Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có diện tích 3.562,82 km², Tính sơ bộ đến năm 2020, dân số tỉnh là 1.307.871người. Tel: 088.808.9696

Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên | Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc.

Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã có sự đột phá trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Từ đó từng bước hiện đại hóa đô thị để nâng cao chất lượng sống của người dân trên địa bàn, giải quyết những vấn đề do biến đổi khí  hậu gây ra. Sự xuất hiện các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. các dự án lớn, công trình trọng điểm, dự án nâng cấp đô thị, hệ thống giao thông, chương trình Nông thôn mới. . . đã tạo diện mạo mới cho Thái Nguyên, không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn để xứng tầm là trung tâm văn hóa – kinh tế của vùng Việt Bắc, thu hút các nhà đầu tư và du khách.

Tài nguyên khoáng sản phong phú

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng . . . Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, có 4 mỏ với trữ lượng trên 100 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân… Khoáng sản, vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản.

Thái Nguyên là tỉnh đứng đầu 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về xây dựng nông thôn mới; đứng thứ tư toàn quốc về giá trị sản xuất công nghiệp. Quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh chính trị, an ninh xã hội luôn được bảo đảm. trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật được tỉnh rất quan tâm đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 đạt 238 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015 và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Hệ thống giao thông đối ngoại. Các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, phát triển. Hiển tầng kỹ thuật điện, nước, thủy lợi cơ bản đáp ứng như cầu sản xuất và tiêu dùng.

Năm 2030

Các dự án khu dân cư, khu đô thị đã góp phần làm thay đổi diện mạo các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công tác chuyển đổi số. Kết quả xếp hạng mới nhất về chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cho thấy Thái Nguyên đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số. Trong đó, chỉ số chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc. Mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin mạng của tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm 7 địa phương xếp loại A, nhóm dẫn đầu cả nước.

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 xây dựng tỉnh chở thành một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của khu vực trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội.

Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km2, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn
  • Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang
  • Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang
  • Phía nam giáp thủ đô Hà Nội..

Đơn vị hành chính

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm:

3 thành phố: Thái Nguyên, Phổ Yên, Sông Công

6 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai; với 178 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 41 phường, 9 thị trấn và 128 xã.

Dân số

Tính sơ bộ đến năm 2020, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.307,871 người, là tỉnh đông dân thứ 25 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm. Tính từ thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2019 thì hết năm 2020 dân số tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 21.120 người. Tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên tính đến năm 2020 là 40%.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2019 đạt 1,36%/năm (trong đó khu vực thành thị tăng bình quân 3,56%/năm và khu vữ nông thôn tăng 0,48%/năm

Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống. Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1).

Y tế

Tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế  là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, 1 bệnh viện trực thuộc Quân khu 1 là Bệnh viện Quân y 91,213 cơ sở y tế do Sở Y tế tỉnh quản lý, 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 12 bệnh viện công lập và 5 bệnh viện tư nhân, 13 phòng khám khu vực và 178 trạm y tế.

Tổng số giường bệnh do Bộ Y tế quản lý là khoảng hơn 1.600 giường, Sở Y tế tỉnh quản lý là 4.295 giường trong đó 3.145 giường tại các bệnh viện.

Giáo dục

Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 8 trường, trung cấp chuyên nghiệp, 30 trung tâm dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh đang đóng vai trò vừa là trung tâm đào tạo vừa là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Hàng năm đào tạo trên 100 nghìn sinh viên có trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu lao động kĩ thuật cho tỉnh và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Du lịch

Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007. Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp cầu xuân…

Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử: An toàn khu Việt Bắc – ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạch đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật, chùa, đình, đền tại nhiều địa phương. Hiện nay, Thái Nguyên đang quy hoạch đầu tư Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch hang Phương Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh… và hệ thống khách sản chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế…

Hạ tầng giao thông

Thái Nguyên có vị trí giao thông thuận lợi, là điểm nút giao thông quan trọng với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành.

Thái Nguyên có gần 30 tuyến cao tốc, Quốc lộ, đường tỉnh, hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội, giao thông nông thôn tỉnh ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Sự kết nối các quốc lộ đi qua tỉnh với các tuyến đường địa phương đã tạo thành hệ thống đường giao thông rộng khắp, liên kết Thái Nguyên với các tỉnh phía Nam và vùng Trung du.

Miền núi phía Bắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và các địa phương trong khu vực. Đặc biệt, tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Thái Nguyên, tuyến đường vành đai 5

Thái Nguyên được đầu tư xây dựng đã kết nối nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, trong đó có Thái Nguyên.

Đường bộ

Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua, gồm: Tuyến Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên đi Lạng Sơn; Tuyến Quốc lộ 3 từ Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội; Tuyến Quốc lộ 17 Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội; Tuyến Quốc lộ 3C từ Định Hóa, Thái Nguyên nối qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng; Tuyến Quốc lộ 37.

Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262.

Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống.

Đường sắt

Vế đường sắt, tỉnh Thái Nguyên có tuyến đường sắt Hà Nội – Quan Triều hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều – Núi Hồng dài 33,5 km đã từng có một đoạn ngắn nối lên tỉnh Tuyên Quang nhưng ngày nay đã bị bỏ và chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN đã bị bỏ hoang, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép.

Đường sông

Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc được xây dựng tại thành phố Phổ Yên có thể kết nối đến cảng Hải Phòng.

Kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2021 cất cánh

Năm 2021, đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid khiến GDP bình quân của cả nước chỉ đạt 2,58%. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt 6,56%. Đáng chú ý, thu ngân sách của tỉnh đạt cao nhất từ trước tới nay, chạm mốc 18.000 tỷ đồng, bằng 146,5% so với kế hoạch. Nhờ đó, giúp tỉnh Thái Nguyên nằm trong top 20 tỉnh, thành có mức thu ngân sách cao nhất, đặc biệt tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 29 tỷ USD, đứng thứ tư cả nước.

Kết thúc năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đạt được những kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

Trong 25 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021, có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu quan trọng thuộc top đầu của  cả nước như:
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,56%, cao gấp 2 lần bình quân chung của toàn quốc;
  • Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, Thái Nguyên xếp thứ 17/63 tỉnh thành phố trong cả nước, xếp thứ 7 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc;
  • Thu ngân sách 18.000 tỷ đồng, nằm trong số 20 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất toàn quốc;
  • Giải ngân vốn đầu tư công đạt 145% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao;
  • Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 2,16%, vượt kế hoạch;
  • Giá trị sản xuất CN đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ bằng 100,38% kế hoạch;
  • Giá trị xuất khẩu đạt 28,845 tỷ USD, tăng 17,94%;
  • Giá trị SX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,18%, giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 117,8 triệu đồng, bằng 102,4% kế hoạch;
  • Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên tỉnh đạt 52 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ;
  • Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 460 nghìn tấn, bằng 106,11% kế hoạch năm;
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiê dùng xã hội trên địa bàn tỉnh đạt gần 45 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ;
  • Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 28,85 tỷ USD, bằng 102,4% kế hoạch
  • Toàn tỉnh có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Năm 2021

Năm 2021, giữa đại dịch nhưng Thái Nguyên vẫn thu hút được hàng loạt “đại bàng như Tập đoang T&T, Tân Hoàng Minh, BRG, Him Lam, Saigontel đến “lót ổ”. Toàn tỉnh cấp mới đăng ký kinh doanh cho 866 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 11.259 tỷ đồng, trong đó có 10 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký 418,2 tỷ đồng…

Đây là tín hiêu tích cực để năm 2022 Thái Nguyên mạnh dạn đặt ra các mục tiêu lớn như:

  • Tăng cường xây dựng, chỉnh đón Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững manh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
  • Tập trung thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch hiểu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội;
  • Phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8%;
  • GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng/người (tăng 10 triệu đồng so với năm 2021);
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 19.000 – 20.000 tỷ đồng.
  • Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, thu hút đầu tư để tạo đà tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 – 2025 (từ 8%/năm trở lên)./.
  • Trong giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn của tỉnh Thái Nguyên là hơn 27.400 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương gần 5.700 tỷ đồng, vốn đầu tư ngân sách địa phương hơn 17.100 tỷ đồng và nguồn trả tiền thuê đất một lần do cấp tỉnh quản lý hơn 4.400 tỷ đồng.
Đây là tín hiệu tích cực để năm 2022 Thái Nguyên mạnh dạn đặt ra các mục tiêu lớn như:
  • Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
  • Tập trung thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội;
  • Phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8%;
  • GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng/người (tăng 10 triệu đồng so với năm 2021);
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 19.000 -20.000 tỷ đồng.
  • Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, thu hút đầu tư để tạo đà tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 – 2025 (từ 8%/năm trở lên)./.
  • Trong giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn của tỉnh Thái Nguyên là hơn 27.400 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương gần 5.700 tỷ đồng, vốn đầu tư ngân sách địa phương hơn 17.100 tỷ đồng và nguồn trả tiền thuê đất một lần do cấp tỉnh quản lý hơn 4.400 tỷ đồng.

Phát triển khu – cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biết, chế tạo xu hướng ưu tiên hàng đầu của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực tiễn đã minh chứng địa phương nào làm tốt công tác thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp thi sẽ có tốc độ phát triển kinh tế cao. Thái Nguyên tự hào là một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp, nâng cánh đưa Thái Nguyên phát triển vượt bậc.

Để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Thái Nguyên chủ chương tiếp tục thúc đẩy công nghiệp, coi đây là động lực của mọn sự phát triển. Thái Nguyên các định mục tiêu: “Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”. Tỉnh đề ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 9%/năm, tương đương giá trị gia tăng tuyệt đối khoảng 72.000 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, phấn đấu đạt 61% vào năm 2025.

Hạ tầng đồng bộ

Thái Nguyên đã huy động được nguồn lực phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ đặc biệt quan tâm phát triển giao thông, các khu, cụm công nghiệp. Cùng với đó chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch, thân thiện, sáng tạo, linh hoạt đã  thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước đến triển khai các dự án, khai thác tiền năng, lợi thế của tỉnh. Trong số đó có nhiều tập đoàn kinh tế, nhà đầu tư lớn, có uy tín, kinh nghiệm có khả năng dẫn dắt thị trường, tạo ra những chuỗi giá trị như: Tập đoang Samsung; Tập đoàn Masan; Tập đoàn Central Retail; Danko Group; Công ty Cổ phần Công nghệ viễn thông Sai Gòn; Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường…

Hiện Thái Nguyên có 7 khu công nghiệp. 34 cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chết tạo, công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản gắn với kiểm soát và bảo vệ môi trường…

Trong đó, đã và đang triển khai các kh công nghiệp sau:

+ KCN Nam Phổ Yên (120 ha), thuộc T.X Phổ Yên.

+ KCN Điềm Thụy (350ha) thuộc huyện Phú Bình.

Khu công nghiệp (KCN) Điềm Thụy-Thái Nguyên
Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

+ KCN Quyết Thắng (105ha – đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên.

+ KCN Yên Bình (400ha) thuộc T.X Phổ Yên.

Khu công nghiệp (KCN) Yên Bình-Thái Nguyên
Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

+ KCN Sông Công II (250ha) – đang triển khai, hiện đang mở rộng lên 450ha) thuộc thành phố Sông Công.

Khu công nghiệp Sông Công 2 - Thái Nguyên
Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

+ KCN Sông Công I (195ha) thuộc thành phố Sông Công.

+ Khu Công nghệ thông tin tập trung Yên Bình – Giai đoạn 1 với quy mô 200ha vào Quy hoach tổng thể phát triển Khu CNTT tập trung Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha.

STT Tên Cụm công nghiệp Diện  tích (ha) Địa chỉ
1 Tân Trung – Thống Thượng 25 Xã Đắc Sơn, Minh Đức, huyện Phổ Yên
2 Vân Thương 47 Xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên
3 Tân Hương 12 Xã Tâm Hương, Nam Tiến, huyện Phố Yên
4 Số 2 cảng Đa Phúc 30 Xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên
5 Số 3 cảng Đa Phúc 19,64 Xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên
6 Khuynh Thạch 40 Phường Cải Đan, TX Sông Công
7 Nguyên Gon 16,63 Phường Cải Đan, TX Sông Công
8 Bá Xuyên 48,5 Xã Bá Xuyên, TX Sông Công
9
Lương Sơn
34,53 Xã Bá Xuyên, TX Sông Công
10 Trung Hội 7 Xã Trung Hội, huyện Định Hóa
11 Sơn Phú 13 Xã Sơn Phú, huyện Đinh Hóa
12 Kim Sơn 20 Xã Kim Sơn, huyện Đinh Hóa
13 Đông Đa 25,6 TT.Đu,xã Động Đạt, huyện Phú Lương
14 Sơn Cẩm 1 75 Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
15 Sơn Cẩm 2 50 Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
16 Sơn Cẩm 3 30 Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương
17 Trúc Mai 27,7 Xã Trúc Mai, huyện Võ Nhai
18 Nam Hòa 35,5 Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ
19 Quang Sơn 13,5 Xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ
20 Yên Lạc 25,6 Xã Yên Lạc, huyện Đồng Hỷ
21 Chí Sơn 45 Xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ
22 Đại Khai 30,5 Xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ
23 Tân Lập 75 Phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên
24 Cao Ngạn 1 75 Xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên
25 Cao Ngạn 2 50 Xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên
26 Điềm Thụy 52 Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình
27 Tân Dương 13
28 Trúc Phú 1 74,5
29 Trúc Phú 2 56,5
30 CCN số 1 7,8
31 CCN số 2 6,07
32 CCN số 5 39,67
33 Làng nghề Tiền Phong 8
34 Thượng Đình 75
35 Cây Bòng 30

Các cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030 và sau năm 2030 gồm 62 cụm công nghiệp tổng  diện tích 3.202,69 ha.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale