Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày | Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý – Trần – Lê – Mạc – Nguyễn…

Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước. Hà Nội đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế, là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước.

Hồ gươm
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Vị trị địa lý

Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6km2, chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta, và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000km2.

Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh, cụ thể:

    • Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
    • Phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình
    • Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
    • Phía Tây giáp Hòa Bình cùng Phú Thọ
Vị trí Hà Nội
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

 

Đơn vị hành chính

Sau những thay đổi về địa giới hành chính vào năm 2008, tính đến năm 2021, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã. Dự kiến vào năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm 5 quận mới là Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm và Đan Phượng, nâng tổng số quận của Hà Nội lên 17.

12 quận: Ba Đình; Bắc Từ Liêm; Cầu Giấy; Đống Đa; Hà Đông; Hai Bà Trưng; Hoàn Kiếm; Hoàng Mai; Long Biên; Nam Từ liên; Tây Hồ; Thanh Xuân.

17 huyện: Ba vì; Chương Mỹ; Đan Phượng; Đông Anh; Gia Lâm; Hoài Đức; Mê Linh; Mỹ Đức; Phú Xuyên; Phúc Thọ; Quốc Oai; Sóc Sơn; Thạch Thất; Thanh Oai; Thanh Trì; Thường Tín; Ứng Hòa.

1 thị xã: Sơn Tây

Dân số

Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đông dân thứ hai Việt Nam với 8,05 triệu dân cư (2019), trong đó 49,2% dân cư là người thành thị. Tính đến tháng 7/2021, dân số Hà Nội đạt hơn 8,3 triệu người.

Cũng theo số liệu năm 2019, mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2, cao thứ hai trong tất cả các tỉnh, nhưng phân bố dân số không đều; khoảng cách về dân số giữa quận huyện, giữa thành thị và nông thôn còn lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới hơn 42.000 người/km2 (2018), trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức mật độ dưới 1.000 người/km2.

Dân số Hà Nội
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Giáo dục

Hà Nội có hệ thống giáo dục phát triển và hiện đại. Các trường đại học Hà Nội chiếm 82 cả nước, phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học trọng điểm chiếm 80% cả nước, đội ngũ trí thức và nhà khoa học chiếm 65% cả nước, khu công nghiệp công nghệ cao chiếm 2/5 cả nước.

Hạ tầng giao thông càng phát triển theo hướng hiện đại

Hà Nội nằm ở vị trí giao thông thuận lợi. Từ Hà Nội có thể dễ dàng đi lại, giao thương đến các tỉnh; thành phố trong cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Hà Nội xác định tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm; với khu vực ngoại thành, các đô thị về tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ Đô. Giải quyết ùn tắc giao thông là nhu cầu cấp bách. Mục tiêu trong 5 năm tới:

Thành phố huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông; xây dựng GT-VỊ TRÍ thủ đô Hà Nội đồng bộ, thông minh, hiện đại, thuận lợi, trật tự, an toàn; chất lượng, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông; giải quyết un tắc giao thông trên địa bàn thành phố, nhất là trong khu vực đô thị trung tâm; (từ vành đai 4 trở vào); các khu đô thị; các trục đường hướng tâm; các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh; các khu vực đầu mối giao thông (các nhà ga, bến xe). Trong giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nội đầu tư nguồn vốn hơn 332.516 tỷ đồng phát triển hạ tầng giao thông.

Đường sắt và đường sắt trên cao (metro)

Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc.

Mạng lưới đường sắt đô thị đóng vai trò tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông của Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, văn hóa, chính trị. Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km gồm 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị về tinh và vùng ven.

Riêng tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông dài 13 km đã hoàn thành 100% khối lượng xây dựng và đưa vào khai thác thương mại vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Trong khi đó, tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội tiếp tục được hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác thương mại cuối năm 2022.

 

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Đường bộ

Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ; Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Hòa Bình, được xây dựng và hoàn thành nhằm kết nối nhanh chóng; thuận tiện thủ đô với các tỉnh. Dự án giao thông đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với 5 đô thị vệ tinh; có 9 tuyến đường cao tốc kết nối thủ đô với các tỉnh, thành phố của vùng thủ đô.

Đường vành đai: việc xây dựng 7 tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5, 2, 5 và 3,5; ở Hà Nội đang được triển khai gấp rút. Sau khi hoàn thanh, tuyến đường này sẽ trở thành cầu nối giao thương quan trọng; kết nối hàng loạt khu kinh tế ấn tượng của miền Bắc như Bắc Ninh; Bắc Giang, Hải Phòng, Hình An và Vĩnh Phúc.

Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là; nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các Quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam; và rẽ quốc lộ 21 đi Nam Định, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Bắc Kạn; Cao Bằng, Thái Nguyên; quốc lộ 5 đi Hải phòng, Quốc lộ 17 đi Quảng Ninh; quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.

Đường hàng không

Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài, là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam, có nhiều đường bay nhất cả nước. Sân bay quốc tế của Hà Nội được Skytrax xếp hạng trong nhóm 100 những sân bay tốt nhất thế giới vào vị trí 86/100. Trong đó nổi bật nhất là việc khai thác nhà ga T2 vào năm 2015 và được coi là “nhà ga lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam, đã cải thiện cơ bản về hạ tầng với CHK quốc tế Nội Bài”.

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài, và nhiều hẵng hàng không quốc tế cũng đang xem xét mở mạng bay đến đây như Czech Airlines, Get Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana. Mục tiêu tổng công suất thông qua cảng sau năm 2020 đạt 50 triệu hành khách/ năm.

Đường sông

Hà Nội là đầu mối giao thông, đường sông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

Sông chảy qua Hà Nội gồm khoảng gần 20 sông, trong đó một số sông lớn như: Sông Hồng (30km), Sông Đuống (17,5km), Sông Tô Lịch, sông Nhuệ… Hà Nội đã xây dựng được 9 cảng, 17 bến thủy nội địa và 58 bến sông trong hệ thống giao thông đường thủy nội địa.

Tăng trưởng GDP năm 2020

Năm 2020, GRDP của thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1 tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quý IV tăng 3,77%), đạt mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Quy mô GRDP năm 2020 đạt 1.016 nghìn tỷ đồng.

Riêng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2020 tăng 6,39% so với năm 2019, đóng góp 1,43% vào mức tăng GRDP. Trong đó: ngành công nghiệp cả năm tăng 4,91%, đóng góp 0,69% vào mức tăng chung. Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74% vào mức tăng chung.

Khu vực dịch vụ năm 2020 tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp 2,1% vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018 và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí…

Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ năm 2020 với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của thành phố (đóng góp 0,81% vào mức tăng GRDP).

Duy trì tăng trưởng

Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%; thông tin và truyền thông tăng 6,89%.

GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019.

Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,42% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ  chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (cơ cấu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 11,35%).

Phát triển kinh tế 11 tháng năm 2021

a. Sản xuất công nghiệp: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,1; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,6%; khai khoáng tăng 3,5%.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,2%; khu vực nhà nước giảm 2,2%; khu vực ngoài nhà nước giảm 3,3%.

b. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): lũy kế 11 tháng năm 2021, toàn thành phố thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 330 dự án với so với số vốn đạt 210,6 triệu USD; 110 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 634 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 436 lượt, đạt 426 triệu USD.

c. Tình hình đăng ký doanh nghiệp: cộng dòn 11 tháng năm 2021, Hà Nội có 22,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 307,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; 9,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 64%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

d. Thương mại, dịch vụ:
    • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tính chung 11 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 497,4 nghìn tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
    • Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 13,7 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,5 tỷ USD, giảm 9,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6,2 tỷ USD, tăng 12,9%.
    • Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 30,9 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 6,7 tỷ USD, tăng 8,2%.

e. Giải quyết việc làm: toàn thành phố giải quyết việc làm cho hơn 160 nghìn lao động, hoàn thành kế hoạch giao trong năm nhưng giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Mục tiêu năm 2025:

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành chương trình hành động số 277/CTr-UBND về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Chương trình xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đáng chú ý sau:
  • Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025: 7,5-8,0%; trong đó: dịch vụ: 8,0-8,5%; công nghiệp và xây dựng 8,5-9,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5-3,0%.
  • Cơ cấu kinh tế năm 2025: dịch vụ 65,0-65,5%; công nghiệp và xây dựng 22,5-23%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4-1,6%
  • Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong GRDP 17%
  • Kim ngạch xuất khẩu 20,470 tỷ USD;
  • Số lượt khách du lịch đón và phục vụ đạt 35-39 triệu lượt khách (trong đó có 8-9 triệu lượt khách du lịch quốc tế )
  • GRDP bình quân/ người: 8.300-8.500USD
  • Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 3,1-3,2 triệu tỷ đồng
  • Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%
  • Tốc độ tăng năng suất lao động 7-7,5%
  • Tỉ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%
  • Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 80-85%
  • Số giường bệnh/ vạn dân là 30-35; số bác sĩ/ vạn dân là 15;
  • Tỷ lệ đô thị hóa 60-62%
  • Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý 50-55%
  • Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng 30-35%;
  • Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 1.405 nghìn tỷ đồng
  • Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 613,7 nghìn tỷ đồng
  • Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cần huy động trên 3 triệu tỷ đồng
  • Mỗi năm cần tạo ra khoảng 22 nghìn việc làm, đồng thời, giới thiệu, giải quyết việc làm trung bình cho khoảng 160 nghìn người để bảo đảm tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%.
Thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đại”; phát triển năng động, hiểu quả, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/ người đạt trên 36.000 USD.

Khu công nghiệp TP Hà Nội phát triển

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại của khu vực và quốc tế, là trung tâm công nghiệp thông tin của cả nước… Hà Nội hướng đến phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghiệp hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức. Trước mắt, thành phố sẽ ưu tiên các ngành như: công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, thiệt bị điện – điện tử, công nghệ sinh học, dược phẩm, sản xuất và sử dụng vật liệu mới…

Kế hoạch của thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tỷ trọng giá trị công nghiệp chiếm 70% giá trị lĩnh vực công nghiệp – xây dựng; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong công nghiệp đạt trên 90%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 80%; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đạt bình quân trên 9-10%/ năm; đặc biệt, Hà Nội phấn đấu xây dựng một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế…

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Hà Nội phát triển 17 khu công nghiệp

Hà Nội đã và đang phát triển 17 KCN, khu chế xuất và khu công nghiệp cao với tổng diện tích gần 3.500ha. Trong đó, 9 KCN, khu chế xuất với tổng diện tích 1,264 ha, đang hoạt động ổn định. Tỷ lệ lấp đầy trên 95% đất công nghiệp gồm: Thăng Long; Nội Bài; Thạch Thất – Quốc Oai; Nam Thăng Long; Sài Đồng B; khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư; Quang Minh I; Phú Nghĩa; khu công viên công nghệ thông tin.

Khu công nghiệp Nội Bài - Hà Nội
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày

Một số KCN vẫn còn đất để thu hút đầu tư như: khu công nghiệp Phú Nghĩa: 20ha; KCN Quang Minh I: 2ha. Các KCN khác đang chuẩn bị đầu tư hạ tầng. Riêng khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, diện tích 77ha đang tiếp tục hoàn thiện xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật để thu hút đầu tư thứ phát.

9 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã đi vào hoạt động thu hút 663 dự án, trong đó có 345 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký gần 6,1 tỉ USD và 318 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là 161.896 người (tăng khoảng 2.000 lao động so với cuối năm 2018), trong đó lao động nước ngoài: 1.228 người. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã làm thay đổi bộ mặt các huyện ngoại thành, góp phần nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.

 

Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Khu công nghiệp TP Hà Nội đổi mới từng ngày
Có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất cao nhất nước

Hiện tại, thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất cao nhất nước (trên 95% diện tích đất công nghiệp), số dự án, số vốn đăng ký đầu tư, số lao động chiếm khoảng 10% toàn bộ các khu công nghiệp trên toàn quốc. Mỗi hec-ta đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất bình quân đã tạo việc làm mới cho trên 100 lao động và nộp ngân sách trên 1,5 tỷ đồng. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo ra khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của thành phố, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Tính đến tháng 12/2021

Tính đến tháng 12/2021 các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được trên 700 dự án, trong đó, có 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6,1 tỷ USD; 399 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 18.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015-2020, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nội là 1,7 tỷ USD, đạt 130% so với mục tiêu đề ra, tăng 13% so với giai đoạn 2011-2015.

Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại vào các khu công nghiệp của Hà Nội; trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 60%; nhiều dự án có quy mô lớn từ 100 triệu đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghiệp cao như các dự án của Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko, Young Fast… ngoài ra có các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore…

Giai đoạn 2020-2025

Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2020-2025 của các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội là: doanh thu hàng năm đạt 8,6 tỷ USD; tốc độ tăng bình quân phấn đấu đạt 6%/ năm. Xuất khẩu dự kiến đạt bình quân 5,4 tỷ USD/ năm; tốc độ tăng trưởng trung bình 7,2%/ năm. Nộp ngân sách đạt từ 250 triệu USD đến 300 triệu USD/ năm; tăng trưởng trung bình 15%/ năm. Đưa 2 đến 3 khu công nghiệp vào triển khai đầu tư hạ tầng và khai thác thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã chuẩn bị quỹ đất khoảng 450ha tại các khu công nghiệp để phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô Hà Nội thuộc diện di dời (khoảng 113 cơ sở) sau năm 2020, ngoài Nhà máy xe lửa Gia lâm có diện tích khoảng 27ha, còn lại đa số có quy mô diện tích khá nhỏ (bình quân khoảng trên 0,3ha/ cơ sở). Sau khi di dời, các khu đất sẽ được ưu tiên xây dựng các  công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe…

Mục tiêu đến năm 2030 và 2050

Đầu tháng 1/2022; chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định phê duyệt đề án, các khu công nghiệp dự kiến sẽ được thành lập gồm: khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn; khu công nghiệp Đông Anh, huyện Đông Anh; khu công nghiệp Bắc Thường Tín huyện Thường Tín, khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng huyện Chương Mỹ; khu công nghiệp Phụng Hiệp huyện Thường Tín.

Hà Nội đang tái cơ cấu các khu công nghiệp; khu chế xuất mạnh mẽ quyết liệt bằng hành động cụ thể cải thiện môi trường đầu tư; kịp thời tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp; nhà đầu tư hoạt động trong các khu công nghiệp; khu chế xuất, đẩy mạnh chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần; điều kiện sống và sinh hoạt của người lao động; với mục tiêu lâu dài phát triển bền vững của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mục tiêu đến năm 2030 và 2050 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; có 33 khu công nghiệp và khu công nghệ cao.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook