Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh có diện tích: 56.865 HA – Thời hạn: 2077 được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại quyết định số 72//2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006. KKT có diện tích 22.781ha, thành lập trên cơ sở khu công nghiệp – cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình – Nam Hà Tĩnh. KKT Vũng Áng được thành lập với mục tiêu xây dựng, phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với các trụ cột như công nghệ luyện kim, năng lượng, logistics, dịch vụ cảng biển… Trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, phù hợp với phát triển vùng và kết nối với các trung tâm kinh tế trong khu vực.
Đặc biệt, KKT Vũng Áng là một trong 5 KKT ven biển được chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư. Theo đó, đây sẽ là trung công nghiệp luyện thép, công nghiệp phụ trợ, nhiệt điện và cảng biển nước sâu của khu vực miền Trung và cả nước, là 1 trong 3 đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.
Hiện có 2 khu công nghiệp đang hoạt động
Trong KKT Vũng Áng hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, bao gồm: KCN Vũng Áng 1(200ha); KCN Phú Vinh (200ha) và KCN Hoành Sơn 41,76ha đang triển khai xây dựng.
Mục đích thành lập khu kinh tế Vũng Áng là khai thác lợi thế vị trí địa lý tự nhiên (gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.
Hàng loạt dự án lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng Vũng Áng, khu công nghiệp Vũng Áng 1.
Hiện nay, đang thi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất Cell Pin của Tập đoàn Vingroup gần 500 triệu USD, đồng thời đang xúc tiến đầu tư nhiều dự án quy mô khác. Tập đoàn Vingroup sẽ khởi công 4 dự án nằm trong tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô và cảng biển kết hợp logistics, du lịch nghỉ dưỡng tại khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Tổng vốn đầu tư dự kiến của các dự án này lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Từ khi thành lập đến nay, hiện có 880 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, với khoảng gần 20.000 lao động.
KKT Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triển công nghiệp và đô thị; thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất này một địa hình đa dạng, phong phú, có điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đặc biệt là du lịch biển.
Hà Tĩnh xác định xây dựng khu kinh tế Vũng Áng là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vị trí
KKT Vũng Áng có vị trí tại 9 xã nằm ở phía Nam thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm: xã Kỳ nam, phường Kỳ Phương, xã Kỳ Lợi, phường Kỳ Long, phường Kỳ Liên, phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Trinh, xã Kỳ Hà và xã Kỳ Ninh.
Về ranh giới
Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông
Phía nam giáp tỉnh Quảng Bình
Phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và thị trấn Kỳ Anh.
Vị trí đắc địa
Với địa thế “tọa sơn, hướng thủy” khi tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển Đông, KKT Vũng Áng nằm ngay trên trục giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông – Tây rất thuận lợi cho sự giao thương khi dễ dàng kết nối với mọi vùng trong cả nước theo quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam. Bên cạnh đó, theo quốc lộ 8A và quốc lộ 12 kết nối với đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến nước CHDCND Lào và các tỉnh đông bắc vương quốc Thái Lan.
Cơ sở hạ tầng
Vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ; chính sách thu hút đầu tư thông thoáng; nguồn lao động tại chỗ tương đối chủ động… chính là nền tảng vững chắc để khu công nghiệp (KKT) Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh trở thành điểm đến hấp dẫn, “bến đỗ” an toàn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những lợi thế không nhỏ, KKT Vũng Áng đã và đang trở thành “đầu tầu” để kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh phát triển nói riêng, khu vực Bắc Miền Trung và cả nước nói chung.
Giao thông nội bộ
Hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế hoàn chỉnh, đấu nối với các tuyến đường đã có của mạng lưới giao thông khu vực, các trục đường nội bộ 2-4 làn đường.
Hệ thống điện
Nguồn điện cấp cho Vũng Áng là hệ thống điện quốc gia khu vực miền Trung, thông qua lưới điện 500KV và 220KV và các nhà máy điện đặt trực tiếp trong khu kinh tế. Quy hoạch KKT Vũng Áng cũng bao gồm 1 trung tâm điện lực với cụm 4 nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 4.800 MW và 10 tổ máy nhiệt điện của Tập đoàn Formosa công suất 1.500MW. Nhu cầu sử dụng điện của toàn khu kinh tế đến năm 2025 là 1.792MW.
Hệ thống chiếu sáng công cộng
Mạng điện chiếu sáng đường được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt, được bố trí dọc theo các trục đường giao thông.
Hệ thống nước
Qua từng giai đoạn, nguồn nước cấp cho hoạt động của các dự án của khu kinh tế Vũng Áng được lấy từ hồ Kim Sơn, hồ thượng sông Trí, hệ thống thủy lợi Rào Trổ, đạp dâng Lạc Tiến. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025 tại khu kinh tế Vũng Áng khoảng 1 triệu m3/ngày-đêm.
Cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương
Cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương nằm tại trung tâm KKT Vũng Áng; có lợi thế độ sâu tự nhiên lớn; hàng năm độ sa bồi ít nên có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn lên đến; 350.000 DWT, gồm bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng… cụm cảng này còn có; luồng hàng hải ngắn (cahcs phao số khoảng 1,7 hải lý); thuận lợi để kết nối với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế đến các nước; Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.
Hiện tại, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch; đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng; tiếp chuyển một phần hàng quá cảnh cho Lào và đông bắc Thái Lan.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của khu kinh tế (KKT) Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh
1. Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên; vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ; nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước.
2. Xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng để trở thành khu kinh tế tổng hợp; đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là:
a) Phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ ti tan…); các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.
b) Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương bao gồm; việc đầu tư và khai thác có hiệu quả liên hợp cảng; phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển; để tạo thành một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của vùng Bắc Trung Bộ.
c) Xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng; đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển; (khu du lịch Kỳ Ninh, khu du lịch Kỳ Nam, khu du lịch Đèo Con) trở thành; các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.
3. Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển KKT Vũng Áng
Cùng với các KKT khác; của khu vực miền Trung để sau năm 2010, tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết; chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng; trung tâm công nghiệp luyện kim – dịch vụ cảng biển – du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ; và trở thành cầu nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.
4. Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu vực; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Tĩnh; đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho khu kinh tế.
Kế hoạch phát triển KKT Vũng Áng
- Hà Tĩnh đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025; thu hút vốn đăng ký đầu tư mới vào khu kinh tế Vũng Áng đạt 3,5-5,5 tỷ USD; (vốn thực hiện khoảng 60-70%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả giai đoạn đạt 55.000-60.000 tỷ đồng.
- Còn giai đoạn 2026-2030, mục tiêu sẽ thu hút vốn đăng ký đầu tư mới đạt 4-7 tỷ USD; (vốn thực hiện khoảng 60-70%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả giai đoạn đạt 100.000-120.000 tỷ đồng.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696