Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An | Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam với 16.490 km2, nằm ở phía Bắc miền Trung Nghệ An có cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Nghệ An còn là mảnh đất đã sản sinh nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nỗi danh như Mai Hắc Đế, nhà thơ Hồ Xuân Hương. Đặc biệt Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.
Nghệ An có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hoàn chỉnh, Nghệ An còn có một lượng dân số đông đảo Với tốc độ gia tăng nhanh chóng và được đầu tư giáo dục tốt. Hơn 24.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ 7 trường Đại học, 6 trường Cao đẳng, 4 trường Trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh.
Theo chính quyền tỉnh Nghệ An, các cơ sở giáo dục và đào tạo của Tỉnh có khả năng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các dự án đầu tư và phát triển. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn cho tất cả các mặt hàng và dịch vụ. Tổng số lao động của tỉnh lên tới hơn 2 triệu người, trong số đó số lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp chiếm 42%, số lao động được đào tạo kỹ năng chiếm 32%.
-
Nghệ An có nhiều lợi thế
Nghệ An Có rất nhiều lợi thế mà không phải tình nào cũng có được. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc – Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Mianma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyên du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt tuyến du lịch Vinh – Cánh đồng Chum – Luôngprabang – Viêng Chăn – Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyên hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế là quỹ đất nông nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biên rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Mặc dù thời tiết có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối, một số cây công nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xoài…
-
Thu hút đầu tư bất động sản công nghiệp
Nghệ An là một trong số những địa bàn đang có rất nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư bất động sản Công nghiệp. Với việc hàng loạt khu công nghiệp được mở rộng cùng hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bất động sản Công nghiệp Nghệ An đang được ví như thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư, trở thành địa phương mới nổi nhiều tiềm năng, Nghệ An hiện có đến 50 khu, cụm công nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp, trong đó 10/11 KCN đã được lập quy hoạch trên tổng diện tích quy hoạch là 4.726,46 ha (riêng KCN Phủ Quỳ chưa lập quy hoạch). Đến nay, trên địa bàn KCN, KKT CÓ 10 KCN đang hoạt động với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được đầu tư đồng bộ.
Sức hút mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp Nghệ An còn được tiếp thêm năng lượng nhờ những chủ trương phục hồi, đẩy mạnh kinh tế, phát triển hạ tầng giao thông như Dự án cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt, dự kiến thông xe vào năm 2022, rút ngắn thời gian cung đường Nghệ An – Hà Nội còn gần 3 giờ đồng hồ.
Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biên Đông
- Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
- Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào
- Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào
- Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị cấp huyện, bao gồm: 1 thành phố Vinh 3 thị xã Cửa Lò, Hoàng mai, Thái Hoà 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Lương Sơn, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Tân Kỳ. Với 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.
Dân số và trình độ học vấn
Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, dân số đông, phân bố không đồng đều. Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3,327.791 người, là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Tỷ lệ tăng dân số trung bình đạt 0.87%. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như người Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh, Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Quy mô giáo dục
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Nghệ An luôn coi là ưu tiên và quan tâm đầu tư thỏa đáng, nhờ đó thời gian qua đạt được nhiều kết quả. Giáo dục mũi nhọn của Nghệ An tiếp tục khẳng định nhóm đấu cả nước. Giáo dục phổ cập, toàn diện và vùng dân tộc, miền núi có những chuyên biên hết sức tích cực. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học phát triển tốt.
Nghệ An cũng chú trọng xây dựng các mô hình mới trong giáo dục và đào tạo, định hướng xây dựng xã hội học tập, vừa qua thành phố Vinh được UNESCO công nhận trở thành “thành phố học tập toàn cầu”.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 528 trường mầm non với khoảng 4,6 vạn cháu nhà trẻ và 14 vạn học sinh mẫu giáo, 530 trường tiểu học với khoảng 25 vạn học sinh, 384 trường trung học Cơ sở với khoảng 18 vạn học sinh; 91 trường trung học phổ thông với khoảng 10 vạn học sinh, 21 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 04 trường trung cấp chuyên nghiệp, 6 trường cao đẳng và 7 trường đại học.
Y tế
Hiện toàn ngành y tế của tỉnh có 07 phòng chức năng thuộc Văn phòng Sở, 02 Chi cục và 46 đơn vị sự nghiệp, 460 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm Y tế huyện quản lý, 2.883 CƠ Sở y tê ngoài Công lập. Toàn tỉnh có 33 bệnh viện.
Riêng TP.Vinh có hơn 20 bệnh viện, trong đó, bệnh viện quốc tế Vinh là bệnh viện tư nhân lớn nhất nằm tại Trung tâm thành phố. Bệnh viện này có hơn 1.900 giường bệnh cùng đội ngũ y, bác sỹ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, tối tân bao gồm 128 máy chụp MSCT Đội cấp cứu túc trực liên tục 24/7.
Hệ thống giao thông
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc – Nam và đường xuyên Á Đông – Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam, Nghệ An hội nhập đủ các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không và đường biên. Bên cạnh đường biên giới dài 419 km và 82 km bờ biển, tỉnh còn có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò, kết cấu hạ tầng đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới đã tạo cho Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế.
Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biên, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
Đường bộ
Nghệ An có quốc lộ 1A, quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 7, quốc lộ 15, quốc lộ 48A, quốc lộ 48C, đường Hồ Chí Minh đi qua.
Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc – Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km, quốc lộ 15 ở phía tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh).
Quốc lộ Châu Á 1 (AH1), Quốc lộ 15 và đường cao tốc Hồ Chí Minh là tuyến đường Bắc-Nam trong yêu liên kết Nghệ An với Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, Quốc lộ 3, 46 và 48 kết nối miền Tây Nghệ An với Lào nơi có 4 cửa khẩu quốc tế.
Hiện tại các tuyến đường đang được nâng cấp để cải thiện năng lực vận tải. Tuyến đường xuyên Á chạy từ Lào qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tới cảng Cửa Lò và cảng Đồng Hới, Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam chạy qua KCN WHA IZ 1 Nghệ An kết nối Nghệ An với các thành phố và cảng biển trọng yếu.
Đường sắt
Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 94 km chạy qua. Tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ Hà Nội, đi qua Nghệ An và kết thúc tại TP.HCM. Tổng chiều dài tuyến đường là 1,570 km.
Ga Vinh được quản lý bởi Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Hệ thống đường sắt tại Việt Nam bao gồm 7 tuyến chính kết nối 35 tỉnh thành qua nhiều loại địa hình. Ga Vinh là Ga vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn thứ 3 tại Việt Nam và là một trong nhưng Ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Ga Vinh cũng được xếp loại là Ga loại 1 nhờ vị trí địa lý chiến lược, năng lực chuyên chở hành khách và hàng hóa.
Có 4 chuyến tàu xuất phát từ TP.Vinh đi Hà Nội mỗi ngày. Thời gian di chuyển trong vòng 6 tiếng. Mỗi khoang tàu được trang bị máy điều hòa không khí với 4 loại ghế ngồi từ ghế cứng, ghế mềm, giường nằm cứng và giường nằm mềm.
Đường thủy và hàng hải
Một trong những lợi thế lớn của Nghệ An đó là hệ thống giao thông đường thủy, cảng biển. Hiện tại Nghệ An có 3 cảng biên đang hoạt động và 2 cảng nước sâu đang được xây dựng.
Cảng Vissai được xây dựng bởi Công ty CP Xi măng Sông Lam nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển xi măng, clinker và than. Với tổng diện tích 407.1 hecta, cảng biển Vissai có hai bến cảng quốc tế và 1 cầu cảng có với năng lực tiếp nhận từ 3.000 tới 70.000 tấn.
Cảng Tổng kho xăng dầu DKC có sức chứa 86.000m3 với hệ thống cầu cảng dài 1.5Km, có khả năng tiếp nhận tàu 2.000 – 3.000 tấn. Khi đi vào hoạt động, cảng sẽ thực hiện việc vận chuyển xăng và dầu.
Cảng nước sâu Cửa Lò hiện tại đang được xây dựng để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50,000 tới | 100,000 tân. Việc xây dựng cầu cảng đang được lên kế hoạch với tổng chiều dài 3.260m, chiều dài của kênh là 6km, đê chắn sóng 2.550m, bờ tường 1.510m. Sau khi hoàn thành, Cảng nước sâu Cửa Lò sẽ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ của Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ mà còn cả các tỉnh phía Bắc của Thái Lan và Lào.
-
-
Thuận lợi giao thông hàng hóa
-
Cách TP.Vinh 15Km và nằm trên châu thổ sông Cấm và Vịnh Bắc Bộ, Cảng Cửa Lò án ngữ tại vị trí vô cùng thuận lợi cho hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế, đặc biệt là cho việc trung chuyển hàng hóa giữa Lào và Đông Bắc Thái Lan với năng lực tiếp nhận tối thiểu là 12 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Cảng Cửa Lò có tổng diện tích 32ha, gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 656m, khu vực neo đậu với độ sâu 7,5m, chiều sâu của dòng chảy 5,5m.
Cảng Nước sâu Đông Hồi tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện đang được xây dựng và quản lý bởi Công ty CP Vincem Hoàng Mai, Cầu cảng chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thép, xi măng và các loại vật liệu xây dựng. Công ty TNHH Thanh Thành Đạt hiện đang thi công tuyến đường kết nối cảng Đông Hối Với … Theo kế hoạch, cầu cảng với năng lực tiếp nhận 30.000 DWT.
Hàng không
Sân bay quốc tế Vinh nằm dưới sự quản lý của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, vừa được mở rộng và nâng cấp thành sân bay quốc tế với năng lực chuyên chở lên tới 3 triệu khách mỗi năm. Ở đây có 28 quầy làm thủ tục và 4 cửa lên máy bay.
BỨC TRANH KINH TẾ NĂM 2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
Năm 2021 là năm hết sức khó khăn do tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là đời sống người dân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã thực hiện và hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2021.
- Kinh tế Nghệ An vẫn duy trì được đà tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 đạt 6,2%.
- Thu ngân sách toàn tỉnh thực hiện hơn 18.000 tỷ đồng, đạt 128,6% dự toán điều chỉnh và bằng 101,2% so với năm 2020.
- Tỉnh đã cấp mới cho 115 dự án, điều chỉnh 147 lượt dự án, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm hơn 39.300 tỷ đồng, số lượng dự án tăng 41,97%, tổng mức đầu tư tăng 3,16 lần so với cùng kỳ năm 2020.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 3 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD, dự kiến đạt trên 1,9 tỷ USD.
Bước sang năm 2022 trong bối cảnh khó khăn, khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà UBND tỉnh đặt ra khá cao, tăng trưởng GRDP từ 8,5-9,5%, qua đó phấn đâu để đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ là tăng trưởng từ 9,5-10,5%.
THU HÚT ĐẦU TƯ
Nghệ An ngoài việc có hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế hoàn thiện; còn là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Năm 2021 trên địa bàn đã cấp mới cho 115 dự án và điều chỉnh hàng trăm lượt; dự án đầu tư với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 28,072,80 tỷ đồng; tăng 41,33% về số lượng dự án và gấp 2,92 lần về tổng mức đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2020.
-
Nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn
Hiện nay, nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn đã đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Nghệ An như Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang, Tập đoàn APEC, Tập đoàn Huali, Tập đoàn Mobifone, Tập đoàn Zuru, Tập đoàn Viettel, Công ty CP Đầu tư Vinh Central, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn AEON Mall. Đó là kết quả của quá trình nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư của chính quyền các cấp, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
Đến nay tỉnh Nghệ An đã thu hút được hơn 740 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 107.000 tỷ đồng. Với dòng vốn FDI, lũy kế đến nay, Nghệ An đã có 102 dự án FDI còn hiệu lực, với số tổng số vốn đầu tư hơn 1.449,52 triệu USD, trong đó, có một số tập đoàn lớn đến từ Hồng Kông, Đài Loan, tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp chế tạo, điện tử với những thương hiệu lớn như Luxshare – ICT, Goertek, Everwin, Ju Teng. Một số dự án có quy mô lớn được cấp mới như Nhà máy Cấu kiện điện tử Everwin tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An (200 triệu USD).
Dự án Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện – Goertek 2 (35 triệu USD); Khu công nghiệp Hoàng Mai 1 (750 tỷ đồng), điều chỉnh mở rộng giai đoạn II Khu công nghiệp WHA thêm 354,5 ha…
-
Mục tiêu giai đoạn 2021-2025
Tỉnh Nghệ An xác định việc thu hút đầu tư phải được triển khai thực hiện có trọng tâm; trọng điểm với các cực thu hút đầu tư là Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; trong đó ưu tiên 3 khu công nghiệp gồm: VSIP Nghệ An (Tập đoàn VSIP); Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 (WHA IZ 1) – Nghệ An (Tập đoàn Hemaraj Thái Lan) và Hoàng Mai I (Tập đoàn Hoàng Thịnh Đạt). Cả 3 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại này sẽ là điểm kết nối; đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Mới đây, dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử; phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek; (Hồng Công, Trung Quốc) tại Khu Công nghiệp WHA ở Nghệ An được điều chỉnh tăng vốn đầu tư; từ 100 triệu USD lên 500 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng, tạo tiền đề cho Nghệ An hút dòng vốn FDI luôn rộng mở.
Đấy cũng chính là lý do, Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025; thu hút từ 550 – 600 dự án với tổng mức đầu tư 130 – 150.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư FDI khoảng 3 đến 3,5 tỷ USD.
QUY MÔ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN
Ngành công nghiệp những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của tỉnh Nghệ An, giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
-
Tăng trưởng
Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ khá, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15,92%; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14,52%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội (GRDP); tăng từ 18,13% (năm 2011) lên 29,89% (năm 2020); Cơ cấu nội ngành có sự chuyên dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp; chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng.
Tỉnh đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô tầm cỡ khu vực và quốc gia; hình thành một số lĩnh vực Công nghiệp chủ lực; tạo động lực và sức lan tỏa phát triển sản xuất linh kiện điện tử; chế biến nông – lâm sản, thực phẩm, đồ uống, Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may; Công nghiệp điện. Hệ thông kết cấu hạ tầng công nghiệp được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi; để thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất kinh doanh…
Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là; Vinh – Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phân đầu phát triển nhiều ngành Công nghiệp có thế mạnh như; các ngành chế biến thực phẩm – đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng; Cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ; đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giầy…
-
Phát triển quy mô công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1 KKT và 12 KCN; trong đó có 7 KCN trong KKT Đông Nam, gồm: KCN Nam Cấm, WHA Hemaraj; Hoàng Mai 1, Hoàng Mai 2, Đông Hồi, VSIP; Thọ Lộc và 5 KCN ngoài KKT Đông Nam là KCN Bắc Vinh; Nghĩa Đàn, Tri Lễ, Sông Dinh và Phủ Quỳ.
Tính đến tháng 6/2021; KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An có 253 dự án đầu tư còn hiệu lực; với tổng vốn đầu tư đạt 69.943,1 tỷ đồng (tương đương 3,02 tỷ USD). Trong đó, có 48 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1,09 tỷ USD; 205 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký đạt 44.755,5 tỷ đồng (tương đương 1,93 tỷ USD).
Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021; mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh trong các KCN, KKT; song với sự chỉ đạo tích cực của Ban Quản lý cùng với tinh thần cố gắng nỗ lực; của các doanh nghiệp nên hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN; KKT vẫn tương đối ôn định. Hiện nay trong KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An đã có 130 doanh nghiệp đi vào hoạt động; giải quyết việc làm cho trên 28.200 lao động.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030
Giai đoạn 2021 – 2025: Tập trung thu hút đầu tư để phát triển nhanh các ngành: Điện tử; Công nghệ thông tin Cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ mới dược liệu; hoá chất chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm, năng lượng; hàng tiêu dùng công nghiệp hỗ trợ:
- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 phấn đấu đạt 165.000 tỷ đồng; trong đó giá trị sản xuất TTCN, làng nghề chiếm từ 8 – 9%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,5 – 17,5%.
- Thu hút được trên 100 – 120 dự án đầu tư; trong đó có trên 30% dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);
- Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 70.000 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư đầu tư nước ngoài khoảng 2,26 tỷ USD.
- Giá trị gia tăng ngành công nghiệp đến năm 2025 đạt 36.000 – 38.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân từ 13,5 – 14,5%.
- Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh; đạt 39 – 40% vào năm 2025.
- Phát triển mới thêm từ 10 – 12 khu công nghiệp. 20 – 25 cụm công nghiệp. Tỷ lệ khu Công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn; môi trường đạt 100%, cụm công nghiệp đạt tỷ lệ từ 70%.
- Hàng năm tạo việc làm mới cho 18.000 – 20.000 lao động; trong đó lao động có kỹ năng nghề đạt từ 60%.
b) Giai đoạn 2026 – 2030
- Chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu phù hợp với xu thế hội nhập và hiện đại. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao; các lĩnh vực cốt lõi về số hóa (Công nghệ sinh học, Công nghệ nano, in 3D, vật liệu mới,…).
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 17 – 18%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân từ 14 – 15%/năm.
- Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong tổng sản phẩm xã hội của tỉnh chiếm từ 44 – 45%. Cơ cấu kinh tế chuyên dịch theo hướng công nghiệp hóa; hiện đại hóa có trình độ và chất lượng cao.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.
QUY MÔ CỤM CÔNG NGHIỆP
Năm 2021; trên cơ sở đánh giá lại tình hình thực hiện quy hoạch phát triển CCN tỉnh giai đoạn 2014-2020; tỉnh đã phê duyệt 53 cụm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh những bất cập, trong đó; một số CCN không còn phù hợp và không thu hút được nhà đầu tư; nên tỉnh phải tiến hành rà soát lại để loại bỏ hoặc bổ sung mới. Sau khi bổ sung, điều chỉnh, Nghệ An hiện có 59 CCN với tổng diện diện tích là 1.800,89 ha; tăng 790 ha so với giai đoạn trước.
38 CCN được giữ nguyên hiện trạng và mở rộng thêm là:
21 CCN mới với tổng diện tích 790,87 ha được bổ sung vào quy hoạch đến năm 2030 gồm:
ƯU THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA NGHỆ AN
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp. Diện tích lớn nhất cả nước 16.490 km2; xếp thứ 4 về quy mô dân số với hơn 3.3 triệu người; (độ tuổi lao động chiếm hơn 2 triệu người, khoảng 60%); là đầu mối trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ; nằm trên trục giao thông chính nối liền Bắc – Nam, có hệ thống giao thông phát triển; đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia.
Hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp ưu tiên, Công nghiệp mũi nhọn, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã ban hành; nhiều chủ trương thúc đẩy lĩnh vực này phát triển và đã mang lại một số kết quả bước đầu. Nhờ đó, góp phần quan trọng đưa tỉnh nhà trở thành tỉnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại; gắn với bảo vệ môi trường bên vững.
-
Vị trí chiến lược quan trọng:
Nghệ An là tỉnh lớn nhất về mặt diện tích với dân số đông thứ 4 cả nước; Nghệ An tự hào với vị trí chiến lược thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và sản xuất; đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam. Với TP. Vinh là thành phố trực thuộc, Nghệ An đóng vai trò là trung tâm kinh tế; văn hóa của cả vùng Bắc Trung Bộ. Nằm tại trung tâm kinh tế, Nghệ An có 82 km bờ biển, một sân bay quốc tế; các tuyến đường quốc lộ chất lượng cao, 3 cảng nước sâu và 1 nhà ga loại 1. Ngoài ra, Nghệ An có 4 cửa khẩu tại biên giới giáp với Lào; dễ dàng kết nối bằng đường bộ. Cửa khẩu gần nhất là Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, cách TP.Vinh 45 Km.
-
Nguồn nhân lực dồi dào:
Với hơn 2triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh; là nguồn lao động dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho các nhà đầu tư.
-
Hạ tầng và dịch vụ đồng bộ:
Nghệ An là một trong số ít tỉnh; có hệ thống hạ tầng và dịch vụ đa dạng dành cho nhà đầu tư. Nguồn năng lượng sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất của thành phố được cung cấp; đảm bảo từ nguồn lưới điện quốc gia. Nước sạch với công suất 80,600 m3/ngày đêm cung cấp nguồn nước cho thành phố Vinh; và các vùng phụ cận với kế hoạch mở rộng Công suất lên tới 150.000 m3 vào năm 2020. Hệ thống dịch vụ ngân hàng và tài chính; luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư.
-
Môi trường đầu tư tích cực
Nghệ An đã dành nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Tỉnh đã thực hiện hiệu quả khẩu hiệu “Chính quyền luôn song hành cùng doanh nghiệp” bằng việc; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và các công ty để giải quyết các vấn đề; và khó khăn cho nhà đầu tư, tích cực thực hiện cải cách hành chính và chính sách ưu đãi; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nghiên cứu; tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696