầng giao thông

Giao thông ở Tam Kỳ có nhiều thuận lợi. Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ có những tuyến đường giao thông trọng điểm chạy qua gồm:Tuyến Quốc lộ 1 A,Tuyến Quốc lộ 40 B,Tuyến Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Tuyến đường sắt Bắc Nam, Tuyến ĐT 614,Tuyến đường ven biển và đường sắt Bắc- Nam chạy xuyên qua địa phương. Ngoài ra, Tam Kỳ còn có đường liên huyện: Tam Kỳ- Phú Ninh- Tiên Phước- Trà My, Tam Kỳ- Phú Ninh- Hiệp Đức…..Nhìn chung, các tuyến giao thông đường biển, đường bộ, đường sắt đã tạo

điều kiện cho Tam Kỳ mở rộng việc tiếp xúc, giao lưu, phát triển kinh tế và văn hóa giữa các vùng, miền trong và ngoài tỉnh.

Hơn nữa, Tam Kỳ cách sân bay Chu Lai khoảng 25km, nên giao thông hàng không cũng vo cùng thuận lợi.

Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Tam Kỳ năm 2022

6 tháng đầu năm 2022, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả tốt. Kinh tế phục hồi và phát triển khá; một số khoản thu ngân sách cơ bản đạt tiến độ. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có những chuyển biến tích cực.

– Giá trị công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 4.551 tỷ đồng, đạt hơn 52% kế hoạch và tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021;

– Ngành thương mại dịch vụ 10.726 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch và tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2021.

– Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gần 950 tỷ đồng, đạt hơn 47% so với dự toán

tỉnh và hơn 46% dự toán HĐND thành phố giao. Trong đó, nguồn thu do thành phố quản lý 313 tỷ đồng, đạt 49% dự toán HĐND thành phố và tăng 18% so với cùng kỳ.

Phát triển khu công nghiệp thành phố Tam Kỳ

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, thành phố Tam Kỳ trở thành trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, kinh tế thành phố có những chuyển biến tích cực, công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và tỉnh nói riêng. Việc thu hút các dự án mới trong ngành công nghiệp được triển khai có hiệu quả… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện một bước đáng kể.

Trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp là Tam Thăng 1 và Tam Thăng 2 đang hoạt động. Một số cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch và xây dựng.

Khu công nghiệp Tam Thăng tỉnh Quảng Nam
Khu công nghiệp Tam Thăng tỉnh Quảng Nam
Khu công nghiệp Tam Thăng 2 tỉnh Quảng Nam
Khu công nghiệp Tam Thăng 2 tỉnh Quảng Nam
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook