Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên | Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 923km2 và dân số khoảng gần 1.3 triệu người.

Hưng Yên có vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng và Cái Lân, có địa hình bằng phẳng, nguồn tài nguyên dồi dào cùng sự cầu thị, năng động, thân thiện của chính quyền, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hội tụ đầy đủ điều kiện để sẵn sàng cho tất cả các hình thức đầu tư. Chính vì thế, Hưng Yên có khả năng thu hút nguồn lực lao động đã qua đào tọa, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ cao từ Hà Nội cho các dự án đầu tư lớn. Hiện có khoảng hơn 4,000 kỹ thuật viên và quản lý từ Hà Nội đến làm việc tại Hưng Yên.

  • Hưng Yên là một tỉnh văn hiến

Là một tỉnh văn hiến, hiện nay Hưng Yên còn lưu giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 1,802 di tích, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 172 di tích xếp hạng cấp quốc gia (là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích được xếp hạng quốc gia), 257 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Đây là những tại sản quý báu, là cốt lõi cửa bản sắc văn hóa dân tộc và là niềm tự hào của người dân Hưng Yên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như khu đô thị Ecopark, V-Green City Phố Nối, khu đô thị Phố Nối B, khu đô thị đại học Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ…

  • Ngày 1/1/1997 tỉnh Hưng Yên được tái thành lập

Sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành lập tỉnh Hải Hưng (1968-1996), ngày 1/1/1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập. Qua 25 năm phát triển, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10.2%/ năm trong giai đoạn 1997-2021; thu ngân sách của Hưng Yên đã tăng gấp 200 lần. Nhờ đó, giúp Hưng Yên từ một tỉnh nằm trong nhóm 3 tỉnh có thu ngân sách thấp nhất cả nước đến nay đã trở thành một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối được thu- chi. Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ một tỉnh thuần nồng, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Ngành nông nghiệp được cơ cấu lại theo hương nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, sản xuất quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển theo hướng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị. Với vị trí địa bàn thuận lợi, Hưng Yên đã và đang là sự lựa chọn đầu tư của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 1,559 dự án đầu tư trong nước, 499 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký tương đương 16.5 tỷ đô la Mỹ và có hơn 13 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt trên 144 nghìn tỉ đồng.

Vị trí địa lý

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên. Tỉnh Hưng Yên có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị hành chính

Tỉnh Hưng Yên được phân thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:

  • 1 thành phố Hưng Yên;
  • 1 thị xã Mỹ Hào;
  • 8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Phù Cừ và Tiên Lữ với 161 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

Dân số và trình độ học vấn

Năm 2020, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số 1,269,090 người (xếp thứ 28 về dân số), mật độ trung bình 1,364 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước). Trong đó, dân số thành thị là 209,726 người (16.53%), dân số nông thôn là 1,059,364 người (83.47%). Dân số nam là 636,392 người, dân số nữ là 632,698 người.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 722,006 người; lao động từ 15 trở lên đang làm việc: 705,199 người; tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo: 26.35%

Hệ thống giao thông

Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23km quốc lộ 5A và trên 20km tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1a qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc Bộ (Hà Nam, Ninh bình, Nam Đinh, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đặc biệt, Hưng Yên có hệ thống giao thông huyết mạnh, gồm 3 loại: đường bộ, đường sông, đường sắt. Đường bộ dài 6,133km (trong đó quốc lộ dài 85km; tỉnh lộ dài 191km; huyện lộ dài 341km; đường đô thị và khu công nghiệp dài 52km; đường giao thông thôn dài 5,464km); tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy qua Hưng Yên 17km. Hưng Yên có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng đi qua địa phận Hưng Yên dài 64km và 28km sông Luộc chạy qua. Nhờ những yếu tố trên, Hưng Yên đã từng bước khẳng định được vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đường bộ
Đối với hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; điểm đầu tại xã Cửu Cao, huyện Văn Giang; điểm cuối tại xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi; chiều dài 26.55km; kết cấu mặt đường bê tông nhựa 6 làn xe.

Quốc lộ 5: điểm đầu tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm; điểm cuối tại xã Minh Đức, thị xã Mỹ Hào; chiều dài 22.56km; đường cấp II, kế cấu mặt đường bê tông nhựa.

Quốc lộ 38: tổng chiều dài 32.2km, trong đó điểm đầu tại Cống Tranh; điểm cuối cầu Yên Lệnh (đoạn đi trùng với quốc lộ 39 từ Trương Xá đến dốc Suối); tổng chiều dài 32.2km; đường cấp II kết cấu mật đường bê tông nhựa. Trong đó có 10.58km đầu tư xây dựng mới tránh khu dân cư của huyện Ân Thi và Kim Động theo dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (dự án VRAMP).

Quốc lộ 38B: điểm đầu tại Cầu Tràng; điểm cuối tại thành phố Hưng Yên; chiều dài 18.2km; đường cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Quốc lộ 39: điểm đầu tại Phố Nối; điểm cuối cầu Triều Dương; chiều dài 45km; đường cấp III kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Tuyến dường bộ nối hai đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình; điểm đầu tại xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ; điểm cuối cầu Hưng Hà, chiều dài 27km; đường cấp III kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Đối với hệ thống đường tỉnh

Hưng Yên có 15 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 392.74km, tạo thành hệ thống các trục dọc, trục ngang gồm: ĐT.376, ĐT.377, ĐT.377B, ĐT.378, ĐT.379, DDT.379B, ĐT.380, ĐT.381, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.383, ĐT.384, ĐT.386, ĐT.387. Cụ thể:

Đường sắt

Tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.

Đường thủy

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông: phía Tây có sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía Tây dài 57km; phía Nam có sông Luộc là ranh giới tỉnh Thái Bình dài 25km, sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tâm Đô, sông Điện Biên, … Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp của tỉnh này.

Bức tranh kinh tế năm 2021

Năm 2021 đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại và lây lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước trong đó có Hưng Yên. Tuy nhiên, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị. Nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh nên tình hình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn vẫn đặt được những kết quả khá tích cực. Kết quả thực hiện một số ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

  • Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6.52% (KH tăng 6%)
  • Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản 8.68%; công nghiệp và xây dựng 63.67%; dịch vụ 21.28%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6.37%;
  • Tổng sản phẩm bình quân đầu người 87.43 triệu đồng;
  • Thu ngân sách đạt 18,660 tỷ đồng, đạt 137.27% kế hoạch. Trong đó: thu nội địa 14,814 tỷ đồng (cập nhật đến ngày 24/12/2021);
  • Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 36,407 tỷ đồng, giảm 10.33%
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8.82% (KH tăng 8.5%)
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 45,228 tỷ đồng, tăng 7.28%
  • Chỉ số giá tiêu dung (CPI) bình quân tăng 1.54% so với năm trước;
  • Tỉ lệ hộ nghèo 1.3% (theo mức chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020); còn theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ hồ nghèo là 2.55%
  • Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27.12%
Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Quy mô khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên có điều kiện phát triển toàn diện cả công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp theo hướng hiện đại; có điều kiện phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; có vị trí địa lý thuận lợi, năm trong trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, ít bị ảnh hưởng bởi bão lũ; nằm trong tam giác phát triển Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Vì vậy, Hưn gYên đang nỗ lực để sớm xây dựng tỉnh thành tỉnh công nghiệp nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 khu công nghiệp, 35 cụm công nghiệp. Trong đó 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch khoảng 1,700ha. Các KCN đã hình thành và dự kiến đưa vào khai thác gồm: KCN Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Minh Quang, khu công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.

Năm 2021

Năm 2021; trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có thêm 32 dự án đầu tư mới; đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới cho khoảng 8.000 lao động; thu ngân sách nội của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ước đạt 2,500 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng đã tiếp nhận thêm 31 dự án đầu tư; và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 45 dự án trong năm 2021. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm khoảng 611 triệu USD; bằng 136% chỉ tiêu kế hoạch được Ủy bản nhân dân tỉnh giao trong năm 2021 và bằng 109% so với cùng kỳ năm 2020.

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu; trong năm 2022 có thêm khoảng 30 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp đi vào hoạt động; và tạo thêm việc làm mới khoảng 4,000 lao động.

Cũng trong năm 2021, tỉnh Hưng Yên có thêm 4 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính chủ Quyết định; chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm: khu công nghiệp Phố Nối A mở rộng diện tích 92.5ha; khu công nghiệp sạch diện tích 143.06ha, khu công nghiệp số 5 diện tích 192.64ha và khu công nghiệp số 3 diện tích 159.71ha.

Cùng với đó, 2 khu công nghiệp gồm: Yên Mỹ II mở rộng diện tích 216ha và Thăng Long II giai đoạn 3 diện tích 180.5ha đã được Bộ kế hoạch và đầu tư thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook