Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư. Đồng Nai là một tỉnh lớn thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý – kinh tế, là cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. Hồ Chí Minh, nối Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam bộ, thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa với thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu. Tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại đứng đầu cả nước.

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một tỉnh được thành lập sau giải phóng đất nước (1976). Đồng Nai là sự hợp nhất giữa 3 tỉnh lỵ trước đây là: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy.

Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.903.940 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

Với vị trí địa lý chiến lược, Đồng Nai có tiềm năng là cửa ngõ kết nối vùng KTTĐ phía Nam với nhiều vùng kinh tế của Việt Nam và hướng ra quốc tế. Tỉnh nằm trong tứ giác phát triển kinh tế (HCM – Bình Dương – Đồng Nai – BRVT), nòng cốt của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đồng thời tiếp giáp với các vùng kinh tế, nguyên liệu, nhân lực khá đặc thù như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Thu hút FDI

Trong liên kết nội vùng KTTĐ phía Nam, Đồng Nai là mắc xích quan trọng trong liên kết nội vùng KTTĐ phía Nam thông qua kết nối đa phương tiện bao gồm đường bộ (VĐ 3&4), đường sắt, đường thủy và đặc biệt là cảng HKQT Long Thành. Tỉnh nằm trên tuyến cao tốc HCM – Dầu Giây – Đà Lạt, kết nối với hệ thống quốc lộ như QL1, QL51, đường Vành Đai 4, cùng với hệ thống giao thông thủy khá dày đặc và giao thông đường sắt HCM – Nha Trang, Đồng Nai là đầu mối giao thông liên tỉnh quan trọng của vùng Đông Nam Bộ.

Đồng Nai đã thu hút được trên 1.700 dự án FDI với ngành nghề đa dạng vào tỉnh, tổng vốn đăng ký đạt 32 tỷ USD, đứng tốp 5 trên cả nước. Công tác xúc tiến đầu tư (roadshow) tại các thị trường tiềm năng được chú trọng, thường xuyên và được các doanh nghiệp đánh giá cao.

Với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, tỉnh Đồng Nai xác định tầm nhìn đến 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế và là một trong 10 thành phố đáng sống nhất châu Á; nơi tập trung các trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “net-zero 2050”

Vị trí địa lý

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Đồng Nai có vị trí “Bản lề chiến lược” giữa 4 vùng kinh tế trọng điểm và mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đa trục. Theo đó, Đồng Nai nối liền Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, toàn bộ đồng bằng Sông Cửu Long và là cửa ngõ trọng yếu phía đông của TP.HCM – đầu tàu kinh tế lớn nhất Việt Nam.  Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
  • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;
  • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã. Cụ thể:

Thành phố: Thành phố Biên Hòa,Thành phố Long Khánh

Huyện: Huyện Cẩm Mỹ, Huyện Định Quán, Huyện Long Thành, Huyện Nhơn Trạch, Huyện Tân Phú, Huyện Thống Nhất,  Huyện Trảng Bom, Huyện Vĩnh Cửu, Huyện Xuân Lộc.

Dân số và lao động

Dân số:

Dân số trung bình năm 2022 của tỉnh Đồng Nai là 3.255,81 ngàn người, tăng 2,74% so cùng kỳ, trong đó nam là: 1.622,21 ngàn người, tăng 0,83% và chiếm 49,82%; nữ là: 1.633,6 ngàn người, tăng 4,7% và chiếm 50,18%. Chia theo khu vực: thành thị 1.470,31 ngàn người, tăng 3,67% và chiếm 45,16% nông thôn: 1.785,5 ngàn người, tăng 1,98% và chiếm 54,84%.

Với dân số đông, tỷ lệ tăng cơ học khá cao, Đồng Nai là thị trường lớn và có nguồn lực lao động dồi dào cho phát triển kinh tế. Toàn tỉnh có 3,2 triệu dân – đóng góp 17% vào tổng dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2021, xếp thứ 2 toàn vùng. Cơ cấu dân số vàng được giữ vững trong quá khứ với 70% tổng dân số trong độ tuổi từ 15 – 65 tuổi,

và tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2030.

