Huyện Thạch Thất – Hà Nội phát triển khu công nghiệp

Huyện Thạch Thất – Hà Nội phát triển khu công nghiệp

Huyện Thạch Thất – Hà Nội phát triển khu công nghiệp | Huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai – tỉnh Sơn Tây, trước Cách mạng tháng 8/1945. Năm 1948 huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 12/08/1991 chuyển huyện Thạch Thất từ Hà Nội về tỉnh Hà Tây (cũ). Tỉnh Hà Tây năm 2008 sáp nhập về thành phố Hà Nội. Hiện nay huyện Thạch Thất là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Thạch Thất là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 32km. Trên địa bàn huyện có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc; quốc lộ 21A – điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận, tạo cho Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi về giao lưu phát triển, thương mại, văn hóa xã hội.

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Trong những năm qua, trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của địa phương, kinh tế Thạch Thất đã có bước chuyển thực sự và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ngoài việc đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững, huyện tập trung vào quy hoạch sản xuất và chăn nuôi theo vùng với nhiều mô hình đa dạng. Huyện Thạch Thất rất chú trọng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển mạnh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng sẵn có.

Đặc biệt, với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,… trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp sôi động nhất trong toàn tỉnh Hà Tây trước đây và là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội hiện nay.

Vị trí địa lý

Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Phúc Thọ

Phía tây giáp huyện Ba Vì và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Phía nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Phía bắc giáp thị xã Sơn Tây

Đơn vị hành chính

Huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

Thị trấn Liên Quan (huyện lỵ)

22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, hạ Bằng, Hương ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Thất là 202,05km2, dân số năm 2020 khoảng 242.786 người. Mật độ dân số đạt 1.360 người/km2. Dự kiến đến năm 2030, dân số huyện Thạch Thất sẽ đạt 648.900 người.

Hạ tầng giao thông

Trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện nay có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: CT08, ĐT446, quốc lộ 21A… huyện có giao thông huyết mạch chạy qua như: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A, quốc lộ 32, tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420, 446,… các tuyến đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Từ năm 2011 đến nay huyện đã huy động được 4.181.363 triệu đồng để xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội, tập trung vào một số hạ tầng giao thông thiết yếu và giao thông nông thôn. Huyện đã xây dựng mới 161km đường liên xã, liên thôn và ngõ xóm; cải tạo, nâng cấp 375km, 100% các tuyến đường đều đạt tiêu chuẩn về chiều rộng theo quy định của Bộ GTVT, tỷ lệ đường ngõ xóm được bê tông hóa đạt 98%, đường trục chính nội đồng được nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 25%.

Phát triển kinh tế năm 2021

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đã tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thạch Thất trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn huyện Thạch Thất, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội huyện và mọi mặt đời sống của nhân dân,… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của thường trược huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy, sự giám sát của HĐND, sự phối hợp tích cực của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân huyện, sự chủ động, quyết liệt của UBND huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện vẫn đạt nhiều kết quả tích cực như:
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.398.998 triệu đồng bằng 136% dự toán thành phố giao, 132% dự toán huyện giao và bằng 166% so với năm 2020, tăng 150.883 triệu đồng so với số ước thực hiện đã báo cáo HĐND huyện.
  • Tổng thu Ngân sách cấp huyện đạt 2.120.980 triệu đồng, bằng 136% dự toán thành phố giao, bằng 135% huyện giao và bằng 110% so với năm 2020.
  • Tổng số chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch là 16/20 chỉ tiêu; còn 04/20 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, bao gồm: (1) tăng trưởng kinh kế; (2) chỉ ngân sách cấp huyện; (3) số trường công lập đạt chuẩn; (4) tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch.
  • Giải ngân đầu tư công đạt 374.535/752.015 triệu đồng bằng 50% kế hoạch vốn. Ước giải ngân đến hết 31/01/2022 đạt 675.159/752.015 triệu đồng bằng 90% tổng kế hoạch vốn huyện giao sau điều chỉnh.
  • Thu nhập bình quân của huyện đến hết năm 2020 đạt 70 triệu đồng/ người/ năm, gấp 5,4 lần so với năm 2010.
Huyện Thạch Thất đã đặt ra một số tiêu chí chủ yếu đến năm 2025
  • Thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/ người/ năm
  • Duy trì tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 100%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 40%; Nông thôn mới kiểu mẫu 25%.
  • Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa 95%
  • Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu vh 90%
  • Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia 100%, trong đó số trường đạt chuẩn mức độ 2 trên 30%.
  • Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 80%
  • Tỷ lệ thất nghiệp dưới 1%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 65%
  • Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%
  • Tỷ lệ rác thải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý trong ngày đạt 100%
  • Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%
  • Tỷ lệ cụm công nghiệp, làng nghề có trạm xử lý nước thải 100%

Tầm nhìn đến năm 2030, huyện có thu nhập bình quân đầu người đạt 210 triệu đồng/ năm; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; khớp nối đồng bộ, hiện đại, bền vững hạ tầng kỹ thuật và các hoạt động kinh tế – xã hội giữa các xã với khu vực đô thị về tinh Hòa Lạc; huyện cơ bản trở thành đô thị xanh…

Huyện Thạch Thất – Hà Nội phát triển công nghiệp

Trong giai đoạn 2015 – 2020, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) của huyện Thạch Thất tăng bình quân 15,5%/ năm, vượt 2,3% so với mục tiêu Đại hội. Trong năm 2021, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của huyện Thạch Thất ước đạt 19.219.276 triệu đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong năm 2021, huyện đã chỉ đạo triển khai 8 kế hoạch nhằm khắc phục những tồn tại; vướng mắc tại 7 CCN đang hoạt động và CCN cơ kim khí Phùng Xá – giai đoạn 2. Sang năm 2022, huyện sẽ hoàn thành công tác lập; phê duyệt quy hoạch 1/500 đối với CCN Bình Phú I – giai đoạn 2. Đề nghị thành phố sớm hoàn thành thẩm định; phê duyệt thành lập mới 3 CCN tại các xã Canh Nậu, Hương Ngải, Thạch Xá tổng diện tích 37,22ha; và đề xuất bổ sung 3 CCN Phùng Xã, Cần Kiệm, Lại Thượng và danh mục phát triển CCN; trên địa bàn thành phố đến năm 2030 – phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan thông tin.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ngoài ra, để bị phương án triển khai đầu tư, xây dựng các CCN mới; huyện đã xây dựng xong đề án “đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; sức cạnh tranh phát triển kinh tế huyện nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025. Bố trí kinh phí thực hiện, đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật; nguồn điện ổn định đáp ứng nhu cầu điện dân sinh, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn”.

Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai. Dự án được thành lập năm 2007 với diện tích 150.12ha. Dự án là khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, các chính sách thu hút đầu tư; ưu tiên các ngành nghề chính: công nghiệp lắp ráp cơ khí diện tích; chế biến thực phẩm; chế biế đồ trang sức; công nghệp nhẹ, hàng tiêu dùng; đồ điện gia dụng; cơ khí; sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ô tô;… KCN đã được lấp đầy bởi các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia: Nhật Bản, Singapre; Hàn Quốc, Hồng Kông, tiêu biểu như: Meiko Electronic, công ty xà phòng Hà Nội, Habeco, Young Fast,…

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale