Vị trí địa lý
Tiềm năng BĐS công nghiệp tỉnh Hải Dương | Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1,662km2. Vị trí tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố:
- Phía bắc giáp với tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Đơn vị hành chính
Tỉnh Hải Dương là một trong những trung tâm hành chính của vùng kinh tế quan trọng phía Bắc. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Bao gồm: 2 thành phố (Hải Dương, Chí Linh), 1 thị xã (Kinh Môn), 9 huyện. Toàn tỉnh có 235 đơn vị hành chính cấp xã với 47 phường, 178 xã và 10 thị trấn.
Dân số và trình độ học vấn
Theo thống kê năm 2020, dân số tỉnh Hải Dương là 2,348,145 người. Trong đó 57% dân số trong độ tuổi lao động và là tỉnh đông dân nhất miền Bắc. Hải Dương còn sở hữu quỹ đất dồi dào và nguồn lao động chất lượng cao. Lao động của tỉnh hầu hết đều có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương 5 năm gần đây không ngừng được nâng lên. Bình quân hàng năm, tỉnh Hải Dương có khoảng trên 2,000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học; 36,500 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Hệ thống giáo dục của tỉnh Hải Dương phát triển nhanh. Hệ thống đào tạo đầy đủ loại hình từ đại học đến giáo dục nghề nghiệp.
Quy mô giáo dục
Hiện trên địa bàn tỉnh có 05 trường đại học, 10 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp. Mỗi năm quy mô tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hơn 28,000 người. Đây là lợi thế giúp tỉnh Hải Dương trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Hệ thống giao thông
Hải Dương với lợi thế hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố hợp lý. Nó bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả trong ngoài nước rất thuận lợi. Hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. Điều này tạo điều kiên thuận lợi cho kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển.
– Đường bộ
- Đường bộ có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I,
- 4 làn xe đi lại thuận tiện, gồm:
Quốc lộ 5 dài 44km từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng.
Quốc lộ 18 dài 20km từ Nội Bài Hà Nội qua tỉnh Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh.
Quốc lộ 183 nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quốc lộ 37 dài 12.4km.
Quốc lộ 38 dài 14km và 13 tuyến đường liên tỉnh dài 258km cùng 352.4km đường huyện và 1,448km đường xã.
– Đường sắt
Tuyến đường sắt Thành phố Hà Nội- thành phố Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5. Tuyến này nhằm đáp ứng vận chuyển hàng hóa, cũng như hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
– Đường thủy
Đường thủy với 400km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300,000 tấn/năm cùng hệ thống bến bãi đáp ứng vận tải hàng hóa thuận lợi.
Phát triển công nghiệp tỉnh Hải Dương
Hải Dương ngoài là điểm trung chuyển quyết định mạng lưới logistics ở miền Bắc. Tỉnh hòa với quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng trên cả nước. Những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh luôn chú trọng việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Đồng thời, cũng tăng cường các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Chính quyền của tỉnh Hải Dương đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp. “Theo hướng hiện đại, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số”. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ là một trong những trụ cột chính. Mục đích nhằm phát huy tối đa thế mạnh vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng liên vùng.
Thu hút đầu tư
Tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh Hải Dương đã có 477 dự án đầu tư nước ngoài cấp mới. Tổng số vốn đầu tư thu hút cả cấp mới và tăng thêm 8,979.5 triệu USD. Dự án ngoài khu công nghiệp có 234 dự án với số vốn 4,131.9 triệu USD. Dự án trong khu công nghiệp có 243 dự án với số vốn 4,847.6 triệu USD. Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đạt 6,285 triệu USD. Thu hút trên 200,000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 5 năm đạt 9,1%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 74.4 triệu đồng (3,200 USD).
Mục tiêu tăng trưởng
Đến nay toàn tỉnh có 11 KCN được đầu tư hạ tầng đồng bộ, 38 cụm công nghiệp được thành lập. Trong đó, 8 cụm công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng. Năm 2021, tỉnh Hải Dương phê duyệt thành lập mới cho 6 khu công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2025, Hải Dương là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại. Điều này tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề ra chỉ tiêu cho nhiệm kỳ 2020-2025:
- GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 115 triệu đồng ( tương đương 4,800 USD).
- Năm 2030 đạt 200 triệu đồng ( tương 7,700 USD). Trong đó:
Thu nhập thực tế bình quân đầu người/năm đạt 85 triệu đồng (năm 2025), đạt 140 triệu đồng (năm 2030).
Trên đây là một vài nét sơ lược về tỉnh Hải Dương. Chúng tôi mong muốn giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước, một cái nhìn khái quát tiềm năng nhất về phát triển công nghiệp và logistics của tỉnh Hải Dương.
Tiềm năng BĐS công nghiệp tỉnh Hải Dương
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696