Theo dự báo, Quy mô dân số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 đạt khoảng 3,47 triệu người, năm 2030 đạt khoảng 3,80 triệu người và năm 2050 đạt khoảng 4,78 triệu người, trong đó có đến 65-67% dân số sống ở đô thị.

Lao động:

Năm 2022 toàn tỉnh có 1.806,97 ngàn người lao động từ 15 tuổi trở lên, tăng 2,85% so cùng kỳ. Trong đó: Nam 954,91 ngàn người, tăng 0,73%; nữ 852,06 ngàn nười, tăng 5,33%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2022 dự ước 1.768,56 ngàn người, tăng 2,85%, trong đó đang làm việc ngành công nghiệp – xây dựng là 1.012,5 ngàn người, tăng 2,95%; lao động ngành dịch vụ là 496,52 ngàn người, tăng 3,05% so cùng kỳ. Đây là 2 ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động và có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công cao hơn lao động khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.

Giáo dục

Tỉnh Đồng Nai hiện có 07 trường Đại học, 10 trường Cao đẳng, 05 trường Trung cấp, 25 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và 20 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 75 nghìn người.

Các cơ sở giáo dục, y tế được tỉnh quan tâm đầu tư. Tại Đồng Nai đã có trường quốc tế cho học sinh từ mẫu giáo trở lên.

Đào tạo nghề: Trong năm 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đào tạo 76.863 người, đạt 108,26% kế hoạch năm, tăng 29,07% so với năm 2021, Có 73.532 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 102,13% kế hoạch năm 2022, tăng 44,02% so với năm 2021.

Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Nai là trung tâm giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề cung cấp nguồn nhân công chất lượng cao cho ngành công nghiệp cả nước và khu vực, là hệ sinh thái về giáo dục, nghiên cứu đổi mới sáng tạo và đô thị dịch vụ nổi bật của Việt Nam

Y tế

Hệ thống y tế cơ sở toàn tỉnh Đồng Nai có 170 trạm y tế cấp xã, 8 Trung tâm y tế đa chức năng, 3 Trung tâm y tế có chức năng y tế dự phòng, dân số, đồng thời quản lý các trạm y tế.

Đến nay, hệ thống y tế cơ sở của Đồng Nai đã được củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ, đạt chỉ tiêu quốc gia 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã.

Cơ sở vật chất y tế của Đồng Nai đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương. Đối chuẩn với khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Nai đạt 8,8 bác sỹ/ vạn dân (chỉ đứng sau TP. HCM) và đạt 26 giường bệnh/ vạn dân (cao thứ 3 trong toàn vùng Đông Nam Bộ).

Mục tiêu đến năm 2050, hệ thống y tế và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, có đủ năng lực ứng dụng những thành tựu công nghệ y học tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phòng bệnh và khám chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tỉnh theo hướng ngày càng chuyên sâu, chất lượng.

Du lịch: 

Đồng Nai là vùng đất giàu truyền thống văn hóa –nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ như: Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan, sông Đồng Nai, hồ Trị An, Thác Mai – Bàu nước sôi, 57 di tích được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh và 1500 di tích phổ thông khác… Là điều kiện rất lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nghiên cứu, khám phá, văn hóa… Đây là một thế mạnh của Đồng Nai so với các địa phương khác trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch.

Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử giá trị, và điều kiện tự nhiên thuận lợi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn hóa… Một số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tại Đồng Nai như Vườn quốc gia Cát Tiên, Sông Đồng Nai, khu văn hóa lịch sử chiến khu D, khu du lịch Bửu Long, Cù Lao Phố, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai – Hồ nước nóng , các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, và nhiều khu, điểm du lịch theo qui hoạch tại thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, ….

Vùng đất của những thánh đường

Du lịch Đồng Nai đã được quy hoạch thành 5 tuyến điểm, tại mỗi tuyến đều có các điểm du lịch sinh thái với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của Đồng Nai được thể hiện qua mật độ phân bố khá cao của các điểm, khu du lịch trải đều trên các địa bàn thuộc tỉnh. Toàn tỉnh có trên 60 điểm, khu du lịch thì các điểm du lịch sinh thái chiếm hơn quá nửa.

Nét nổi bật của các điểm du lịch sinh thái của Đồng Nai là vừa mang dáng dấp gần gũi với du lịch của miền Tây sông nước lại vừa đậm nét đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Do đó, đây cũng là một trong những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ở Đồng Nai mà trong quá trình phát triển du lịch sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Một điều đặc biệt tại Đồng Nai chính là 184 Thánh Đường trên khắp địa bàn tình. Có người đã nói rằng Đồng Nai là “Vùng đất của những thánh đường”.

Các địa điểm du lịch nổi tiếng

Danh sách các địa điểm du lịch nổi tiếng khi đến Đồng Nai bao gồm: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai – hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc), trung tâm hành hương Đức Mẹ núi Cúi (Gia Kiệm), khu du lịch Suối Mơ, làng du lịch Tre Việt, khu du lịch Bò Cạp Vàng, khu du lịch sinh thái Thuỷ Châu.

Hạ tầng giao thông

Về hạ tầng giao thông, tỉnh Đồng Nai sở hữu hệ thống hạ tầng cơ sở toàn diện, từ mạng lưới giao thông quốc gia đến hệ thống đường kết nối liên tỉnh, liên huyện. Đồng Nai là số ít các địa phương hội tụ đủ yếu tố “4 đường” (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không).

Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm Cảng Thị Vải – Vũng Tàu …, thuận lợi trong giao thương trong nước và quốc tế.

Trong các năm tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành hệ thống các tuyến đường giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh cũng như kết nối hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3 từ Tân Vạn – Nhơn Trạch, đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, đường Dầu Giây – Đà Lạt. Đặc biệt, trong tương lai khi dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được triển khai, tỉnh Đồng Nai sẽ trở thành một trong những đô thị văn minh, hiện đại và điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.

Dự án trọng điểm quốc gia

Năm 2023, hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia về giao thông được khẩn trương thực hiện tại Đồng Nai hoặc đi qua Đồng Nai, điều này góp phần cho sự phát triển kinh tế của địa phương nằm ngay cửa ngõ TP Hồ Chí Minh. Đó là các dự án quan trọng như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, đường vành đai 3 – TP Hồ Chí Minh. Cùng với đó, các đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương… là những dự án lớn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2023.

Đường bộ

Hệ thống đường Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm: QL.1, QL.1K, QL.20, QL.51, QL.56 và cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế. Có thể nói, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng, tạo điều kiện thuận lợi để Đồng Nai phát triển.

Riêng với hệ thống đường cao tốc, theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 5 tuyến cao tốc đi qua. Trong đó, có 3 tuyến cao tốc đóng vai trò kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành gồm: TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu. Ngoài đường bộ, để bảo đảm kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo quy hoạch cũng có 2 tuyến đường sắt sẽ được đầu tư xây dựng gồm một tuyến đường sắt tốc độ cao và một tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành kết nối trực tiếp đến nhà ga. Các tuyến cao tốc này sẽ tạo ra sự kết nối giữa Đồng Nai với khu vực Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài 87,5 km với 8 ga gồm: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Long Khánh, Dầu Giây, Trảng Bom, Hố Nai và Biên Hòa. Trong đó, Ga Biên Hòa và Long Khánh là ga chính.

Để đảm bảo kết nối giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, theo quy hoạch cũng có 2 tuyến đường sắt sẽ được đầu tư xây dựng gồm một tuyến đường sắt tốc độ cao và một tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành kết nối trực tiếp đến nhà ga. Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và Thủ Thiêm – Long Thành dài khoảng 65km. Điểm đầu tại Ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai); điểm cuối tại Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Đây là đường sắt tốc độ cao, đường ray khổ 1.435mm; tổng mức đầu tư dự án hơn 50.800 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công tư (PPP). Ngoài ra, tại tỉnh Đồng Nai dự kiến còn phối hợp xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành có chiều dài khoảng 37,5km, nối từ Ga Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh) đến sân bay Long Thành. Dự kiến tuyến sẽ xây dựng đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tổng mức đầu tư hơn 40.500 tỷ đồng theo phương thức PPP.

Đường hàng không

Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đang triển khai thi công, với mục tiêu đến năm 2025 xây dựng 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F, gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Theo quy hoạch, khi hoàn thành xây dựng, sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất của cả nước với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm.

Cảng sông- cảng biển

Tỉnh Đồng Nai có các cảng đang hoạt động: Cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu. Tỉnh đang chuẩn bị mặt bằng để triển khai xây dựng cảng Phước An (cho tàu có trọng tải 60.000 DWT) và cụm cảng biển nhóm V (cho tàu có trọng tải 30.000 DWT) thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch.

Đồng Nai sẽ có 3 khu bến cảng biển được quy hoạch phát triển trong giai đoạn tới gồm: khu bến Phước An, Gò Dầu, Phước Thái; khu bến Nhơn Trạch và khu bến Long Bình Tân. Trong số này, cảng Phước An chính là cảng biển trọng điểm của tỉnh.

Ngoài ra kế cận tỉnh Đồng Nai còn có cụm cảng của thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hoạt động (Cảng Cái Mép).

Bức tranh kinh tế của tỉnh Đồng Nai năm 2022

Năm 2022 tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 233.979,73 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%; Công nghiệp – xây dựng tăng 9,06%; Dịch vụ tăng 13,08% và Thuế sản phẩm tăng 6,26%.

Mức tăng trưởng năm 2022 vượt mục tiêu đề ra (Mục tiêu 6,5-7%), cao hơn mức tăng của cả nước (Cả nước năm 2022 tăng….%), nếu so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ, thì mức tăng của Đồng năm 2022 thấp hơn mức tăng trưởng của tỉnh Tây Ninh (+9,56%), nhưng cao hơn TP. Hồ Chí Minh (+9,03%), Bình Dương (+8,01%), Bà Rịa- Vũng Tàu (+7,15%) Bình Phước (+8,4%), trong khi đó về qui mô GRDP thì Đồng Nai đứng thứ 4/63 tỉnh, TP, sau TP. HCM, Hà Nội và Bình Dương. Mức tăng trưởng của Đồng Nai như trên đã góp phần vào tăng trưởng của cả nước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 8,32% so cùng kỳ (năm 2021 tăng 3,95%), trong đó ngành khai khoáng tăng 5,48%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,46%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 6,71%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 4,74% so với cùng kỳ;

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (Theo giá so sánh 2010) năm 2022 đạt 47.077,22 tỷ đồng, tăng 3,94% so cùng kỳ;

Kinh tế tăng trưởng

Sản lượng thủy sản năm 2022 đạt 74,25 ngàn tấn, tăng 5,35% so với cùng kỳ;

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 232.169 tỷ đồng, tăng 23,63% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ ước đạt 180.070 tỷ đồng, tăng 17,06% so cùng kỳ;

Kim ngạch xuất khẩu đạt 24.594,5 triệu USD tăng 13,02% so với cùng kỳ (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra: mục tiêu tăng 8-10%);

Kim ngạch nhập khẩu đạt 18.928,7 triệu USD, tăng 1,15% so cùng kỳ;

Doanh thu hoạt  vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 23.064 tỷ đồng, tăng 42,89% so cùng kỳ,  trong đó doanh thu vận tải hành khách đạt 2.562 tỷ đồng, tăng 61,19%, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 12.615 tỷ đồng, tăng 34,75% so cùng kỳ;

Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt 1.141,47 triệu USD, trong đó: Cấp mới 48 dự án với tổng vốn đăng ký 491,54 triệu USD, có 92 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 649,93 triệu USD;

Doang nghiệp trong nước: có 4.066 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 72,2% so cùng kỳ, với số vốn đăng ký là 30.854 tỷ đồng, bằng 66,6% so cùng kỳ. Có 901 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung 36.745 tỷ đồng;

Năm 2022 trên địa bàn tỉnh giải quyết việc làm cho 81.049 lượt người, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 37,04% so với cùng kỳ năm 2021.

Mục tiêu phát triển của tỉnh Đồng Nai đến 2030, tầm nhìn 2045:

Thời gian qua, Đồng Nai cùng với các địa phương trong cả nước đã triển khai lập quy hoạch tỉnh lần đầu tiên: Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Năm 2030, Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế năng động – là động lực tăng trưởng, hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cần thiết để trở thành TP. Trực thuộc TW trong giai đoạn 2030-2035.Tỉnh sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp hiện đại, trung tâm KHCN, đổi mới sáng tạo,cửa ngõ trung chuyển của miền Nam, với hệ thống đô thị ven sông, đô thị sinh thái hiện đại,thông minh và đáng sống với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và y tế hàng đầu cả nước.

Với tiềm năng và lợi thế, tỉnh Đồng Nai xác định tầm nhìn đến 2050 sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao là đầu mối giao thương quốc tế và là một trong 10 thành phố đáng sống nhất châu Á. Tỉnh cũng xác định là nơi tập trung các trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm.

Trên cơ sở xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đề xuất 4 trụ cột phát triển và 06 yếu tố hỗ trợ làm “kim chỉ nam” cho tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể như sau:

I) 4 trụ cột phát triển bao gồm: Trung tâm đô thị – dịch vụ đẳng cấp và Nông nghiệp hiệu quả cao & bền vững.

Trụ cột 1: Thành phố sân bay – cửa ngõ giao thương của châu Á, với các cấu phần chủ yếu bao gồm:
  • Trung tâm mậu dịch tự do sân bay với các khu mua sắm hiện đại, đẳng cấp phục vụ du lịch
  • Tổ hợp đô thị sân bay hiện đại
  • Tổ hợp giáo dục & đào tạo thông minh cung cấp cho tỉnh nguồn nhân lực cũng như các sáng kiến đột phá
Trụ cột 2: Trung tâm công nghiệp & dịch vụ hỗ trợ CN hiện đại, với các cấu phần chủ yếu bao gồm:
  • Các khu công nghiệp chuyên ngành/ Khu công nghệ cao
  • Các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp đa dạng
  • Trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm khởi nghiệp
Trụ cột 3: Trung tâm đô thị – dịch vụ đẳng cấp, với các cấu phần chủ yếu bao gồm:
  • TT logistics của vùng chú trọng vào TMĐT, với hạ tầng logistics đa phương tiện kết nối đồng bộ 4 đường (đường hàng không, cảng trung chuyển, đường bộ, đường sắt)
  • TT nghiên cứu phát triển & giáo dục nghề nghiệp của vùng
  • Điểm đến du lịch văn hóa, sinh thái
  • Chuỗi đô thị dịch vụ ven sông, ven hồ & ven núi đẳng cấp tích hợp các dịch vụ tổng hợp hàng đầu
Trụ cột 4: Nông nghiệp hiệu quả cao & bền vững, với các cấu phần chủ yếu bao gồm:
  • Trung tâm trồng trọt rau củ & cây ăn quả của miền Nam
  • Thủ phủ cây dược liệu & hoa, cây cảnh giá trị cao
  • Mô hình chăn nuôi gia súc & gia cầm hiện đại, khép kín & hiệuquả cao

II) 06 yếu tố hỗ trợ giúp phát triển hiệu quả các trụ cột trên bao gồm:

Cơ sở hạ tầng kết nối đa phương thức; Nguồn vốn đầu tư đa dạng, chất lượng; Nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Quản trị & điều hành đồng bộ, hiệu quả và Thể chế và chính sách đột phá .

Các chỉ tiêu kinh tế chính của tỉnh như sau:

(1)  Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 13.300 USD2;

(2) Cơ cấu kinh tế (GRDP) đến năm 2030: Công nghiệp – xây dựng khoảng 59%; dịch vụ 29%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 6%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) khoảng 6%.

(3) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 62%.

(4) Nền kinh tế dựa trên trụ cột chính là: (i) Công nghiệp; (ii) Dịch vụ (bao gồm dịch vụ logistics, du lịch, vui chơi giải trí, giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo); (iii) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đầu tư phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước. Theo UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, 35 KCN đang nằm trong quy hoạch với tổng diện tích hơn 12.000 ha. Trong đó, 32 khu đã đầu tư hoàn thiện toàn bộ và đi vào vận hành, tỉ lệ lấp đầy bình quân là 80%. Đồng Nai là địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp từ 20 năm về trước với những khu công nghiệp trọng điểm như Amata, KCN Biên Hòa, KCN Nhơn Trạch. Đến nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai, với tổng vốn đăng ký gần 30,8 tỷ USD.

Nguồn vốn lớn tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan. Nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đều đến Đồng Nai đặt nhà máy sản xuất như Hyosung, Bosch, Amata, Fujitsu, Chang Shin, CP, Kenda, Maggitt….

Các vùng công nghiệp chính được chia làm 4 vùng: vùng công nghiệp trung tâm gồm TP Biên Hòa – Vĩnh Cửu – Trảng Bom – Long Thành; vùng công nghiệp tập trung Nhơn Trạch – Gò Dầu; vùng công nghiệp phía Đông tại thị xã Long Khanh; vùng công nghiệp phía Bắc tại Tân Phú – Định Quán.

Thu hút dự án có công nghệ tiên tiến

Tỉnh Đồng Nai kiên định duy trì và tiếp tục định hướng về ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện tại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; chú trọng thu hút các dự án lớn, các dự án của các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các cơ quan, trung tâm nghiên cứu – phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Đồng Nai gắn với việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 80%. Dự đoán đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt 100%.

Nghành nghề phù hợp

Tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề phù hợp các cam kết của Chính phủ đối với quốc tế, trong đó đặc biệt quan tâm mời gọi đầu tư các dự án thuộc ngành nghề sau đây:

– Dự án sử dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ.

– Phát triển công nghiệp hỗ trợ: sản xuất chi tiết, linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện tử – tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, may giày, sản xuất công nghiệp phục vụ hàng không, sửa chữa máy bay. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

– Sản xuất vật liệu mới, các dự án tiết kiệm năng lượng, các dự án thân thiện với môi trường.

– Đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất sản phẩm phần cứng, phần mềm.

Tầm nhìn đến năm 2050, ngành công nghiệp của Đồng Nai dẫn đầu cả nước với các ngành công nghiệp công nghệ cao, là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới của nền kinh tế.

Công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành giá trị cao

Trong đó, tỉnh chú trọng vào công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành giá trị cao trong nước và trên thế giới và song song đó, duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ các nhóm ngành chủ lực còn lại. Nền tảng cho ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai bứt phá trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2050 là các bước tiến trong khoa học kỹ thuật, ứng dụng mô hình công nghiệp 4.0, mô hình sản xuất thông minh (SMART) vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo nâng cao giá trí, phát triển bền vững và hướng tới hoàn thiện toàn bộ chuỗi giá trị của các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh.

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 39 khu công nghiệp (gồm: 31 KCN đã hoàn thiện xây dựng, 1 KCN đang trong giai đoạn hoàn thiện, 8 KCN chưa thành lập và 1 KCN với chủ trương loại bỏ), với tổng diện tích đất 18,543ha. Ngoài ra, tỉnh còn đề xuất thêm 3 KCN mới với tổng diện tích đất 4.756 ha đất để nâng tổng diện tích lên gần 23.299 ha.

3 nhóm ngành phát triển chính của tỉnh Đồng Nai bao gồm:

Nhóm 1: Phát triển 5 ngành nghề thuộc nhóm chủ lực gồm:
  • Sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Điện, điện tử
  • Sản xuất phương tiện vận tải

–        Hoá chất và các sản phẩm cơ bản từ hoá chất

–        Chế tạo máy và cơ khí chính xác

Nhóm 2: Phát triển 1 nhóm ngành tiềm năng:
  • Sản xuất các sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu
Nhóm 3: Duy trì và tái cơ cấu 3 nhóm ngành khác, bao gồm:
  • Dệt may, da giày
  • Gỗ và sản phẩm từ gỗ
  • Các ngành chế biến, chế tạo khác
Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai thu hút đầu tư
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook