Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình | Thành phố Ninh Bình được hình thành ở của nước ngã ba sông Thành phố Ninh Bình còn có một mỹ danh là Thành phố ngã ba. Thành phố ngã ba sông với các ngã ba tạo ra từ 3 sông Hoàng Long, sông Vân, sông Sắt đổ vào sông Đáy. Thành phố ngã ba giao thông với hệ thống 3 Quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 38B và 3 tuyến cao tốc có điểm nút tại đây. Thành phố ngã ba khu vực bởi Ninh Bình nằm giáp với 3 khu vực kinh tế: vùng duyên hải Bắc Bộ – vùng Hà Nội – duyên hải miền Trung và 3 khu vực địa lý – văn hóa: Tây Bắc – Châu thổ sông Hồng – Bắc Trung Bộ.

  • Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị

Thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Ninh Bình. Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối ở phía nam của vùng. Thành phố Ninh Bình có vị trí giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi cho phát triển thương mại và du lịch. Thành phố Ninh Bình trở thành trung tâm nằm giữa 7 thắng cảnh quốc gia, bao gồm: Khu dự trữ sinh quyền đồng bằng sông Hồng ở vùng biển Kim Sơn; Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: Khu du lịch Nhà thờ Phát Diệm; Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long: Khu du lịch hồ Đồng Thái và sân golf 54 lô hô Yến Thắng: Vườn Quốc gia Cúc Phương).

Thành phố Ninh Bình hiện là đô thị loại II Thành phố Ninh Bình hiện là đô thị loại II. Theo quy hoạch đô thị Ninh Bình, thành phố Ninh Bình đang được xây dựng trở thành đô thị loại I và là một trung tâm dịch vụ, du lịch và là đô thị đầu mối giao thông ở cửa ngõ của miền Bắc. Quy hoạch cũng xác định mục tiêu phát triển thành phố Ninh Bình sẽ trở thành thành phố có diện tích gấp 3 hiện nay, khoảng 21.052 ha.

Vị trí địa lý

Thành phố Ninh Bình có diện tích 48,37 km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Yên Khánh và huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Các phía còn lại giáp huyện Hoa Lư.

Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình
Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Đơn vị hành chính

Thành phố Ninh Bình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn, Phúc Thành, Tân Thành, Thanh Bình, Vân Giang và 3 xã Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến.

Hệ thống giao thông TP Ninh Bình nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường sắt và đường bộ. Đây là vị trí cửa ngõ miền Bắc. Thành phố Ninh Bình hướng tới mục tiêu trở thành đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.

Đường bộ:

Thành phố Ninh Bình là đầu mối của 2 dự án đường cao tốc Việt Nam: Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Thanh Hóa Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định-Hải Phòng – Quảng Ninh Thành phố còn là điểm tụ của 3 Quốc lộ sau: Quốc lộ 1A ( 40 km); Quốc lộ 10 ; Quốc lộ 38B

Đường thuỷ:

Thành phố có 2 cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng. Thứ nhất là cảng Ninh Phúc hiện là cảng sông có quy mô lớn ở miền Bắc, đồng thời là một trong những càng nội địa lớn nhất Việt Nam. Càng đảm bảo nhận tàu cỡ 3000 DWT cập bến, công suất đạt 2,5 triệu tấn/năm. Cảng Ninh Phúc nằm ở bờ trái sông Đáy, đảm bảo công tác vận tải đường thủy các tuyến giao thông đường thủy Cưa Đáy – Ninh Bình, Ninh Bình – Hà Nội, Ninh Bình – Nam Định – Hải Phòng – Quảng Ninh, Ninh Bình – Thanh Hóa.

Gần Cảng Ninh Phúc là cảng Ninh Bình có công suất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu biển trên 3.000 DWT và 1.000 DWT ra vào thuận lợi. 2 cảng sông này đều nằm trong danh sách

Đường sắt:

TP Ninh Bình có Ga Ninh Bình thuộc trung tâm thành phố.

Quy hoạch thành phố Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thành phố Ninh Bình được quy hoạch thành đô thị loại I, TP Ninh Bình là trung tâm văn hóa – lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế.

Khi trở thành đô thị loại I, TP Ninh Bình sẽ có diện tích 21.052 ha bao gồm: toàn bộ TP Ninh Bình và Hoa Lư hiện tại xã Gia Sinh của Gia Viễn, xã Sơn Lai và một phần diện tích của xã Sơn Hà của Nho Quan, một phần diện tích của xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc TP Tam Điệp, xã Mai Sơn của Yên Mô và hai xã Khánh Hòa, Khánh Phú của Yên Khánh. Gần như 3 mặt của nội thành Ninh Bình có ranh giới là ba con sông: sông Đáy ở phía đông, sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Chim và sông Bến Đang ở phía tây. Như vậy toàn bộ quần thể di sản thế giới Tràng An tương lai sẽ thuộc nội thành Ninh Bình.

Quy hoạch thành phố Ninh Bình có tính chất lập quy hoạch như sau:
  • Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và du lịch của Ninh Bình
  • Thành phố Ninh Bình là trung tâm văn hóa – lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế:
  • Thành phố Ninh Bình là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ
  • Thành phố Ninh Bình là vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.

Theo kế hoạch quy hoạch thành phố Ninh Bình thì thành phố sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa tâm, bao gồm:

  • Đô thị trung tâm sẽ tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình với thị trấn Thiên Tôn
  • Các khu vực đô thị phụ khác sẽ là đô thị Bái Đính và các trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn được kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị và vùng cảnh quan di sản văn hóa thiên nhiên và quần thể danh thắng Tràng An.
  • Vùng sinh thái nông nghiệp là vùng đệm xanh bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An và hạn chế phát triển lan tỏa của khu vực đô thị trung tâm.

Kinh tế TP Ninh Bình

  • Những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Ninh Bình có nhiều khởi sắc.

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2020 đạt 14,1%;

+ Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 42.517,2 tỷ đồng; tăng 6,35% so với năm 2019; cao thứ 4 vùng đồng bằng sông Hồng và cao thứ 10 toàn quốc;

+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 đạt 23.115 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019. Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) toàn tinh tăng 6,54% so với năm 2019:

+ Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 25 543,6 tỷ đồng; tăng 6,4% so với năm 2019:

+ Tổng giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt gần 2.449 triệu USD; tăng 0,7% so với năm 2019:

+ Giải quyết việc làm cho trên 20,7 nghìn lao động;

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ;

+ Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng.

+ Mạng lưới thương mại, dịch vụ được xây dựng và củng cố; đã hình thành các khu trung tâm thương mại như: Vân Giang, Đông Thành;

+ Kinh tế phát triển ổn định và có bước tăng trưởng; nguồn thu ngân sách cao tạo điều kiện để thành phố đầu tư cải tạo; nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị khang trang, hiện đại;

Năm 2021, thành phố Ninh Bình đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng doanh thu; của các cơ sở sản xuất kinh doanh bình quân từ 14,5%/năm trở lên; thu ngân sách 850,5 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 2.200 người…

  • Nhiệm kỳ 2020-2025

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu; phát triển thành phố Ninh Bình trở thành đô thị “văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường”. Để hiện thực hoá, thành phố đã nhanh chóng triển khai các giải pháp; trong đó chú trọng xây dựng và quản lý đô thị giai đoạn mới.

Phát triển khu công nghiệp TP Ninh Bình

So với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; thành phố Ninh Bình không phải là một trung tâm công nghiệp lớn và còn khá non trẻ. Lĩnh vực công nghiệp chủ yếu vẫn là xây dựng và vật liệu xây dựng. Nhờ có vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường sắt và đường bộ.Thành phố Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài.

Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Khu công nghiệp TP Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

Hiện thành phố có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Ninh Phúc – Khánh Phú; và khu công nghiệp Phúc Sơn.

Khu công nghiệp Khánh Phú có tổng diện tích 334 ha, trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Các loại hình sản xuất chủ yếu: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm; than (sàng tuyển) 300,000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền.

Khu công nghiệp Phúc Sơn có tổng diện tích 145ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc; lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm.

Ngoài ra, Thành phố Ninh Bình còn có 02 cụm công nghiệp là CCN Ninh Phong và CCN Cầu Yên; với tổng diện tích 62,3 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư 880 tỷ đồng. Hiện tỷ lệ lấp đầy đạt 71%.

  • Theo quy hoạch phát triển đến năm 2030, TP Ninh Bình quy hoạch mới 1 khu công nghiệp. Cụ thể như sau:

Các khu công nghiệp đã được phê duyệt sẽ được giữ nguyên và dự kiến sẽ tập trung nguồn lực; để nâng cấp để thu hút thêm nhiều vốn đầu tư.

Khu công nghiệp Tam Điệp; sẽ là khu công nghiệp công nghệ mới được quy hoạch có vị trí gần hồ Núi Đá. Như vậy thì khu vực sẽ thu hút được các dự án đầu tư vào công nghệ sạch; và công nghệ cao trên khu công nghiệp Tam Điệp thuộc thành phố Ninh Bình.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale