Khu công nghiệp TP Móng Cái – Quảng Ninh

Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh | Thành phố Móng Cái những năm gần đây nổi lên như một mũi nhọn phát triển kinh tế của Quảng Ninh. Móng Cái khẳng định vị trí của một “cửa ngõ” quan trọng hướng ra thế giới khi có cả đường biên giới, cửa khẩu trên đất liền và trên biển. Là hạt nhân tăng trưởng của Khu Kinh tế cửa khẩu sôi động nhất của Quảng Ninh, Móng Cái đã phát huy tốt những tiền năng, lợi thế và dư địa để phát triển kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế biên mậu, du lịch, dịch vụ, logistics. Nhiều nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Sun Group, FLC, T&T, Ecoland, Amata, Bến Thành Holdings… đã đến nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất ý tưởng đầu tư các dự án quy mô lớn, đột phá.

Móng Cái là thành phố đông dân thứ 4 của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là khoảng 516,55km2. Đây là một thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Đây là thành phố cửa khẩu, có đường biên giới đất liền là 72km, tiếp giáp với Trung Quốc, nằm bên dòng sông Ka Long. Móng Cái có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền Nam Trung Quốc, có 50 km bờ biển..

Khu kinh tế cửa khẩu sầm uất bậc nhất cả nước

Sở hữu khi kinh tế cửa khẩu sầm uất bậc nhất cả nước với nhiều lợi thế riêng có, sau 10 năm phát triển mạnh mẽ, đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm phát triển kinh tế – xã hội của Móng Cái được đầu tư đồng bộ, gắn với việc triển khai thực hiện 2 quy hoạch chiến lược Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động một số dự án, công trình động lực như dự án cầu phao tạm Km3+4 phường Hải Yến, cảng ICD Thành Đạt; lối mở cặp chợ biên giới Pò Hèn (Việt Nam) – Thán Sản (Trung Quốc); cầu Bắc Luân 2 và đường dẫn; mở rộng, nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Mô hình khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam được thí điểm áp dụng lần đầu tiên tại Cửa khẩu Móng Cái từ năm 1996. Đến nay, qua 25 năm phát triển, Móng Cái đã trở thành một trong những khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước, chiếm tới 40% tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II và cầu phao Km 3+4 Hải Yến của Móng Cái đều tăng cáo, gấp từ 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thành phố Móng Cái ngày càng lớn mạnh

Sự tăng trưởng của kinh tế cửa khẩu đã trở thành lực đẩy giúp thành phố Móng Cai ngày càng lớn mạnh, là mũi nhọn trong trọng tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Khu kinh tế cửa khẩu đã tạo nên hành lang phát triển mới, hình thành các khu dân cư nhộn nhịp, góp phần nâng cao đời sống đồng thời đảm bảo quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.

Với quan điểm “Doanh nghiệp thành công, Móng Cái thành công”, tận dụng chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, ở Móng Cái đang được thực hiện tiện lợi hóa thông quan qua cửa với thời gian nhanh nhất theo mô hình “Một cửa, một lần dừng”, cho tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trong 5 năm gần đây đạt 24 tỷ USD. Không chỉ có các điều kiện thuận lợi trong nước, vừa qua, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã cho phéo cửa khẩu Đông Hưng là 1 trong 6 cửa khẩu được chỉ định xuất nhập khẩu hoa quả.

Thành phố Móng Cái đã thành lập Trung tâm giao dịch hoa quả châu Á – Thái Bình Dương để hỗ trợ, kết nối xuất khẩu nông sản, hải sản, hoa quả…

Giai đoạn 2015-2020

Chỉ tính riêng giai đoạn 2015-2020, vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của Thành phố Móng Cái đạt trên 3.550 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư xã hội đạt 19.065 tỷ đồng, tăng bình quân 31,18%/năm; vốn FDI đạt trên 1.526 tỷ USD.

TP Móng Cái đã được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh từ năm 2018. Để có thể xây dựng TP Móng Cái trở thành đô thị loại I trên cơ sở sáp nhập 2 địa giới hành chính là Móng Cái và Hải Hà; mở rộng không gian đô thị, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; tổ chức lại khu đô thị, khu dân cư; phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái bền vững hiện đại theo hướng “1 trục, 2 vùng, 3 trung tâm”, thì quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái cần phải được điều chỉnh.

Ngày 16/3/2021 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã mở ra không gian phát triển mới cho thành phố Móng Cái nói riêng và cả Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

Vị trí địa lý

Thành phố Móng Cái có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc

Phía tây giáp huyện Hải Hà

Phía nam giáp huyện đảo Cô Tô và vịnh Bắc Bộ

Phía bắc giáp khu Phòng Thành thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cange, Quảng Tây, Trung Quốc.

Đơn vị hành chính

Thành phố Móng Cái có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó bao gồm:

8 phương: Bình Ngọc, Hải Hòa, Hải Yên, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú;

9 xã: Bắc Sơn, Hải Đông, Hải Sơn, Hải Tiến, Hải Xuân, Quảng Nghĩa, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.

Hạ tầng giao thông phát triển đột phá

Móng Cái là Thành phố cửa khẩu biên giới, cửa ngõ liên vùng Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, cầu nối quan trọng hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc,… có vị trí chiếm lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng , an ninh, đối ngoại của tỉnh Quang Ninh và cả nước. Với lợ thế địa lý “giáp biển, giáp biên giới”, Móng Cái có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á.

TP Móng Cái có quốc lộ 18 đi qua đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đây cũng là điểm cuối của dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái.

Bên cạch đó, Móng Cái rất thuận lợi về đường hàng không khi sân bay Vân Đồn; đã đi vào hoạt động đầu năm 2019; cách 80km nếu đi đường cao tốc đến Móng Cái khoảng 50 phút; cách sân bay Cái Bi – Hải Phòng 210km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 300km; Sân bay tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) cách 220km; đi đường cao tốc đến Móng Cái khoảng 02 giờ đồng hồ. Cùng với đó, hệ thống dịch vụ logistics đáp ứng tốt như cầu bốc xếp, vận chuyển; lưu giữ hàng hóa với 17 kho ngoại quan, 25 kho hàng hóa, bến; bãi bốc xếp diện tích trên 115.000m2.

Đường bộ:

Mạng lưới giao thông kết nối vùng, liên vùng thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa: quốc lộ 18A hiện có, tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, kết nối với cao tốc Vân Đồn – Hạ Long và Hải Phòng – Hà Nội.

Cửa khẩu

TP có các cửa khẩu và lối mở xuất nhập hàng hóa sang Đông Hưng (Trung Quốc) rất thuận tiện như: cầu Bắc Luân 1, cầu Bắc Luân 2, cầu Phao Tạm – cảng cạn ICD Thành Đạt, Lối mở Pò Hèn – Thán Sản…

Cảng khẩu

Móng Cái có cảng khẩu Vạn Gia, cảng biển nước sâu Hải Hà nối với cảng quốc tế Cái Lân, cảng Hải Phòng ( Việt Nam)

 Và cảng Kỳ Xá, Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng (Trung Quốc);

Đường thủy

Móng Cai có sông Ka Long là đường thủy nội địa quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa thương mại Việt – Trung với 10 bến cảng dọc 2 bên bờ sông.

Tình hình phát triển kinh nhiệm kỳ 2015-2020 và đầu năm 2021

  • Thành phố Móng Cái tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm (2015-2020) tăng 15,02%/năm (tăng 0,02 so với chỉ tiêu đề ra);
  • Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, khu vực dịch vụ và công nghiệp đạt trên 91% (Nghị quyết đề ra đạt trên 90%); trong đó: tỷ trọng khu vực dịch vực dịch vụ đạt 55,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 35,2%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 8,9%.
  • Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 10.533 tỷ đồng, tăng bình quân 12,9%/năm, trong đó thu nội địa đạt 5.372,6 tỷ đồng, tằn bình quân 14,2%/năm (tăng 2,9% so với chỉ tiêu).
  • Tổng chi ngân sách 5 năm đạt 4.753 tỷ đồng trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.664 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với giai đoạn trước.
  • GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 5.051 USD/người/năm, tăng gấp hai lần so với thời điểm năm 2015.
Với những giải pháp quyết liệt, năm 2021, TP Móng Cái đã đạt được một số kết quả sau:
  • Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thành phố ước đạt hơn 17.300 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2020;
  • Thu NSNN trên địa bàn ước đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm trước, trong đó thu nội địa đạt hơn 1.300 tỷ đồng, đạt 101,3% so dự toán và tăng 79,7% so với năm trước;
  • Thành phố thu hút thêm 305 doanh nghiệp đưa hàng hóa làm thủ tục hải quan tại Móng Cái.
  • Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả nổi bật: 12 thôn đạt chuẩn NTM, 21 vườn mẫu, 598 hộ kiểu mẫu, 2 xã (Vạn Ninh, Bắc Sơn) đạt NTM nâng cao; xã Vạn ninh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040

Ngày 16/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040.

Theo Quyết định, Quy mô lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trên diện tích khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất tự nhiên là 69.399 ha và diện tích mặt biển là 51.798 ha.

Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được quy hoạch:
  • Là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ, của vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ và hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái –Phòng Thành (Trung Quốc);
  • Là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Qảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
  • Là khu du lịch quốc gia có tính chất du lịch biển đảo, thương mại cửa khẩu; là đô thị biển hiện đại và bền vững; là khu vực có vị trí đặc biệt về chiến lược, quan trọng vế quốc phòng, an ninh
Mô hình cấu trúc của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái:
  • 3 hành lang gồm: hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 18; hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng; hành lang sinh thái và biên giới;
  • 2 vùng phát triển động lực: thành phố Móng Cái và Khu đô thị – công nghiệp cảng biển Hải Hà
Cấu trúc phát triển không gian chia thành 5 khu vực chính:
  • Khu A – Khu trung tâm thành phố Móng Cái;
  • Khu B – Khu vực Hải Hà;
  • Khu C – Trung tâm dịch vụ tích hợp;
  • Khu D – Khu vực du lịch biển đảo phía Nam;
  • Khu E – Dịch vụ thương mại vùng biên và phát triển nông thôn mới.

Tầm nhìn đến năm 2040, quy mô dân số Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái là khoảng 460.000 – 470.000 người; lượng khách du lịch đạt 8 – 9 triệu lượt/năm; diện tích đất xây dựng khoảng 24.400 – 26.000ha.

Phát triển khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

Ngày 10/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2021/QĐ-TTg về việc thành lập; Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái bao gồm toàn bộ thành phố Móng Cái; và khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà càng khẳng định tầm quan trọng chiến lược của thành phố. Diện tích tự nhiên khu kinh tế khoảng 121.197 ha; trong đó diện tích đất liền 66.197 ha và diện tích mặt biển là 55.000 ha.

TP Móng Cái xác định các trụ cột và cơ cấu phát triển kinh tế là: dịch vụ, công nghiệp; xây dựng và nông nghiệp; mũi nhọn là dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển. TP tập trung hàng đầu vào tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; giữ vững “thành phố xanh” an toàn để thúc đẩy thương mại XNK hàng hóa liên thông; giữ đà tăng trưởng trong khu vực.

Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

TP cũng xác định khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh, bền vững; tận dụng cơ hội cao tốc Vân Đồn – Móng Cái hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ nâng cấp hạ tầng chiến lược, dịch vụ cảng biển và logistics, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược.

Giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030

Thành phố đang khẩn trương thực hiện chủ trương của tỉnh về điều chỉnh quy hoạch dự án. Tổ hợp sản xuát công nghiệp Lục Lầm thành tổ hợp CCN Lục Lầm; lập hồ sơ, phương án đề nghị bổ sung quy hoạch 3 cụm phía Nam sông Lục Lầm; và điều chỉnh CCN Tây Móng Cái ra khỏi quy hoạch phát triển CCN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt kế hoạch về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến; chế tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2020, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 51,82% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; với tốc độ tăng trưởng cả năm tăng 13,5%, đóng góp 6,02 điểm % vào mức tăng trưởng chung. Trong đó, ngành công nghiệp tăng cao với chỉ số sản xuất tăng 11,98% so với năm 2019.

Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 trên 10%; tổng thu NSNN trên địa bàn không thấp hơn 51.000 tỷ đồng; song song với tích cực lấy lại đa tăng trưởng của các ngành; lĩnh vực bị ảnh hưởng sâu với dịch bệnh; tỉnh Quảng Ninh xác định khu vực công nghiệp– xây dựng; tiếp tục trở thành trụ cột tăng trưởng quan trọng; trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cùng những công trình hạ tầng; động lực được kỳ vọng tạo ra những đột phá phát triển mới.

Bám sát mục tiêu trên, hàng loạt giải pháp căn cơ, khả thi đã được xây dựng. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục cải cách hành chính; tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

Hiện, TP Móng Cái có Khu công nghiệp Hải Yên; được xây dựng từ năm 2005 với tổng diện tích 182 ha. Đây là Khu công nghiệp duy nhất thuộc khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. KCN Hải Yên có một vị trí đắc địa, nằm ngay tại cửa ngõ của TP Móng Cái.

Đây là một thành phố cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất trên tuyến biên giới phía Bắc Quảng Ninh; đồng thời là điểm cuối của 2 hành lang; Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh và Quảng Tây – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Từ KCN đến các tỉnh; thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc Việt Nam; và phía Nam Trung Quốc được kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông hiện đại; đồng bộ bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Khu công nghiệp (KCN) Hải Yên - Quảng Ninh
Khu công nghiệp TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh

KCN có hệ thống giao thông nội bộ với hai làn đường chính rộng 33m, đường vành đai rộng 21,25m. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiên đại. Trong đó, cung cấp điện 110/22kv với công suất 2x1MVA; Cấp nước; 6.500 m3/ngày; Xử lý nước thải công suất: 4.000m3/ngày.

KCN được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; 10% trong thời hạn 15 năm – Miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; – Thuế thu nhập cá nhân được miễn 50%.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook